Citigroup có thể bị thâu tóm
Ban lãnh đạo của Citigroup đang tính tới chuyện bán lại một phần, hoặc thậm chí toàn bộ tập đoàn này
Tập đoàn Citigroup sẽ họp ban lãnh đạo để cân nhắc các lựa chọn số phận cho ngân hàng hàng đầu nước Mỹ đang đương đầu vô số thách thức này.
Các lựa chọn có thể được bàn tới là bán lại một phần hoặc thậm chí là toàn bộ ngân hàng.
Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, ban lãnh đạo Citigroup sẽ họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Win Bischoff và Giám đốc độc lập Richard Parsons trong ngày hôm nay (21/11) tại Washington, Mỹ.
Tờ Wall Street Journal thì cho hay, ban lãnh đạo của Citigroup đang tính tới chuyện bán lại một phần, hoặc thậm chí toàn bộ tập đoàn này. Trong khi đó, tờ New York Times lại cho rằng, các quan chức của Citigroup chưa thực sự cân nhắc việc bán lại hay chia tách tập đoàn.
Giám đốc tài chính của Citigroup là Gary Crittenden từng cho rằng, sẽ là không không ngoan nếu đưa ra quyết định bán lại những bộ phận kinh doanh tốt chỉ để thỏa mãn nhu cầu của các cổ đông.
Do đó, các nhà phân tích cho rằng, nếu lựa chọn con đường bán lại một phần, Citigroup có thể sẽ chỉ bán lại bộ phận không phải là mảng chính, giống như việc ngân hàng này bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ ở Đức và bộ phận xử lý giao dịch Citi Global Services ở Ấn Độ hồi đầu năm nay.
Cuộc họp nói trên của Citigroup diễn ra chỉ ít ngày sau khi ngân hàng này gây sốc với tuyên bố sa thải 52.000 nhân viên trên phạm vi toàn cầu, tương đương với 14% tổng số nhân viên của tập đoàn này, và cắt giảm chi phí 20% do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính. Trước đó, trong năm nay, Citigroup đã cắt giảm 23.000 việc làm.
Tệ hơn, cổ phiếu của Citigroup hiện đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Hôm qua, cổ phiếu của Citigroup sụt giá tới 26%, đóng cửa dưới mức 5 USD/cổ phiếu lần đầu tiên từ năm 1994.
Từng là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, Citigroup đã có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 247 tỷ USD vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, tới ngày 20/11, con số này đã teo lại chỉ còn có 26 tỷ USD, đưa Citigroup trở thành ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 6 ở Mỹ, sau tập đoàn ít tên tuổi hơn là U.S. Bancorp.
Các cổ đông của Citigroup lo ngại, những nỗ lực cắt giảm nhân công và chi phí của vị CEO gốc Ấn Vikram Pandit thời gian qua sẽ không đủ sức chặn lại làn sóng thâm hụt tài sản vì nợ xấu và danh mục đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc của tập đoàn này. Trong vòng một năm trở lại đây, Citigroup đã thua lỗ ròng tới 20 tỷ USD.
Năm nay 51 tuổi, ông Pandit nhậm chức CEO của Citigroup vào tháng 12/2007, sau khi người tiền nhiệm Charles Price bị sa thải sau khi ngân hàng này thua lỗ kỷ lục 10 tỷ USD trong quý 4.
Khi nhậm chức, CEO Pandit đã cam kết sẽ duy trì chiến lược của Citigroup trong việc kết hợp nhiều lĩnh vực tài chính trong một ngân hàng, bao gồm ngân hàng bán lẻ, môi giới, tự doanh, ngân hàng đầu tư, thẻ tín dụng và xử lý giao dịch.
Lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng và thẻ tín dụng là lĩnh vực hàng đầu của Citigroup. Tính tới cuối quý 3, hai mảng này chiếm 76,3% tổng doanh thu ròng của Citigroup.
Tuy nhiên, hiện hai mảng này đang co lại nhanh chóng, với doanh thu toàn cầu của lĩnh vực thẻ tín dụng của Citigroup sụt 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ quá hạn đang tăng vọt. Tỷ lệ nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên trong quý 3 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 1,76% lên 3,85%. Hiện lượng tiền cho vay địa ốc của Citigroup là 202 tỷ USD.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ở thời điểm hiện nay, Citigroup vẫn có thừa vốn để được các nhà chức trách coi là ở trong tình trạng “khỏe mạnh”.
Mới đây Citi cũng nhận được sự hậu thuẫn của một cổ đông lớn là Hoàng tử Saudi Alwaleed bin Talal. Cổ đông này tuyên bố công khai rằng ông sẽ nâng cổ phần của mình tại Citigroup thêm 350 tiệu USD từ mức 4% lên 5% và cam kết sẽ hỗ trợ toàn diện ban lãnh đạo của Citigroup. Vị Hoàng tử này từng là cổ đông lớn nhất của Citigroup.
Với khoản tiền 25 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ bơm cho từ kế hoạch giải cứu nợ xấu trị giá 700 tỷ USD, Citigroup hiện có số vốn nhiều hơn 50 tỷ USD so với lượng vốn mà các cơ quan chức năng của Mỹ yêu cầu tối thiểu ngân hàng này phải có để trang trải thua lỗ và đảm bảo cho khách hàng gửi tiết kiệm.
Hiện nhân viên của Citigroup vẫn khẳng định với khách hàng rằng tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ tại đây là an toàn, đồng thời, hiện tại các khách hàng doanh nghiệp không có hiện tượng chuyển tiền khỏi Citigroup.
(Theo Bloomberg, Business Week)
Các lựa chọn có thể được bàn tới là bán lại một phần hoặc thậm chí là toàn bộ ngân hàng.
Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, ban lãnh đạo Citigroup sẽ họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Win Bischoff và Giám đốc độc lập Richard Parsons trong ngày hôm nay (21/11) tại Washington, Mỹ.
Tờ Wall Street Journal thì cho hay, ban lãnh đạo của Citigroup đang tính tới chuyện bán lại một phần, hoặc thậm chí toàn bộ tập đoàn này. Trong khi đó, tờ New York Times lại cho rằng, các quan chức của Citigroup chưa thực sự cân nhắc việc bán lại hay chia tách tập đoàn.
Giám đốc tài chính của Citigroup là Gary Crittenden từng cho rằng, sẽ là không không ngoan nếu đưa ra quyết định bán lại những bộ phận kinh doanh tốt chỉ để thỏa mãn nhu cầu của các cổ đông.
Do đó, các nhà phân tích cho rằng, nếu lựa chọn con đường bán lại một phần, Citigroup có thể sẽ chỉ bán lại bộ phận không phải là mảng chính, giống như việc ngân hàng này bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ ở Đức và bộ phận xử lý giao dịch Citi Global Services ở Ấn Độ hồi đầu năm nay.
Cuộc họp nói trên của Citigroup diễn ra chỉ ít ngày sau khi ngân hàng này gây sốc với tuyên bố sa thải 52.000 nhân viên trên phạm vi toàn cầu, tương đương với 14% tổng số nhân viên của tập đoàn này, và cắt giảm chi phí 20% do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính. Trước đó, trong năm nay, Citigroup đã cắt giảm 23.000 việc làm.
Tệ hơn, cổ phiếu của Citigroup hiện đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Hôm qua, cổ phiếu của Citigroup sụt giá tới 26%, đóng cửa dưới mức 5 USD/cổ phiếu lần đầu tiên từ năm 1994.
Từng là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, Citigroup đã có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 247 tỷ USD vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, tới ngày 20/11, con số này đã teo lại chỉ còn có 26 tỷ USD, đưa Citigroup trở thành ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 6 ở Mỹ, sau tập đoàn ít tên tuổi hơn là U.S. Bancorp.
Các cổ đông của Citigroup lo ngại, những nỗ lực cắt giảm nhân công và chi phí của vị CEO gốc Ấn Vikram Pandit thời gian qua sẽ không đủ sức chặn lại làn sóng thâm hụt tài sản vì nợ xấu và danh mục đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc của tập đoàn này. Trong vòng một năm trở lại đây, Citigroup đã thua lỗ ròng tới 20 tỷ USD.
Năm nay 51 tuổi, ông Pandit nhậm chức CEO của Citigroup vào tháng 12/2007, sau khi người tiền nhiệm Charles Price bị sa thải sau khi ngân hàng này thua lỗ kỷ lục 10 tỷ USD trong quý 4.
Khi nhậm chức, CEO Pandit đã cam kết sẽ duy trì chiến lược của Citigroup trong việc kết hợp nhiều lĩnh vực tài chính trong một ngân hàng, bao gồm ngân hàng bán lẻ, môi giới, tự doanh, ngân hàng đầu tư, thẻ tín dụng và xử lý giao dịch.
Lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng và thẻ tín dụng là lĩnh vực hàng đầu của Citigroup. Tính tới cuối quý 3, hai mảng này chiếm 76,3% tổng doanh thu ròng của Citigroup.
Tuy nhiên, hiện hai mảng này đang co lại nhanh chóng, với doanh thu toàn cầu của lĩnh vực thẻ tín dụng của Citigroup sụt 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ quá hạn đang tăng vọt. Tỷ lệ nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên trong quý 3 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 1,76% lên 3,85%. Hiện lượng tiền cho vay địa ốc của Citigroup là 202 tỷ USD.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ở thời điểm hiện nay, Citigroup vẫn có thừa vốn để được các nhà chức trách coi là ở trong tình trạng “khỏe mạnh”.
Mới đây Citi cũng nhận được sự hậu thuẫn của một cổ đông lớn là Hoàng tử Saudi Alwaleed bin Talal. Cổ đông này tuyên bố công khai rằng ông sẽ nâng cổ phần của mình tại Citigroup thêm 350 tiệu USD từ mức 4% lên 5% và cam kết sẽ hỗ trợ toàn diện ban lãnh đạo của Citigroup. Vị Hoàng tử này từng là cổ đông lớn nhất của Citigroup.
Với khoản tiền 25 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ bơm cho từ kế hoạch giải cứu nợ xấu trị giá 700 tỷ USD, Citigroup hiện có số vốn nhiều hơn 50 tỷ USD so với lượng vốn mà các cơ quan chức năng của Mỹ yêu cầu tối thiểu ngân hàng này phải có để trang trải thua lỗ và đảm bảo cho khách hàng gửi tiết kiệm.
Hiện nhân viên của Citigroup vẫn khẳng định với khách hàng rằng tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ tại đây là an toàn, đồng thời, hiện tại các khách hàng doanh nghiệp không có hiện tượng chuyển tiền khỏi Citigroup.
(Theo Bloomberg, Business Week)