Cơ chế quản lý kinh doanh vàng: Còn nhiều ẩn số
Dự thảo nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng còn nhiều ẩn số, tùy thuộc quy định của Ngân hàng Nhà nước
Theo nội dung dự thảo, cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng giao gần như toàn quyền ở Ngân hàng Nhà nước. Chặt chẽ hay không còn tùy thuộc vào quy định chi tiết của cơ quan này.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo nghị định quy định về hoạt động kinh doanh vàng cũng đã được gửi tới một số đầu mối liên quan. Về cơ bản, khung quản lý chung đã được dựng, nếu được ban hành, bước tiếp theo sẽ quan trọng hơn ở thông tư hướng dẫn chi tiết.
Quan trọng hơn bởi dự thảo nghị định này mới chỉ đưa ra những nội dung bao quát. Các quy định cụ thể sẽ do Ngân hàng Nhà nước xác định.
Xuyên suốt dự thảo là hướng mở, giao cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng từ điều kiện cho đến quy trình thủ tục, thẩm định... Hướng mở này có ở các điều kiện hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức và mỹ nghệ cho đến các hoạt động thương mại với nhóm hàng này, đến sản xuất, gia công, kinh doanh vàng miếng; lớn hơn là hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
Ở tinh thần chung, dự thảo nghị định xác định Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hoặc cấp phép sản xuất vàng miếng; quy định trình tự, thủ tục và số lượng doanh nghiệp được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ.
Một điểm đáng chú ý là quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Thế nhưng, để được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trên cơ sở dự thảo này vẫn chưa thể hiện rõ những giới hạn, hay mức độ chặt chẽ như thế nào. Bởi một trong những điều kiện đưa ra là doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ và doanh thu tính thuế của hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Ẩn số nằm ở đây. Bởi hai tiêu chí này sẽ là những rào cản kỹ thuật cốt yếu để có thể nâng cao tính chọn lọc về quy mô, năng lực tài chính hay không.
Một điều kiện khác là phải có mạng lưới chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Đây cũng là một điều kiện mở, nếu ban hành còn chờ đợi quy định chi tiết như thế nào, quy mô mạng lưới như thế nào…
Thậm chí, các ẩn số còn có trong quy định của dự thảo là Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định cả phạm vi, quy mô đến địa điểm kinh doanh và số lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong từng thời kỳ.
Về cơ bản, cả hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức đến kinh doanh vàng miếng sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện, với chủ trương chung đây là lĩnh vực hạn chế kinh doanh. Để tham gia, các doanh nghiệp sẽ phải vượt qua các điều kiện, thủ tục, thẩm định… mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thống nhất quản lý; mức độ chặt chẽ của quá trình đó còn ở phía trước, dự kiến tập trung ở thông tư hướng dẫn sau khi nghị định được ban hành.
Và khi nghị định được ban hành, dự kiến các tổ chức đang kinh doanh hoặc sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ có thời hạn 12 tháng để đăng ký kinh doanh lại và hoàn tất các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tại Ngân hàng Nhà nước; các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua bán vàng miếng có thời hạn 3 tháng để đăng ký kinh doanh lại cũng như hoàn tất các thủ tục xin cấp phép.
Về hoạt động xuất nhập khẩu vàng, dự thảo nghị định đưa ra quy định: việc xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 20K trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép; hàm lượng vàng dưới 20K không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
Với vàng nguyên liệu, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hoặc cấp phép xuất, nhập khẩu… Người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế đương mang theo vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ở vai trò quản lý nhà nước, theo dự thảo nghị định, Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối. Cơ quan này cũng là đầu mối can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua việc tổ chức thực hiện sản xuất, mua, bán vàng trên thị trường trong nước; tổ chức thực hiện xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo nghị định quy định về hoạt động kinh doanh vàng cũng đã được gửi tới một số đầu mối liên quan. Về cơ bản, khung quản lý chung đã được dựng, nếu được ban hành, bước tiếp theo sẽ quan trọng hơn ở thông tư hướng dẫn chi tiết.
Quan trọng hơn bởi dự thảo nghị định này mới chỉ đưa ra những nội dung bao quát. Các quy định cụ thể sẽ do Ngân hàng Nhà nước xác định.
Xuyên suốt dự thảo là hướng mở, giao cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng từ điều kiện cho đến quy trình thủ tục, thẩm định... Hướng mở này có ở các điều kiện hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức và mỹ nghệ cho đến các hoạt động thương mại với nhóm hàng này, đến sản xuất, gia công, kinh doanh vàng miếng; lớn hơn là hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
Ở tinh thần chung, dự thảo nghị định xác định Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hoặc cấp phép sản xuất vàng miếng; quy định trình tự, thủ tục và số lượng doanh nghiệp được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ.
Một điểm đáng chú ý là quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Thế nhưng, để được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trên cơ sở dự thảo này vẫn chưa thể hiện rõ những giới hạn, hay mức độ chặt chẽ như thế nào. Bởi một trong những điều kiện đưa ra là doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ và doanh thu tính thuế của hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Ẩn số nằm ở đây. Bởi hai tiêu chí này sẽ là những rào cản kỹ thuật cốt yếu để có thể nâng cao tính chọn lọc về quy mô, năng lực tài chính hay không.
Một điều kiện khác là phải có mạng lưới chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Đây cũng là một điều kiện mở, nếu ban hành còn chờ đợi quy định chi tiết như thế nào, quy mô mạng lưới như thế nào…
Thậm chí, các ẩn số còn có trong quy định của dự thảo là Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định cả phạm vi, quy mô đến địa điểm kinh doanh và số lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong từng thời kỳ.
Về cơ bản, cả hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức đến kinh doanh vàng miếng sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện, với chủ trương chung đây là lĩnh vực hạn chế kinh doanh. Để tham gia, các doanh nghiệp sẽ phải vượt qua các điều kiện, thủ tục, thẩm định… mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thống nhất quản lý; mức độ chặt chẽ của quá trình đó còn ở phía trước, dự kiến tập trung ở thông tư hướng dẫn sau khi nghị định được ban hành.
Và khi nghị định được ban hành, dự kiến các tổ chức đang kinh doanh hoặc sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ có thời hạn 12 tháng để đăng ký kinh doanh lại và hoàn tất các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tại Ngân hàng Nhà nước; các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đang kinh doanh mua bán vàng miếng có thời hạn 3 tháng để đăng ký kinh doanh lại cũng như hoàn tất các thủ tục xin cấp phép.
Về hoạt động xuất nhập khẩu vàng, dự thảo nghị định đưa ra quy định: việc xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 20K trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép; hàm lượng vàng dưới 20K không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
Với vàng nguyên liệu, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hoặc cấp phép xuất, nhập khẩu… Người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế đương mang theo vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ở vai trò quản lý nhà nước, theo dự thảo nghị định, Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối. Cơ quan này cũng là đầu mối can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua việc tổ chức thực hiện sản xuất, mua, bán vàng trên thị trường trong nước; tổ chức thực hiện xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.