Chuyện Viettel “mang chuông đi đánh xứ người”
Phó tổng giám đốc Viettel nói về những thành công và thách thức khi doanh nghiệp này kinh doanh tại Campuchia
2007 được xem là năm khá thành công của Viettel tại Campuchia với dịch vụ cho thuê đường truyền. Dự kiến giữa năm nay, doanh nghiệp này sẽ lao vào cuộc cạnh tranh cung cấp dịch vụ điện thoại di động tại thị trường này.
Báo giới vừa trò chuyện với ông Lê Đăng Dũng - Phó tổng giám đốc Viettel về những thành công và thách thức này.
Ông Dũng cho hay: “Viettel đã xây dựng được một mạng truyền dẫn cáp quang tại Campuchia kết nối tất cả các thành phố lớn nhất nước này và đã kết nối về Việt Nam được 4 đường đi qua 4 cửa khẩu.
Hiện nay, Viettel đang cung cấp dịch vụ cho thuê kênh và dịch vụ cho thuê IP quốc tế. Có thể nói rằng Viettel đang là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực kinh doanh cho thuê kênh tại Campuchia. Dịch vụ thứ 2 là kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế.
Hiện chúng tôi đang đầu tư rất mạnh xây dựng mạng lưới để sắp tới cung cấp dịch vụ thông tin di động và dịch vụ Internet băng rộng.
Tại Campuchia, chúng tôi phải đẩy mạnh xây dựng và cung cấp hai dịch vụ quan trọng nhất là di động và Internet băng rộng vào tháng 6 này. Hai dịch vụ cùng được cung cấp trên một hạ tầng. Sắp tới, chúng tôi sẽ ký kết với Lào thành lập một công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất tại nước này.
Chúng tôi cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với Myanmar. Ngoài ra, Viettel sẽ lập văn phòng đại diện tại Hong Kong và tại Mỹ. Hiện, các kênh quốc tế đều tập trung ở Hong Kong nên phải có đại diện ở đó. Khi xây dựng xong tuyến cáp quang biển quốc tế, Viettel sẽ có đầu mối cáp quang tại Mỹ và bán kênh tại Mỹ.”
Tạo được lợi thế
Công việc làm ăn của Viettel thuận lợi có phải một phần vì sự giúp đỡ của các đồng nghiệp nước bạn?
Mặt thuận lợi là giữa 2 nhà nước Việt Nam - Campuchia có những cam kết hợp tác chiến lược. Khi mới sang hoạt động tại Campuchia, Viettel cũng được hỗ trợ phần nào. Tuy nhiên, giấy phép hoạt động của Viettel là giấy phép hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài do Campuchia cấp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đều do Viettel thuê.
Khách hàng của Viettel là những đối tượng nào?
Chủ yếu là những doanh nghiệp lớn của Campuchia gồm các ngân hàng, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Campuchia…
Vì sao các doanh nghiệp khác tại Campuchia không đầu tư vào dịch vụ cho thuê kênh và Viettel đã nắm lấy cơ hội này?
Đầu tư hạ tầng như vậy rất lợi cho Campuchia vì đã tạo nên hạ tầng thông tin rất tốt. Để có được hạ tầng này, giữa hai chính phủ phải có những cam kết chiến lược. Nếu đầu tư chỉ đơn thuần vì lợi nhuận thì xây dựng hạ tầng là rất tốn kém. Đứng ở quan điểm kinh doanh, việc đầu tư này rất tốn kém.
Tuy các doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào Campuchia trước Viettel rất lâu nhưng họ đã không chú ý đến đầu tư hạ tầng. Tại Campuchia hiện nay chỉ có duy nhất Cty TC có đường cáp quang. Còn các doanh nghiệp khác chủ yếu dùng viba hoặc vệ tinh để khai thác nhanh và không phải đầu tư lớn.
Trong khi quan điểm của Viettel là phải đầu tư hạ tầng trước. Chúng tôi đã xây dựng được mạng cáp quang rộng khắp và đây chính là lợi thế của Viettel. So với viba, cáp quang có dung lượng gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần và có chất lượng cao hơn gấp nhiều lần.
“Khốc liệt” ở dịch vụ di động
Việc kinh doanh tại Campuchia có khác gì so với ở Việt Nam, thưa ông?
Khác hoàn toàn. Thứ nhất, Campuchia có dân số ít hơn nhiều lần so với Việt Nam nên thị trường nhỏ hơn. Thứ hai, Campuchia gia nhập WTO trước chúng ta nên riêng trong lĩnh vực viễn thông tại nước này đã xuất hiện những Cty hùng mạnh từ Thụy Điển, Thái Lan, Malaysia.
Chính vì thế giá dịch vụ viễn thông ở Campuchia thấp hơn tại Việt Nam, cụ thể giá cước điện thoại di động thấp hơn Việt Nam khoảng 30%.
Ông đánh giá các đối thủ của mình như thế nào?
Hiện có 3 doanh nghiệp viễn thông của Thụy Điển, Thái Lan, Malaysia đang kinh doanh tại Campuchia. Cả 3 đều cung cấp dịch vụ thông tin di động và điện thoại quốc tế; đều là những doanh nghiệp có kinh nghiệm dày dặn trên thương trường. Tuy nhiên, chiến lược đầu tư của họ vào Campuchia chưa thực sự kiên quyết.
Phải nói thực rằng muốn thành công, doanh nghiệp bắt buộc phải đứng số 1. Nếu đứng ở vị trí số 3, chắc chắn chúng tôi sẽ thất bại. Do vậy, chiến lược của chúng tôi là phải đứng số 1 ở thị trường này.
Khi Viettel có những động thái mạnh mẽ như vậy, các doanh nghiệp viễn thông còn lại có thay đổi gì trong chiến lược kinh doanh?
Đã có những thay đổi khá mạnh kể từ sau khi chúng tôi đầu tư vào Campuchia. Họ đã ráo riết lắp đặt thêm trạm phát sóng di động. Họ cũng có những vận động để làm sao cản, làm bước tiến của Viettel càng chậm càng tốt.
Ông có thể tiết lộ số vốn đầu tư của Viettel?
Số vốn đầu tư ban đầu là 30 triệu USD. Kế hoạch sẽ là 60 - 80 triệu USD.
Như ông đã nói, cần phải đứng ở vị trí số 1 trong số các doanh nghiệp viễn thông tại Campuchia. Vậy Viettel phải chuẩn bị cung cấp dịch vụ di động như thế nào trong khi các đối thủ đã hoạt động mạnh rồi?
Phải làm sao mua được thiết bị với giá thành hợp lý nhất nhưng phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Về xây dựng đường kết nối, thuê nơi lắp đặt trạm phát sóng chúng tôi đang thực hiện với tinh thần phải thật nhanh nhưng với chi phí thấp nhất.
Về đầu tư mạng lưới, chúng tôi đặt kế hoạch đầu tư gấp đôi đối thủ mạnh nhất ở Campuchia. Họ đã lắp đặt 1.000 trạm phát sóng thì chúng tôi phải có 2.000 trạm với chất lượng phải tốt hơn.
Chiến lược tiếp theo là chấp nhận cuộc cạnh tranh về giá cả. Để làm được điều này, Viettel phải tối ưu hóa đầu tư với chi phí hợp lý nhất, trong đó có chi phí cho nhân lực, công nghệ… Phải làm mọi khâu tốt nhất để khoảng tháng 6/2008 sẽ chính thức cung cấp dịch vụ di động.
Thời điểm đó ông cho là sớm hay muộn?
Hơi muộn, nếu đẩy nhanh hơn được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có rất nhiều việc cần phải làm.
Tỷ lệ dân số Campuchia sử dụng điện thoại di động là bao nhiêu?
Khoảng 13 - 15% dân số. Với GDP như hiện nay, 25% dân số sử dụng điện thoại di động sẽ có tình trạng “bão hòa”.
Nghĩa là tất cả các nhà cung cấp chỉ còn 10% để cạnh tranh với nhau, thưa ông?
Đúng thế. “Cửa” càng ngày càng hẹp. Cho nên làm sao Viettel phải trở thành nhà cung cấp tốt để thu hút lượng thuê bao đã sử dụng của các nhà cung cấp khác. Trước mắt, chúng tôi có rất nhiều khó khăn. Công việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn ở thị trường Việt Nam.
Báo giới vừa trò chuyện với ông Lê Đăng Dũng - Phó tổng giám đốc Viettel về những thành công và thách thức này.
Ông Dũng cho hay: “Viettel đã xây dựng được một mạng truyền dẫn cáp quang tại Campuchia kết nối tất cả các thành phố lớn nhất nước này và đã kết nối về Việt Nam được 4 đường đi qua 4 cửa khẩu.
Hiện nay, Viettel đang cung cấp dịch vụ cho thuê kênh và dịch vụ cho thuê IP quốc tế. Có thể nói rằng Viettel đang là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực kinh doanh cho thuê kênh tại Campuchia. Dịch vụ thứ 2 là kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế.
Hiện chúng tôi đang đầu tư rất mạnh xây dựng mạng lưới để sắp tới cung cấp dịch vụ thông tin di động và dịch vụ Internet băng rộng.
Tại Campuchia, chúng tôi phải đẩy mạnh xây dựng và cung cấp hai dịch vụ quan trọng nhất là di động và Internet băng rộng vào tháng 6 này. Hai dịch vụ cùng được cung cấp trên một hạ tầng. Sắp tới, chúng tôi sẽ ký kết với Lào thành lập một công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất tại nước này.
Chúng tôi cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với Myanmar. Ngoài ra, Viettel sẽ lập văn phòng đại diện tại Hong Kong và tại Mỹ. Hiện, các kênh quốc tế đều tập trung ở Hong Kong nên phải có đại diện ở đó. Khi xây dựng xong tuyến cáp quang biển quốc tế, Viettel sẽ có đầu mối cáp quang tại Mỹ và bán kênh tại Mỹ.”
Tạo được lợi thế
Công việc làm ăn của Viettel thuận lợi có phải một phần vì sự giúp đỡ của các đồng nghiệp nước bạn?
Mặt thuận lợi là giữa 2 nhà nước Việt Nam - Campuchia có những cam kết hợp tác chiến lược. Khi mới sang hoạt động tại Campuchia, Viettel cũng được hỗ trợ phần nào. Tuy nhiên, giấy phép hoạt động của Viettel là giấy phép hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài do Campuchia cấp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đều do Viettel thuê.
Khách hàng của Viettel là những đối tượng nào?
Chủ yếu là những doanh nghiệp lớn của Campuchia gồm các ngân hàng, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Campuchia…
Vì sao các doanh nghiệp khác tại Campuchia không đầu tư vào dịch vụ cho thuê kênh và Viettel đã nắm lấy cơ hội này?
Đầu tư hạ tầng như vậy rất lợi cho Campuchia vì đã tạo nên hạ tầng thông tin rất tốt. Để có được hạ tầng này, giữa hai chính phủ phải có những cam kết chiến lược. Nếu đầu tư chỉ đơn thuần vì lợi nhuận thì xây dựng hạ tầng là rất tốn kém. Đứng ở quan điểm kinh doanh, việc đầu tư này rất tốn kém.
Tuy các doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào Campuchia trước Viettel rất lâu nhưng họ đã không chú ý đến đầu tư hạ tầng. Tại Campuchia hiện nay chỉ có duy nhất Cty TC có đường cáp quang. Còn các doanh nghiệp khác chủ yếu dùng viba hoặc vệ tinh để khai thác nhanh và không phải đầu tư lớn.
Trong khi quan điểm của Viettel là phải đầu tư hạ tầng trước. Chúng tôi đã xây dựng được mạng cáp quang rộng khắp và đây chính là lợi thế của Viettel. So với viba, cáp quang có dung lượng gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần và có chất lượng cao hơn gấp nhiều lần.
“Khốc liệt” ở dịch vụ di động
Việc kinh doanh tại Campuchia có khác gì so với ở Việt Nam, thưa ông?
Khác hoàn toàn. Thứ nhất, Campuchia có dân số ít hơn nhiều lần so với Việt Nam nên thị trường nhỏ hơn. Thứ hai, Campuchia gia nhập WTO trước chúng ta nên riêng trong lĩnh vực viễn thông tại nước này đã xuất hiện những Cty hùng mạnh từ Thụy Điển, Thái Lan, Malaysia.
Chính vì thế giá dịch vụ viễn thông ở Campuchia thấp hơn tại Việt Nam, cụ thể giá cước điện thoại di động thấp hơn Việt Nam khoảng 30%.
Ông đánh giá các đối thủ của mình như thế nào?
Hiện có 3 doanh nghiệp viễn thông của Thụy Điển, Thái Lan, Malaysia đang kinh doanh tại Campuchia. Cả 3 đều cung cấp dịch vụ thông tin di động và điện thoại quốc tế; đều là những doanh nghiệp có kinh nghiệm dày dặn trên thương trường. Tuy nhiên, chiến lược đầu tư của họ vào Campuchia chưa thực sự kiên quyết.
Phải nói thực rằng muốn thành công, doanh nghiệp bắt buộc phải đứng số 1. Nếu đứng ở vị trí số 3, chắc chắn chúng tôi sẽ thất bại. Do vậy, chiến lược của chúng tôi là phải đứng số 1 ở thị trường này.
Khi Viettel có những động thái mạnh mẽ như vậy, các doanh nghiệp viễn thông còn lại có thay đổi gì trong chiến lược kinh doanh?
Đã có những thay đổi khá mạnh kể từ sau khi chúng tôi đầu tư vào Campuchia. Họ đã ráo riết lắp đặt thêm trạm phát sóng di động. Họ cũng có những vận động để làm sao cản, làm bước tiến của Viettel càng chậm càng tốt.
Ông có thể tiết lộ số vốn đầu tư của Viettel?
Số vốn đầu tư ban đầu là 30 triệu USD. Kế hoạch sẽ là 60 - 80 triệu USD.
Như ông đã nói, cần phải đứng ở vị trí số 1 trong số các doanh nghiệp viễn thông tại Campuchia. Vậy Viettel phải chuẩn bị cung cấp dịch vụ di động như thế nào trong khi các đối thủ đã hoạt động mạnh rồi?
Phải làm sao mua được thiết bị với giá thành hợp lý nhất nhưng phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Về xây dựng đường kết nối, thuê nơi lắp đặt trạm phát sóng chúng tôi đang thực hiện với tinh thần phải thật nhanh nhưng với chi phí thấp nhất.
Về đầu tư mạng lưới, chúng tôi đặt kế hoạch đầu tư gấp đôi đối thủ mạnh nhất ở Campuchia. Họ đã lắp đặt 1.000 trạm phát sóng thì chúng tôi phải có 2.000 trạm với chất lượng phải tốt hơn.
Chiến lược tiếp theo là chấp nhận cuộc cạnh tranh về giá cả. Để làm được điều này, Viettel phải tối ưu hóa đầu tư với chi phí hợp lý nhất, trong đó có chi phí cho nhân lực, công nghệ… Phải làm mọi khâu tốt nhất để khoảng tháng 6/2008 sẽ chính thức cung cấp dịch vụ di động.
Thời điểm đó ông cho là sớm hay muộn?
Hơi muộn, nếu đẩy nhanh hơn được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có rất nhiều việc cần phải làm.
Tỷ lệ dân số Campuchia sử dụng điện thoại di động là bao nhiêu?
Khoảng 13 - 15% dân số. Với GDP như hiện nay, 25% dân số sử dụng điện thoại di động sẽ có tình trạng “bão hòa”.
Nghĩa là tất cả các nhà cung cấp chỉ còn 10% để cạnh tranh với nhau, thưa ông?
Đúng thế. “Cửa” càng ngày càng hẹp. Cho nên làm sao Viettel phải trở thành nhà cung cấp tốt để thu hút lượng thuê bao đã sử dụng của các nhà cung cấp khác. Trước mắt, chúng tôi có rất nhiều khó khăn. Công việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn ở thị trường Việt Nam.