Cơ chế quản lý vốn nhà nước ở doanh nghiệp
Tính đến 31/7, SCIC thực hiện quyền đại diện vốn Nhà nước tại 746 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 7.687 tỷ đồng
Chính thức hoạt động từ tháng 8/2006, Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) đã thực hiện tốt 2 chức năng chính là cổ đông năng động của doanh nghiệp và nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ.
Tính đến 31/7/2009, SCIC đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 746 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn Nhà nước (theo sổ kế toán) là 7.687 tỷ đồng.
914 người đại diện vốn Nhà nước phối hợp với SCIC thực hiện quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chủ yếu giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (740 người đại diện chiếm 81%), 150 người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ các đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương, chiếm 16% và chỉ có 24 người đại diện là cán bộ của SCIC (chiếm 3%).
Chúng tôi xin trích đăng những ý kiến của người trong cuộc với mong muốn tìm giải pháp hoàn thiện hệ thống người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Giải quyết các tồn tại rất khó vì chưa có tiền lệ
(Ông Vũ Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC)
“Việc thành lập SCIC là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ với một mục tiêu quan trọng là làm thế nào đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp có vốn Nhà nước với tinh thần thay đổi cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, có định hướng của Nhà nước, thay dần chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Qua đó đẩy mạnh cải cách hành chính và công tác quản trị doanh nghiệp, xóa bỏ sự can thiệp hành chính vào doanh nghiệp thông qua đó thực hiện mục tiêu thứ hai là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Trong thời gian qua, cùng với SCIC, hệ thống người đại diện đã hoàn thiện được một bước nhưng chất lượng và số lượng sẽ phải tăng cường hơn. Quy chế người đại diện cũng được từng bước hoàn thiện, qua đó bổ sung, tạo điều kiện cho người đại diện hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả của ban điều hành.
Tuy nhiên những tồn tại hiện nay trong phối hợp giữa người đại diện và SCIC là rất khó, bởi chúng ta chưa có tiền lệ về mô hình quản trị doanh nghiệp qua SCIC. Thêm vào đó, chúng ta lại thực hiện trong điều kiện hành lang pháp lý chưa đầy đủ. Trong thời gian tới, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính và các bộ nghiên cứu và triển khai 3 việc quan trọng.
Thứ nhất, giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành một cơ chế quản lý đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh nói chung. Trước mắt, sẽ ban hành một nghị định Chính phủ, và sau một thời gian thì nâng lên thành luật.
Thứ hai, giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ nghiên cứu mô hình tổng công ty về lâu dài, có thể chia làm nhiều bước, nhiều giai đoạn nhưng tư tưởng thống nhất là: về sau này bất kể ở đâu có vốn Nhà nước đầu tư thì đều do SCIC quản lý. SCIC sẽ thay mặt Nhà nước - chủ sở hữu, quản lý vốn đó.
Thứ ba, nhanh chóng xây dựng cơ chế hoạt động và quy chế tài chính của SCIC, liên quan đến người đại diện. Hiện nay, quy định này đang được lấy ý kiến các bộ ngành và sau đó sẽ trình Chính phủ”.
Quy định chi tiết hơn cơ chế người đại diện
(Ông Trần Văn Tá - Tổng giám đốc SCIC)
“Người đại diện đã phối hợp với SCIC thực hiện các giải pháp cơ cấu thành công tại nhiều doanh nghiệp mà ví dụ điển hình như trường hợp Công ty Cổ phần sứ Hải Dương đã mời được đối tác chiến lược, ngay trong tháng đầu tiên sau khi tái cơ cấu đã cắt lỗ, từng bước khôi phục thương hiệu sứ truyền thống.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu kết hợp với việc tham gia của cổ đông chiến lược đã được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp như: Vinamilk, Bảo Minh, Vinare, Vinaconex, Thương mại Tràng Tiền, Muối Ninh Thuận, Du lịch Đà Nẵng,...
Nhiều người đại diện đánh giá cao vai trò của SCIC trong việc đề xuất với các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt được đó, vẫn còn một số tồn tại trong công tác phối hợp giữa người đại diện và SCIC. Một số người đại diện chưa tuân thủ đầy đủ, không báo cáo, lấy ý kiến của SCIC trước khi biểu quyết tại hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông.
Cá biệt, một số người đại diện nhận thức không đúng là đã được Bộ, được UBND tỉnh, thành phố cử làm đại diện thì có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền cổ đông Nhà nước, không cần xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn là SCIC...
Một số trường hợp người đại diện biểu quyết mà không xin ý kiến của SCIC hoặc biểu quyết khác ý kiến của SCIC, không đảm bảo quyền lợi của SCIC như: phát hành cho cổ đông hiện hữu nhưng không phát hành cho SCIC (thực chất là pha loãng cổ phần Nhà nước), phát hành cổ phần cho đối tượng khác theo giá thấp, pha loãng cổ phần Nhà nước, sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, quyết định đầu tư lớn không đúng thủ tục,...
Một số người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ của các bộ, ngành, địa phương do không trực tiếp quản lý doanh nghiệp nên chưa thực sự là người bảo vệ quyền lợi trực tiếp của SCIC tại doanh nghiệp và chưa có nhiều hỗ trợ thiết thực đối với doanh nghiệp,...
Một số người đại diện tại các doanh nghiệp còn chậm trễ trong việc đôn đốc, thu hồi công nợ về SCIC. Hoặc có tình trạng một số người đại diện vẫn coi SCIC là một cơ quan chủ quản hơn là một cổ đông thực sự, cho rằng SCIC chịu trách nhiệm xử lý cả các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách.
SCIC cũng nhận thức rằng phối hợp tốt với người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông Nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp nhiều, lực lượng cán bộ còn mỏng nên ở một số trường hợp, cán bộ SCIC chưa tới doanh nghiệp để trợ giúp và tư vấn.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa người đại diện và SCIC, khung pháp lý về người đại diện phải tiếp tục được hoàn thiện, trong đó phải nhanh chóng ban hành khung pháp lý chi tiến hơn quy định về cơ chế đối với người đại diện cũng như mối quan hệ phối hợp giữa người đại diện với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước (không chỉ dành riêng cho SCIC).
Về phía SCIC, trong khi chờ các quy định pháp luật, Tổng công ty tiếp tục chủ động hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa người đại diện và Tổng công ty theo hướng: SCIC là cổ đông thực sự tại doanh nghiệp, thông qua người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông Nhà nước, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và sử dụng vốn, góp phần bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước.
Cùng với đó, SCIC sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc lựa chọn đánh giá, lựa chọn người đại diện tại các doanh nghiệp; đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp 3 bên (Địa phương-người đại diện và SCIC) trong quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn Nhà nước nhiều, SCIC cử người trực tiếp hoặc phối hợp với người đại diện (là lãnh đạo doanh nghiệp). Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phần vốn Nhà nước không nhiều, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ vốn, SCIC dự kiến giảm dần số lượng người đại diện tại một doanh nghiệp.
Tại một số doanh nghiệp, SCIC thí điểm trực tiếp thực hiện quyền cổ đông, quản lý phần vốn Nhà nước thông qua phương thức: doanh nghiệp cung cấp thông tin, báo cáo dành cho cổ đông (không cử người đại diện)”.
SCIC cần làm tốt vai trò hoạch định chiến lược
(Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ)
“Từ khi nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp được chuyển về SCIC, doanh nghiệp đã có những thuận lợi hơn do công việc được trao đổi với những người cùng mục tiêu là kinh doanh và có tầm nhìn rộng ra cả ngành hàng trên phạm vi cả nước và thế giới, SCIC cũng tham mưu được cho doanh nghiệp những chiến lược kinh doanh ở tầm cao hơn.
Bên cạnh thuận lợi này, còn có những khó khăn như: trách nhiệm và lợi ích đối với địa phương ít hơn, từ đó sự gắn bó giữa doanh nghiệp và địa phương phần nào bị giới hạn, vì thế sự thông cảm và quan tâm chia sẻ của địa phương đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
SCIC cũng là một cổ đông, có quyền và nghĩa vụ như mọi cổ đông khác. Vì thế không thể đòi hỏi SCIC một trách nhiệm nghĩa vụ đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, vì là Nhà nước, nên SCIC ngoài tìm kiếm lợi nhuận còn phải thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo đúng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành nghề.
Do đó, chúng tôi đề nghị SCIC cần làm tốt vai trò hoạch định chiến lược của ngành nghề, và lãnh đạo thực hiện chiến lược đó thông qua các đại diện vốn của SCIC tại các doanh nghiệp có liên quan. Điều mà từng lãnh đạo doanh nghiệp riêng biệt không thể làm được”.
Linh hoạt hơn khi xin ý kiến biểu quyết
(Ông Huỳnh Trung Chánh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco)
“Việc chuyển nguồn vốn Nhà nước tại Công ty Domesco từ UBND tỉnh Đồng Tháp - một cơ quan quản lý hành chính nhà nước, về SCIC - một đơn vị chuyên kinh doanh của Nhà nước là phù hợp với thực tế với xu hướng phát triển kinh tế của xã hội. Bên cạnh đó việc chuyển đổi này cũng đưa đến những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp.
Thuận lợi đầu tiên mà tôi muốn nói tới là tách bạch được giữa công việc hành chính và kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp ra thành hai nhiệm vụ độc lập, không còn sự lẫn lộn trong cách quản lý, từ đó giúp cho doanh nghiệp toàn tâm toàn ý phát triển kinh doanh, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, tự chủ hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, chúng tôi còn gặp một số khó khăn. Trong việc quản lý hành chính tại địa phương vẫn còn một số nhằm lẫn giữa quản lý doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần, cụ thể đến thời điểm hiện tại theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Domesco vẫn phải thể hiện số cổ phần của cổ đông sáng lập dù công ty đã chuyển sang cổ phần hơn 5 năm, những ràng buộc về cổ đông sáng lập đã hết, và được quyền chuyển nhượng cổ phần.
Do đó hiện tại số cổ phần cổ đông sáng lập trên giấy đăng ký kinh doanh công ty không khớp với thực tế.
Chúng tôi cũng kiến nghị rằng, với uy tín và vị thế của SCIC trên thương trường cũng như trong các mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước, SCIC cần phải tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước cũng như từ các tổ chức quốc tế cho các doanh nghiệp thành viên trong từng lĩnh vực cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Quy chế người đại diện quy định một số vấn đề người đại diện tại doanh nghiệp phải xin ý kiến SCIC trước khi họp hội đồng quản trị và đại hội cổ đông, mặc dù người đại diện có dự kiến những vấn đề cần thiết và xin ý kiến SCIC trước.
Tuy nhiên thực tế có một số phát sinh xảy ra tại cuộc họp thuộc đối tượng phải xin ý kiến SCIC, người đại diện vốn gặp lúng túng vì không thể biểu quyết chấp thuận dù đó là trường hợp cần thiết. Nhưng nếu chờ ý kiến đồng ý của SCIC thì đại hội đã kết thúc.
Đối với trường hợp này tôi đề xuất được xin ý kiến trực tiếp qua điện thoại sau đó bổ sung văn bản sau, và SCIC thông báo tên người cụ thể quyết định những vấn đề cần xin ý kiến qua điện thoại này”.
Tính đến 31/7/2009, SCIC đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 746 doanh nghiệp với tổng giá trị phần vốn Nhà nước (theo sổ kế toán) là 7.687 tỷ đồng.
914 người đại diện vốn Nhà nước phối hợp với SCIC thực hiện quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chủ yếu giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (740 người đại diện chiếm 81%), 150 người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ các đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương, chiếm 16% và chỉ có 24 người đại diện là cán bộ của SCIC (chiếm 3%).
Chúng tôi xin trích đăng những ý kiến của người trong cuộc với mong muốn tìm giải pháp hoàn thiện hệ thống người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Giải quyết các tồn tại rất khó vì chưa có tiền lệ
(Ông Vũ Văn Ninh - Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC)
“Việc thành lập SCIC là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ với một mục tiêu quan trọng là làm thế nào đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp có vốn Nhà nước với tinh thần thay đổi cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, có định hướng của Nhà nước, thay dần chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Qua đó đẩy mạnh cải cách hành chính và công tác quản trị doanh nghiệp, xóa bỏ sự can thiệp hành chính vào doanh nghiệp thông qua đó thực hiện mục tiêu thứ hai là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Trong thời gian qua, cùng với SCIC, hệ thống người đại diện đã hoàn thiện được một bước nhưng chất lượng và số lượng sẽ phải tăng cường hơn. Quy chế người đại diện cũng được từng bước hoàn thiện, qua đó bổ sung, tạo điều kiện cho người đại diện hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả của ban điều hành.
Tuy nhiên những tồn tại hiện nay trong phối hợp giữa người đại diện và SCIC là rất khó, bởi chúng ta chưa có tiền lệ về mô hình quản trị doanh nghiệp qua SCIC. Thêm vào đó, chúng ta lại thực hiện trong điều kiện hành lang pháp lý chưa đầy đủ. Trong thời gian tới, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính và các bộ nghiên cứu và triển khai 3 việc quan trọng.
Thứ nhất, giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành một cơ chế quản lý đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh nói chung. Trước mắt, sẽ ban hành một nghị định Chính phủ, và sau một thời gian thì nâng lên thành luật.
Thứ hai, giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ nghiên cứu mô hình tổng công ty về lâu dài, có thể chia làm nhiều bước, nhiều giai đoạn nhưng tư tưởng thống nhất là: về sau này bất kể ở đâu có vốn Nhà nước đầu tư thì đều do SCIC quản lý. SCIC sẽ thay mặt Nhà nước - chủ sở hữu, quản lý vốn đó.
Thứ ba, nhanh chóng xây dựng cơ chế hoạt động và quy chế tài chính của SCIC, liên quan đến người đại diện. Hiện nay, quy định này đang được lấy ý kiến các bộ ngành và sau đó sẽ trình Chính phủ”.
Quy định chi tiết hơn cơ chế người đại diện
(Ông Trần Văn Tá - Tổng giám đốc SCIC)
“Người đại diện đã phối hợp với SCIC thực hiện các giải pháp cơ cấu thành công tại nhiều doanh nghiệp mà ví dụ điển hình như trường hợp Công ty Cổ phần sứ Hải Dương đã mời được đối tác chiến lược, ngay trong tháng đầu tiên sau khi tái cơ cấu đã cắt lỗ, từng bước khôi phục thương hiệu sứ truyền thống.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu kết hợp với việc tham gia của cổ đông chiến lược đã được thực hiện tại nhiều doanh nghiệp như: Vinamilk, Bảo Minh, Vinare, Vinaconex, Thương mại Tràng Tiền, Muối Ninh Thuận, Du lịch Đà Nẵng,...
Nhiều người đại diện đánh giá cao vai trò của SCIC trong việc đề xuất với các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt được đó, vẫn còn một số tồn tại trong công tác phối hợp giữa người đại diện và SCIC. Một số người đại diện chưa tuân thủ đầy đủ, không báo cáo, lấy ý kiến của SCIC trước khi biểu quyết tại hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông.
Cá biệt, một số người đại diện nhận thức không đúng là đã được Bộ, được UBND tỉnh, thành phố cử làm đại diện thì có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền cổ đông Nhà nước, không cần xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn là SCIC...
Một số trường hợp người đại diện biểu quyết mà không xin ý kiến của SCIC hoặc biểu quyết khác ý kiến của SCIC, không đảm bảo quyền lợi của SCIC như: phát hành cho cổ đông hiện hữu nhưng không phát hành cho SCIC (thực chất là pha loãng cổ phần Nhà nước), phát hành cổ phần cho đối tượng khác theo giá thấp, pha loãng cổ phần Nhà nước, sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, quyết định đầu tư lớn không đúng thủ tục,...
Một số người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ của các bộ, ngành, địa phương do không trực tiếp quản lý doanh nghiệp nên chưa thực sự là người bảo vệ quyền lợi trực tiếp của SCIC tại doanh nghiệp và chưa có nhiều hỗ trợ thiết thực đối với doanh nghiệp,...
Một số người đại diện tại các doanh nghiệp còn chậm trễ trong việc đôn đốc, thu hồi công nợ về SCIC. Hoặc có tình trạng một số người đại diện vẫn coi SCIC là một cơ quan chủ quản hơn là một cổ đông thực sự, cho rằng SCIC chịu trách nhiệm xử lý cả các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách.
SCIC cũng nhận thức rằng phối hợp tốt với người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông Nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp nhiều, lực lượng cán bộ còn mỏng nên ở một số trường hợp, cán bộ SCIC chưa tới doanh nghiệp để trợ giúp và tư vấn.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa người đại diện và SCIC, khung pháp lý về người đại diện phải tiếp tục được hoàn thiện, trong đó phải nhanh chóng ban hành khung pháp lý chi tiến hơn quy định về cơ chế đối với người đại diện cũng như mối quan hệ phối hợp giữa người đại diện với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước (không chỉ dành riêng cho SCIC).
Về phía SCIC, trong khi chờ các quy định pháp luật, Tổng công ty tiếp tục chủ động hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa người đại diện và Tổng công ty theo hướng: SCIC là cổ đông thực sự tại doanh nghiệp, thông qua người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông Nhà nước, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và sử dụng vốn, góp phần bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước.
Cùng với đó, SCIC sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc lựa chọn đánh giá, lựa chọn người đại diện tại các doanh nghiệp; đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp 3 bên (Địa phương-người đại diện và SCIC) trong quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn Nhà nước nhiều, SCIC cử người trực tiếp hoặc phối hợp với người đại diện (là lãnh đạo doanh nghiệp). Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phần vốn Nhà nước không nhiều, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ vốn, SCIC dự kiến giảm dần số lượng người đại diện tại một doanh nghiệp.
Tại một số doanh nghiệp, SCIC thí điểm trực tiếp thực hiện quyền cổ đông, quản lý phần vốn Nhà nước thông qua phương thức: doanh nghiệp cung cấp thông tin, báo cáo dành cho cổ đông (không cử người đại diện)”.
SCIC cần làm tốt vai trò hoạch định chiến lược
(Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ)
“Từ khi nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp được chuyển về SCIC, doanh nghiệp đã có những thuận lợi hơn do công việc được trao đổi với những người cùng mục tiêu là kinh doanh và có tầm nhìn rộng ra cả ngành hàng trên phạm vi cả nước và thế giới, SCIC cũng tham mưu được cho doanh nghiệp những chiến lược kinh doanh ở tầm cao hơn.
Bên cạnh thuận lợi này, còn có những khó khăn như: trách nhiệm và lợi ích đối với địa phương ít hơn, từ đó sự gắn bó giữa doanh nghiệp và địa phương phần nào bị giới hạn, vì thế sự thông cảm và quan tâm chia sẻ của địa phương đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
SCIC cũng là một cổ đông, có quyền và nghĩa vụ như mọi cổ đông khác. Vì thế không thể đòi hỏi SCIC một trách nhiệm nghĩa vụ đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, vì là Nhà nước, nên SCIC ngoài tìm kiếm lợi nhuận còn phải thực hiện chức năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo đúng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành nghề.
Do đó, chúng tôi đề nghị SCIC cần làm tốt vai trò hoạch định chiến lược của ngành nghề, và lãnh đạo thực hiện chiến lược đó thông qua các đại diện vốn của SCIC tại các doanh nghiệp có liên quan. Điều mà từng lãnh đạo doanh nghiệp riêng biệt không thể làm được”.
Linh hoạt hơn khi xin ý kiến biểu quyết
(Ông Huỳnh Trung Chánh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco)
“Việc chuyển nguồn vốn Nhà nước tại Công ty Domesco từ UBND tỉnh Đồng Tháp - một cơ quan quản lý hành chính nhà nước, về SCIC - một đơn vị chuyên kinh doanh của Nhà nước là phù hợp với thực tế với xu hướng phát triển kinh tế của xã hội. Bên cạnh đó việc chuyển đổi này cũng đưa đến những thuận lợi và khó khăn cho doanh nghiệp.
Thuận lợi đầu tiên mà tôi muốn nói tới là tách bạch được giữa công việc hành chính và kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp ra thành hai nhiệm vụ độc lập, không còn sự lẫn lộn trong cách quản lý, từ đó giúp cho doanh nghiệp toàn tâm toàn ý phát triển kinh doanh, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, tự chủ hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, chúng tôi còn gặp một số khó khăn. Trong việc quản lý hành chính tại địa phương vẫn còn một số nhằm lẫn giữa quản lý doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần, cụ thể đến thời điểm hiện tại theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Domesco vẫn phải thể hiện số cổ phần của cổ đông sáng lập dù công ty đã chuyển sang cổ phần hơn 5 năm, những ràng buộc về cổ đông sáng lập đã hết, và được quyền chuyển nhượng cổ phần.
Do đó hiện tại số cổ phần cổ đông sáng lập trên giấy đăng ký kinh doanh công ty không khớp với thực tế.
Chúng tôi cũng kiến nghị rằng, với uy tín và vị thế của SCIC trên thương trường cũng như trong các mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước, SCIC cần phải tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước cũng như từ các tổ chức quốc tế cho các doanh nghiệp thành viên trong từng lĩnh vực cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Quy chế người đại diện quy định một số vấn đề người đại diện tại doanh nghiệp phải xin ý kiến SCIC trước khi họp hội đồng quản trị và đại hội cổ đông, mặc dù người đại diện có dự kiến những vấn đề cần thiết và xin ý kiến SCIC trước.
Tuy nhiên thực tế có một số phát sinh xảy ra tại cuộc họp thuộc đối tượng phải xin ý kiến SCIC, người đại diện vốn gặp lúng túng vì không thể biểu quyết chấp thuận dù đó là trường hợp cần thiết. Nhưng nếu chờ ý kiến đồng ý của SCIC thì đại hội đã kết thúc.
Đối với trường hợp này tôi đề xuất được xin ý kiến trực tiếp qua điện thoại sau đó bổ sung văn bản sau, và SCIC thông báo tên người cụ thể quyết định những vấn đề cần xin ý kiến qua điện thoại này”.