Cơ cấu vốn và chính sách cổ tức: Bài toán khó!
Chính sách cổ tức được xem là một trong những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị tài chính của công ty cổ phần
Với quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của thị trường chứng khoán, số lượng các công ty cổ phần mới liên tục tăng cùng những khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu vốn và chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn phải “đắn đo” rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau. Công ty sử dụng vốn vay phải trả lãi vay cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, nhưng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả lợi gốc và lãi vay đúng hạn; làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ.
Trong khi đó, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty không phải đáo hạn vốn gốc, giảm khả năng rủi ro về nợ. Do đó, công ty cần xem xét đặc điểm của từng loại vốn và từng giai đoạn kinh doanh để lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý.
Công ty khi sử dụng nợ vay vào hoạt động kinh doanh có thể làm gia tăng hoặc giảm sút tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ vì lãi tiền vay phải trả cho tổ chức tín dụng tài chính hoặc trái phiếu là chi phí sử dụng vốn mang tính cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
Do đó, hoạt động của công ty đòi hỏi phải đạt mức doanh lợi tối thiểu từ việc sử dụng vốn vay để không ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông hoặc mỗi cổ phần.
Bà Vũ Thị Hồng Loan, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính nhận xét: “Việc sử dụng vốn vay sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Mức độ hiệu ứng của đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ: Công ty có hệ số nợ cao thì hệ số đòn bẩy tài chính cao và ngược lại”.
Công ty sử dụng vốn vay để bù đắp thiếu hụt về vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác có thể làm gia tăng tỷ suất vốn chủ sở hữu. Bởi vì khi sử dụng vốn vay, công ty trả lãi tiền vay với mức cố định. Do đó, nếu công ty tạo ra khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế lớn thì sau khi trả tiền vay và thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận dôi ra là lợi ích của chủ sở hữu.
Ngược lại, khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn lãi tiền vay phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì nó làm sút giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Một vấn đề nữa trong cơ cấu vốn doanh nghiệp là tỷ lệ cổ phiếu người lao động được nắm giữ trong quá trình phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
Theo Thông tư 18/2007/TT-BTC, tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình không được vượt quá 5% vốn cổ phần đang lưu hành của công ty. Điều này tạo ra sự thắc mắc trong cộng đồng doanh nghiệp về tỷ lệ trên là của vốn điều lệ hay của vốn phát hành thêm.
Hơn nữa, với nhiều doanh nghiệp, việc quy định một tỷ lệ nhỏ như vậy là không hợp lý, vì nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động lớn, việc phân chia theo tỷ lệ này dẫn đến việc mỗi người lao động chỉ được nhận một vài cổ phiếu, không tương xứng với công sức đóng góp của họ.
Qua việc xem xét đặc điểm của mỗi loại vốn huy động của công ty cũng như mức độ hiệu ứng đòn bẩy tài chính bằng việc xem xét chi phí sử dụng vốn vay tác động ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, công ty có thể tính toán và lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp với điều kiện cụ thể.
Theo đó, quyết định việc huy động vốn dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu hay huy động vốn dưới hình thức vay nợ để bổ sung vốn kinh doanh nhằm mục đích gia tăng lợi ích cổ đông của công ty.
Khôn khéo trong chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức được xem là một trong những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị tài chính của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, nguồn tiền công ty có thể sử dụng để tái đầu tư và có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của các cổ đông hiện hành.
Hiện tại, hai mô hình trả lợi tức cổ phần phổ biến là mô hình lợi tức cổ phần ổn định và mô hình lợi tức cổ phần thặng dư. Với mô hình lợi tức cổ phần ổn định, chính sách cổ tức ổn định đưa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của công ty.
Với mô hình lợi tức cổ phần thặng dư, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tư hoặc trả nợ.
Theo PGS.TS.Nguyễn Đăng Nam, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp nên sử dụng mô hình này trong trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư, tăng trưởng tốt hơn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Chính sách lợi tức cổ phần có thể có những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của công ty.
Ví dụ như công ty có thể lựa chọn một chính sách phân chia cổ tức ổn định hoặc có thể lựa chọn chính sách cổ tức thặng dư, tức là ưu tiên phần đầu tư hơn là phần chia lợi tức trước mắt, điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, sự khôn ngoan của các nhà quản trị công ty.
Mọi mô hình ưu tiên trả lợi tức cổ phần trước hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, tất nhiên, nếu để đạt được mục đích trước mắt thì phải hy sinh một số lợi ích dài hạn và ngược lại. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp để thực hiện chính sách lợi tức phù hợp.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng trong điều kiện hiện nay, nếu các công ty sử dụng quá nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức để “đánh bóng” hình ảnh của công ty thì không nên mà nên hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Theo các chuyên gia, các công ty cổ phần nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán; nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư để duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty.
Công ty nên đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức ngay cả khi công ty có cơ hội đầu tư tốt và nên duy trì hệ số nợ tối ưu của công ty theo cơ cấu vốn mục tiêu.
Các doanh nghiệp luôn phải “đắn đo” rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính vừa đảm bảo đủ nguồn lực đầu tư phát triển lại vừa tạo được hình ảnh của công ty trong cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau. Công ty sử dụng vốn vay phải trả lãi vay cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, nhưng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả lợi gốc và lãi vay đúng hạn; làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ.
Trong khi đó, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty không phải đáo hạn vốn gốc, giảm khả năng rủi ro về nợ. Do đó, công ty cần xem xét đặc điểm của từng loại vốn và từng giai đoạn kinh doanh để lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý.
Công ty khi sử dụng nợ vay vào hoạt động kinh doanh có thể làm gia tăng hoặc giảm sút tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ vì lãi tiền vay phải trả cho tổ chức tín dụng tài chính hoặc trái phiếu là chi phí sử dụng vốn mang tính cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
Do đó, hoạt động của công ty đòi hỏi phải đạt mức doanh lợi tối thiểu từ việc sử dụng vốn vay để không ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông hoặc mỗi cổ phần.
Bà Vũ Thị Hồng Loan, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính nhận xét: “Việc sử dụng vốn vay sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Mức độ hiệu ứng của đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ: Công ty có hệ số nợ cao thì hệ số đòn bẩy tài chính cao và ngược lại”.
Công ty sử dụng vốn vay để bù đắp thiếu hụt về vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác có thể làm gia tăng tỷ suất vốn chủ sở hữu. Bởi vì khi sử dụng vốn vay, công ty trả lãi tiền vay với mức cố định. Do đó, nếu công ty tạo ra khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế lớn thì sau khi trả tiền vay và thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận dôi ra là lợi ích của chủ sở hữu.
Ngược lại, khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn lãi tiền vay phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì nó làm sút giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Một vấn đề nữa trong cơ cấu vốn doanh nghiệp là tỷ lệ cổ phiếu người lao động được nắm giữ trong quá trình phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
Theo Thông tư 18/2007/TT-BTC, tổng số cổ phiếu phát hành theo chương trình không được vượt quá 5% vốn cổ phần đang lưu hành của công ty. Điều này tạo ra sự thắc mắc trong cộng đồng doanh nghiệp về tỷ lệ trên là của vốn điều lệ hay của vốn phát hành thêm.
Hơn nữa, với nhiều doanh nghiệp, việc quy định một tỷ lệ nhỏ như vậy là không hợp lý, vì nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động lớn, việc phân chia theo tỷ lệ này dẫn đến việc mỗi người lao động chỉ được nhận một vài cổ phiếu, không tương xứng với công sức đóng góp của họ.
Qua việc xem xét đặc điểm của mỗi loại vốn huy động của công ty cũng như mức độ hiệu ứng đòn bẩy tài chính bằng việc xem xét chi phí sử dụng vốn vay tác động ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, công ty có thể tính toán và lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp với điều kiện cụ thể.
Theo đó, quyết định việc huy động vốn dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu hay huy động vốn dưới hình thức vay nợ để bổ sung vốn kinh doanh nhằm mục đích gia tăng lợi ích cổ đông của công ty.
Khôn khéo trong chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức được xem là một trong những quyết định “đau đầu” nhất trong quản trị tài chính của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức có tác động đến giá cổ phiếu của công ty, nguồn tiền công ty có thể sử dụng để tái đầu tư và có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của các cổ đông hiện hành.
Hiện tại, hai mô hình trả lợi tức cổ phần phổ biến là mô hình lợi tức cổ phần ổn định và mô hình lợi tức cổ phần thặng dư. Với mô hình lợi tức cổ phần ổn định, chính sách cổ tức ổn định đưa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của công ty.
Với mô hình lợi tức cổ phần thặng dư, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tư hoặc trả nợ.
Theo PGS.TS.Nguyễn Đăng Nam, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp nên sử dụng mô hình này trong trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư, tăng trưởng tốt hơn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Chính sách lợi tức cổ phần có thể có những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của công ty.
Ví dụ như công ty có thể lựa chọn một chính sách phân chia cổ tức ổn định hoặc có thể lựa chọn chính sách cổ tức thặng dư, tức là ưu tiên phần đầu tư hơn là phần chia lợi tức trước mắt, điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, sự khôn ngoan của các nhà quản trị công ty.
Mọi mô hình ưu tiên trả lợi tức cổ phần trước hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, tất nhiên, nếu để đạt được mục đích trước mắt thì phải hy sinh một số lợi ích dài hạn và ngược lại. Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp để thực hiện chính sách lợi tức phù hợp.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng trong điều kiện hiện nay, nếu các công ty sử dụng quá nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức để “đánh bóng” hình ảnh của công ty thì không nên mà nên hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Theo các chuyên gia, các công ty cổ phần nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán; nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư để duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty.
Công ty nên đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức ngay cả khi công ty có cơ hội đầu tư tốt và nên duy trì hệ số nợ tối ưu của công ty theo cơ cấu vốn mục tiêu.