Chuyện “vượt khó” ở doanh nghiệp đất Cảng
Với các doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế trên thị trường, khó khăn cũng là cơ hội tái cơ cấu để vượt lên
Trong một năm nhiều khó khăn, hầu hết doanh nghiệp Hải Phòng đã phải nỗ lực vượt bậc để có thể tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là đối với các doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế trên thị trường, khó khăn cũng là cơ hội tái cơ cấu để vượt lên, theo ghi nhận từ chuyến khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam mới đây.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành nhựa Việt Nam từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong năm 2012, để vượt qua những khó khăn nhiều mặt của nền kinh tế, công ty đã phải chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Các dự án trọng điểm của Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã từng bước đi vào hoạt động ổn định. Trong năm 2012, mức tiêu thụ của Nhựa Thiếu niên Tiền phong đạt 47.766 tấn sản phẩm với doanh thu 2.364 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 384 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Nhựa Thiếu niên Tiền phong sản xuất và tiêu thụ 24.612 tấn sản phẩm với doanh thu 1.260 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 210 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 9/2013, tổng doanh thu của công ty đạt 1.810 tỷ đồng, sản lượng 35.000 tấn sản phẩm.
Tháng 9/2013, Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã chính thức khánh thành nhà máy mới tại khu công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An), với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng. Năm 2013 cũng là năm Nhựa Thiếu niên Tiền phong được vinh danh trong top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013 của Việt Nam và được vinh danh ở thứ hạng cao của giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2013.
Tại Công ty Cổ phần Lisemco, hồi tháng 10/2013 đã diễn ra lễ hạ thủy tàu Hòa Bình 54 với tải trọng 5.300T. Đây được coi là một điểm nhấn quan trọng của công ty trong năm 2013 đầy khó khăn, khi mà ngành đóng tàu đối mặt cuộc khủng hoảng từ "hiệu ứng Vinashin". Nhưng không như các công ty đóng tàu khác, Lisemco vẫn đang "đi bằng hai chân": bên cạnh đóng tàu, Lisemco cũng là doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép có tên tuổi tại Hải Phòng.
Năm 2012 là bước ngoặt quan trọng của Lisemco khi chính thức chuyển mô hình từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần. Kể từ đó, Lisemco đã xác định tầm nhìn trở thành lựa chọn số một tại Việt Nam của khách hàng nội địa và quốc tế trong lĩnh vực chế tạo thiết bị và đóng tàu.
Trong chiến lược phát triển của mình, Lisemco đã xác định rõ mục tiêu "không ngừng chinh phục các mục tiêu về chế tạo sản phẩm cơ khí chế tạo bằng tinh thần sáng tạo và cống hiến; đưa thương hiệu Việt Nam về đóng tàu và chế tạo thiết bị ra thế giới; mang lại sự tin cậy cho đối tác và sự thịnh vượng cho các thành viên công ty".
Tại Công ty Công ty Cổ phần Xuất nhập và xây dựng Bạch Đằng (Bimexco), 2013 có thể coi là một năm thắng lợi. Ông Vũ Thành Phong, Giám đốc Công ty Bimexco cho biết dù kinh tế khó khăn nhưng đến hết tháng 10/2013 đã đạt 141% kế hoạch năm; doanh thu đạt 109% kế hoạch năm; thu hồi vốn đạt 119% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước đạt 60% kế hoạch năm; thu nhập bình quân đạt 100% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động đạt 143% kế hoạch năm.
Đáng chú ý là tổng giá trị hợp đồng đã ký là 925 tỷ trong đó 377 tỷ hợp đồng ký mới, nhờ đó tính đến thời điểm này Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013.
Thế mạnh của Bimexco vẫn là mảng xây dựng và trong năm 2013, một số công trình trọng điểm đã được bàn giao đúng tiến độ như Dự nhà ở chung cư Nam Mẫu ở Quảng Ninh, đã được tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, trụ sở chi nhánh Vietcombank Hưng Yên... Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động cũng đạt hiệu quả cao với việc đưa được 1.269 lao động ra nước ngoài, tăng 53% so với năm 2012.
Ông Phong cho rằng việc cắt giảm đầu tư công đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp như Bimexco, trong bối cảnh vay vốn khó khăn, vừa làm vừa thu hồi vốn để có nguồn lực. Tuy nhiên, công ty vẫn nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu lấy xây dựng làm mũi nhọn, mở rộng lên các tỉnh miền núi. "Phải có sự chỉ đạo, ủng hộ của tổng công ty và đoàn kết nội bộ, chỉ đạo điều hành quyết liệt từ ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, chúng tôi phải dựa trên chất lượng công trình để tiếp thị chính mình vì uy tín và chất lượng là rất quan trọng", ông Phong nói.
Sau 15 năm phát triển, Bimexco luôn được đánh giá cao về sự hợp tác “uy tín, hiệu quả” bởi các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Đến nay công ty có đội ngũ cán bộ, chuyên viên, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, năng động, chuyên nghiệp; lực lượng lao động lành nghề, có kinh nghiệm; cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị hiện đại; phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả.
"Mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, công ty đã không ngừng phát triển mở rộng quy mô và sản lượng ngày càng cao. Đơn vị đã được sự tín nhiệm của chủ đầu tư, giao nhận thầu xây dựng nhiều công trình trên phạm vi cả nước và nước ngoài", ông Phong cho biết.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là đối với các doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế trên thị trường, khó khăn cũng là cơ hội tái cơ cấu để vượt lên, theo ghi nhận từ chuyến khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam mới đây.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành nhựa Việt Nam từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong năm 2012, để vượt qua những khó khăn nhiều mặt của nền kinh tế, công ty đã phải chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Các dự án trọng điểm của Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã từng bước đi vào hoạt động ổn định. Trong năm 2012, mức tiêu thụ của Nhựa Thiếu niên Tiền phong đạt 47.766 tấn sản phẩm với doanh thu 2.364 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 384 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Nhựa Thiếu niên Tiền phong sản xuất và tiêu thụ 24.612 tấn sản phẩm với doanh thu 1.260 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 210 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 9/2013, tổng doanh thu của công ty đạt 1.810 tỷ đồng, sản lượng 35.000 tấn sản phẩm.
Tháng 9/2013, Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã chính thức khánh thành nhà máy mới tại khu công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An), với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng. Năm 2013 cũng là năm Nhựa Thiếu niên Tiền phong được vinh danh trong top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013 của Việt Nam và được vinh danh ở thứ hạng cao của giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2013.
Tại Công ty Cổ phần Lisemco, hồi tháng 10/2013 đã diễn ra lễ hạ thủy tàu Hòa Bình 54 với tải trọng 5.300T. Đây được coi là một điểm nhấn quan trọng của công ty trong năm 2013 đầy khó khăn, khi mà ngành đóng tàu đối mặt cuộc khủng hoảng từ "hiệu ứng Vinashin". Nhưng không như các công ty đóng tàu khác, Lisemco vẫn đang "đi bằng hai chân": bên cạnh đóng tàu, Lisemco cũng là doanh nghiệp sản xuất kết cấu thép có tên tuổi tại Hải Phòng.
Năm 2012 là bước ngoặt quan trọng của Lisemco khi chính thức chuyển mô hình từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang mô hình Công ty cổ phần. Kể từ đó, Lisemco đã xác định tầm nhìn trở thành lựa chọn số một tại Việt Nam của khách hàng nội địa và quốc tế trong lĩnh vực chế tạo thiết bị và đóng tàu.
Trong chiến lược phát triển của mình, Lisemco đã xác định rõ mục tiêu "không ngừng chinh phục các mục tiêu về chế tạo sản phẩm cơ khí chế tạo bằng tinh thần sáng tạo và cống hiến; đưa thương hiệu Việt Nam về đóng tàu và chế tạo thiết bị ra thế giới; mang lại sự tin cậy cho đối tác và sự thịnh vượng cho các thành viên công ty".
Tại Công ty Công ty Cổ phần Xuất nhập và xây dựng Bạch Đằng (Bimexco), 2013 có thể coi là một năm thắng lợi. Ông Vũ Thành Phong, Giám đốc Công ty Bimexco cho biết dù kinh tế khó khăn nhưng đến hết tháng 10/2013 đã đạt 141% kế hoạch năm; doanh thu đạt 109% kế hoạch năm; thu hồi vốn đạt 119% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước đạt 60% kế hoạch năm; thu nhập bình quân đạt 100% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động đạt 143% kế hoạch năm.
Đáng chú ý là tổng giá trị hợp đồng đã ký là 925 tỷ trong đó 377 tỷ hợp đồng ký mới, nhờ đó tính đến thời điểm này Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013.
Thế mạnh của Bimexco vẫn là mảng xây dựng và trong năm 2013, một số công trình trọng điểm đã được bàn giao đúng tiến độ như Dự nhà ở chung cư Nam Mẫu ở Quảng Ninh, đã được tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, trụ sở chi nhánh Vietcombank Hưng Yên... Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động cũng đạt hiệu quả cao với việc đưa được 1.269 lao động ra nước ngoài, tăng 53% so với năm 2012.
Ông Phong cho rằng việc cắt giảm đầu tư công đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp như Bimexco, trong bối cảnh vay vốn khó khăn, vừa làm vừa thu hồi vốn để có nguồn lực. Tuy nhiên, công ty vẫn nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu lấy xây dựng làm mũi nhọn, mở rộng lên các tỉnh miền núi. "Phải có sự chỉ đạo, ủng hộ của tổng công ty và đoàn kết nội bộ, chỉ đạo điều hành quyết liệt từ ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, chúng tôi phải dựa trên chất lượng công trình để tiếp thị chính mình vì uy tín và chất lượng là rất quan trọng", ông Phong nói.
Sau 15 năm phát triển, Bimexco luôn được đánh giá cao về sự hợp tác “uy tín, hiệu quả” bởi các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Đến nay công ty có đội ngũ cán bộ, chuyên viên, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, năng động, chuyên nghiệp; lực lượng lao động lành nghề, có kinh nghiệm; cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị hiện đại; phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả.
"Mặc dù cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, công ty đã không ngừng phát triển mở rộng quy mô và sản lượng ngày càng cao. Đơn vị đã được sự tín nhiệm của chủ đầu tư, giao nhận thầu xây dựng nhiều công trình trên phạm vi cả nước và nước ngoài", ông Phong cho biết.