Có bảo lãnh, vẫn phải điều chỉnh giá
Giá VF1 được điều chỉnh ngay cả khi đợt phát hành đã có tổ chức bảo lãnh với cam kết chắc chắn
Sự kiện Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) thông báo điều chỉnh giá phát hành áp dụng cho đợt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng của Quỹ đầu tư VF1 đã thực sự gây sốc đối với cả thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mặc dù hiện VFM đã thông báo phục hồi lại mức giá cũ, song sự bất ngờ và trớ trêu là chuyện giá VF1 được điều chỉnh ngay cả khi đợt phát hành đã có tổ chức bảo lãnh với cam kết chắc chắn để đợt phát hành được thành công trong mọi trường hợp.
Theo phương án phát hành đã được công bố, nhà đầu tư sở hữu 1 chứng chỉ quỹ VF1 đến ngày 28/3/2007 được quyền mua 1 chứng chỉ quỹ phát hành mới với giá 33.164 đồng. Tuy nhiên, ngày 2/5/2007, Công ty VFM đã điều chỉnh giá phát hành giảm xuống còn 23.700 đồng/chứng chỉ theo sự đồng ý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lý giải về việc này, ông Trần Thanh Tân, Giám đốc VFM, thừa nhận rằng thị trường đang diễn biến theo chiều hướng không có lợi cho đợt phát hành tăng vốn điều lệ của VF1. Giá thị trường giảm quá nhanh và đột ngột khiến cho giá chứng chỉ quỹ đã sụt giảm dưới cả NAV và dưới cả mức giá dự kiến phát hành như vậy đợt phát hành tăng vốn của VF1 sẽ có khả năng không thành công.
“Hiện nay, giá giao dịch của VF1 trên thị trường thấp hơn cả giá phát hành và về lý thuyết thì không nhà đầu tư nào muốn mua một giá phát hành mà cao hơn giá đang giao dịch hịên nay. Chúng tôi đưa ra hai chọn lựa, một là chấm dứt đợt phát hành và khẳng định đợt tăng vốn không thành công, hai là tiếp tục phát hành để tranh thủ thời cơ của thị trường.
Cuối cùng, chúng tôi đã quyết định chọn phương án thứ hai và điều chỉnh giá phát hành. Tuy nhiên, quyết định này sẽ làm cho một số nhà đầu tư mua VF1 sau ngày chốt quyền (28/3/2007) sẽ bị ảnh hưởng”, ông Tân cho biết.
Căn cứ nào để điều chỉnh giá?
Về nguyên lý, khi Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ 1/1/2007, thì mọi quy định hướng dẫn trước đây điều chỉnh thị trường chứng khoán sẽ không còn giá trị. Thay vào đó, Bộ Tài chính sẽ phải ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ ban hành các quy chế.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, quy chế họat động của công ty quản lý quỹ đầu tư và quỹ đầu tư vẫn còn đang trong quá trình dự thảo. Vì vậy, căn cứ để xem xét việc điều chỉnh giá phát hành của chứng chỉ quỹ đầu tư mới chỉ dừng ở trường hợp... ngoại lệ.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Nguyễn Thành Long, cho rằng, việc chấp thuận cho VFM điều chỉnh giá là dựa trên các quy định pháp luật hiện hành cũng như căn cứ nguyện vọng của nhà đầu tư thông qua nghị quyết của đại hội nhà đầu tư và thư đề nghị điều chỉnh của Ban đại diện quỹ và Công ty Quản lý quỹ VFM. Tuy nhiên, sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cho phép điều chỉnh giá trong biên độ dao động.
Theo ông Long, việc điều chỉnh giá này là phù hợp với xu hướng của thị trường hiện nay là đang trong giai đoạn điều chỉnh. Nghị quyết đại hội nhà đầu tư năm 2006 cũng đã ghi rõ rằng nhà đầu tư đã ủy quyền cho ban đại diện quỹ thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung về tăng giảm vốn điều lệ cũng như điều chỉnh giá phát hành cũng như thời điểm phát hành.
Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý rằng, vấn đề ở đây là có sự phân biệt giữa nhà đầu tư tại thời điểm chốt danh sách và thời điểm sau đó. Trong quyết định chấp thuận cho VF1 điều chỉnh giá phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng chỉ chấp thuận việc điều chỉnh giá, còn các vấn đề khác thì phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
Có bảo lãnh, vẫn phải điều chỉnh giá
Về mặt lý thuyết, để đảm bảo thành công, các đợt phát hành với giá trị lớn đều phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Nhưng xem ra ngay cả khi có bảo lãnh phát hành thì đợt tăng vốn của VF1 vẫn rủi ro như thường.
Tháng 8 năm ngoái, để cứu lấy đợt tăng vốn của quỹ VF1 (từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng), VFM cũng phải chữa cháy bằng giải pháp giảm giá phát hành giảm 25%, từ 24.222 đồng/đơn vị quỹ xuống 18.167 đồng/đơn vị. Lý do quan trọng nhất được cơ quan quản lý chấp thuận cho VFM điều chỉnh giá là vì đợt phát hành tăng vốn đó không có bảo lãnh. Tuy nhiên, sau cú vấp đầu tiên đó, lịch sử lại lặp lại, dù đã rút kinh nghiệm lần phát hành này đã có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Theo bản cáo bạch của VFM, để đảm bảo cho sự thành công của đợt tăng vốn, Ban đại diện quỹ và Công ty VFM đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) để bảo lãnh phát hành cho tổng số lượng chứng chỉ quỹ phát hành thêm.
Với hợp đồng này, các đơn vị bảo lãnh phát hành cam kết với Quỹ đầu tư VF1 thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng chỉ quỹ, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng chỉ Quỹ để bán lại hoặc mua số chứng chỉ Quỹ còn lại chưa được phân phối hết của Quỹ đầu tư VF1.
Điều đó có nghĩa là, sau khi hết thời gian đăng ký và đóng tiền (ngày 10/5/2007 như phương án cũ và 15/5/2007 như phương án mới) của nhà đầu tư hiện hữu theo danh sách chốt từ Trung tâm Lưu ký, số lượng chứng chỉ quỹ dư còn lại do không được nhà đầu tư mua hết sẽ được đơn vị bảo lãnh phát hành thực hiện mua hết.
Mặc dù hiện VFM đã thông báo phục hồi lại mức giá cũ, song sự bất ngờ và trớ trêu là chuyện giá VF1 được điều chỉnh ngay cả khi đợt phát hành đã có tổ chức bảo lãnh với cam kết chắc chắn để đợt phát hành được thành công trong mọi trường hợp.
Theo phương án phát hành đã được công bố, nhà đầu tư sở hữu 1 chứng chỉ quỹ VF1 đến ngày 28/3/2007 được quyền mua 1 chứng chỉ quỹ phát hành mới với giá 33.164 đồng. Tuy nhiên, ngày 2/5/2007, Công ty VFM đã điều chỉnh giá phát hành giảm xuống còn 23.700 đồng/chứng chỉ theo sự đồng ý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Lý giải về việc này, ông Trần Thanh Tân, Giám đốc VFM, thừa nhận rằng thị trường đang diễn biến theo chiều hướng không có lợi cho đợt phát hành tăng vốn điều lệ của VF1. Giá thị trường giảm quá nhanh và đột ngột khiến cho giá chứng chỉ quỹ đã sụt giảm dưới cả NAV và dưới cả mức giá dự kiến phát hành như vậy đợt phát hành tăng vốn của VF1 sẽ có khả năng không thành công.
“Hiện nay, giá giao dịch của VF1 trên thị trường thấp hơn cả giá phát hành và về lý thuyết thì không nhà đầu tư nào muốn mua một giá phát hành mà cao hơn giá đang giao dịch hịên nay. Chúng tôi đưa ra hai chọn lựa, một là chấm dứt đợt phát hành và khẳng định đợt tăng vốn không thành công, hai là tiếp tục phát hành để tranh thủ thời cơ của thị trường.
Cuối cùng, chúng tôi đã quyết định chọn phương án thứ hai và điều chỉnh giá phát hành. Tuy nhiên, quyết định này sẽ làm cho một số nhà đầu tư mua VF1 sau ngày chốt quyền (28/3/2007) sẽ bị ảnh hưởng”, ông Tân cho biết.
Căn cứ nào để điều chỉnh giá?
Về nguyên lý, khi Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ 1/1/2007, thì mọi quy định hướng dẫn trước đây điều chỉnh thị trường chứng khoán sẽ không còn giá trị. Thay vào đó, Bộ Tài chính sẽ phải ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ ban hành các quy chế.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, quy chế họat động của công ty quản lý quỹ đầu tư và quỹ đầu tư vẫn còn đang trong quá trình dự thảo. Vì vậy, căn cứ để xem xét việc điều chỉnh giá phát hành của chứng chỉ quỹ đầu tư mới chỉ dừng ở trường hợp... ngoại lệ.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Nguyễn Thành Long, cho rằng, việc chấp thuận cho VFM điều chỉnh giá là dựa trên các quy định pháp luật hiện hành cũng như căn cứ nguyện vọng của nhà đầu tư thông qua nghị quyết của đại hội nhà đầu tư và thư đề nghị điều chỉnh của Ban đại diện quỹ và Công ty Quản lý quỹ VFM. Tuy nhiên, sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cho phép điều chỉnh giá trong biên độ dao động.
Theo ông Long, việc điều chỉnh giá này là phù hợp với xu hướng của thị trường hiện nay là đang trong giai đoạn điều chỉnh. Nghị quyết đại hội nhà đầu tư năm 2006 cũng đã ghi rõ rằng nhà đầu tư đã ủy quyền cho ban đại diện quỹ thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung về tăng giảm vốn điều lệ cũng như điều chỉnh giá phát hành cũng như thời điểm phát hành.
Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý rằng, vấn đề ở đây là có sự phân biệt giữa nhà đầu tư tại thời điểm chốt danh sách và thời điểm sau đó. Trong quyết định chấp thuận cho VF1 điều chỉnh giá phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng chỉ chấp thuận việc điều chỉnh giá, còn các vấn đề khác thì phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
Có bảo lãnh, vẫn phải điều chỉnh giá
Về mặt lý thuyết, để đảm bảo thành công, các đợt phát hành với giá trị lớn đều phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Nhưng xem ra ngay cả khi có bảo lãnh phát hành thì đợt tăng vốn của VF1 vẫn rủi ro như thường.
Tháng 8 năm ngoái, để cứu lấy đợt tăng vốn của quỹ VF1 (từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng), VFM cũng phải chữa cháy bằng giải pháp giảm giá phát hành giảm 25%, từ 24.222 đồng/đơn vị quỹ xuống 18.167 đồng/đơn vị. Lý do quan trọng nhất được cơ quan quản lý chấp thuận cho VFM điều chỉnh giá là vì đợt phát hành tăng vốn đó không có bảo lãnh. Tuy nhiên, sau cú vấp đầu tiên đó, lịch sử lại lặp lại, dù đã rút kinh nghiệm lần phát hành này đã có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Theo bản cáo bạch của VFM, để đảm bảo cho sự thành công của đợt tăng vốn, Ban đại diện quỹ và Công ty VFM đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) để bảo lãnh phát hành cho tổng số lượng chứng chỉ quỹ phát hành thêm.
Với hợp đồng này, các đơn vị bảo lãnh phát hành cam kết với Quỹ đầu tư VF1 thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng chỉ quỹ, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng chỉ Quỹ để bán lại hoặc mua số chứng chỉ Quỹ còn lại chưa được phân phối hết của Quỹ đầu tư VF1.
Điều đó có nghĩa là, sau khi hết thời gian đăng ký và đóng tiền (ngày 10/5/2007 như phương án cũ và 15/5/2007 như phương án mới) của nhà đầu tư hiện hữu theo danh sách chốt từ Trung tâm Lưu ký, số lượng chứng chỉ quỹ dư còn lại do không được nhà đầu tư mua hết sẽ được đơn vị bảo lãnh phát hành thực hiện mua hết.