Cổ đông tháo chạy khỏi HQC?
Chưa đến thời điểm vợ chồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị HQC thực hiện giao dịch, cổ đông hôm nay đã ầm ầm bán ra
Chưa đến thời điểm vợ chồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC-HSX) thực hiện giao dịch cổ phiếu của chính công ty mình, cổ đông hôm nay đã ầm ầm bán ra.
Ngày 15/11, HQC đã lập kỷ lục mới về khối lượng với hơn 3,77 triệu cổ phiếu được trao tay, trong đó phần lớn là bị bán giá sàn. Đây là kỷ lục chưa từng có vể mức độ thanh khoản của HQC và riêng mã này đã chiếm trên 14% tổng thanh khoản của sàn HSX.
Trên các diễn đàn chứng khoán đang bùng nổ lời kêu gọi tẩy chay HQC khi giới đầu tư được chứng kiến hàng loạt thành viên điều hành chủ chốt của doanh nghiệp ồ ạt đăng ký bán ra bất chấp giá cổ phiếu đã thấp hơn mệnh giá khá nhiều.
Tính sơ sơ từ đầu tháng 11 tới nay, khối lượng cổ phiếu bị cổ đông nội bộ đăng ký bán ra lên tới hàng triệu. Từ ngày 4/11, ông Trương Thái Sơn, thành viên Hội đồng Quản trị đăng ký bán ra hơn 1,073 triệu cổ phiếu để “cân đối tài chính cá nhân”. Số cổ phiếu còn nắm giữ sau giao dịch chỉ là 600.000. Ông Lê Đình Viên, một thành viên Hội đồng Quản trị khác đăng ký bán sạch trên 2,166 triệu HQC từ ngày 14/11.
Mới nhất là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trương Anh Tuấn đăng ký bán 3 triệu trong tổng số 12,11 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Trong khi đó vợ ông này - là đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị - đăng ký mua vào 7 triệu cổ phiếu, tăng khối lượng sở hữu lên gần 9,27 triệu cổ phiếu. Các giao dịch này đều thực hiện từ ngày 17/11.
HQC có lẽ là một công ty niêm yết hiếm có mà thành viên Hội đồng Quản trị giao dịch cổ phiếu mạnh như vậy. Ông Trương Anh Tuấn từ tháng 7/2011 đã bán ra 4 triệu cổ phiếu, sau đó đến tháng 9 lại bán tiếp 4,5 triệu cổ phiếu nữa. Một số thành viên khác như ông Trương Thái Sơn hồi tháng 7/2011 cũng đã mua vào khối lượng lớn và vừa qua lại bán ra.
Kể từ giữa tháng 9 đến nay, HQC nổi lên như một cổ phiếu có mức thanh khoản đột biến. Lượng khớp lệnh bình quân hàng ngày lên tới 1,25 triệu đơn vị. Giá HQC cũng sụt giảm trong thời gian này tới gần 54%. Hiện HQC chỉ còn 7.300 đồng/cổ phiếu.
Điểm đáng nói là trong khi các thành viên Hội đồng Quản trị liên tiếp công bố các giao dịch khối lượng lớn, không có bất kỳ thông tin nào lý giải cụ thể về mục đích giao dịch. Một số cho biết việc bán ra là nhằm cân đối tài chính cá nhân, nhưng lý do này thiếu thuyết phục vì thành viên Hội đồng quản trị lại cần tiền đến mức bán ra gần như sạch bách cổ phiếu đang nắm giữ với giá rẻ mạt. Bản thân vợ chồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị cũng giao dịch cùng lúc khối lượng lớn khi giá cổ phiếu thấp hơn nhiều mệnh giá.
Trong trường hợp vợ chồng Chủ tịch HQC muốn sang nhượng lại cổ phiếu cho nhau, có thể dễ dàng công bố thông tin cụ thể và thực hiện qua hình thức thỏa thuận. Với khối lượng bán ra lớn như vậy, giá cổ phiếu HQC có thể bị ảnh hưởng, trong khi vợ Chủ tịch lại mua vào khối lượng lớn. Không nói đâu xa, các giao dịch trước đây hồi tháng 7 của ông Trương Anh Tuấn đều ở vùng giá trên 13.000 đồng/cổ phiếu, tức là đắt gần gấp đôi giá hiện tại.
Mới đây HQC lại quyết định phát hành thêm cổ phiếu để thưởng và trả cổ tức với tỉ lệ tới 50%, tức là cứ 2 cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Với mức độ giảm giá mạnh như vừa qua, việc phát hành thêm này càng làm cho cổ đông bất lợi.
Theo ý kiến của nhiều nhà đầu tư, việc thiếu rõ ràng trong việc công bố thông tin giao dịch của các thành viên Hội đồng Quản trị đã nảy sinh mối nghi ngờ về việc đầu cơ trên chính cổ phiếu của doanh nghiệp mình. Niềm tin của cổ đông nhỏ lẻ chỉ còn chỗ bấu víu duy nhất là liệu vợ của Chủ tịch có thực sự mua đủ khối lượng 7 triệu cổ phiếu như đã đăng ký hay không. Nếu các giao dịch được thực hiện qua hình thức thỏa thuận, hoặc mua lại qua khớp lệnh từ việc bán ra của những thành viên khác thì HQC có thể giữ lại được niềm tin của cổ đông.
Sự thất vọng của cổ đông phần nào đã thể hiện ra trong phiên giao dịch kỷ lục hôm nay. Trong hơn 3,77 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, có tới trên 3,57 triệu cổ phiếu là giao dịch tại giá sàn, chiếm gần 95% thanh khoản. Nhà đầu tư tháo chạy hỏi HQC bằng mọi giá với xấp xỉ 3 triệu đơn vị liên tục được bán sàn và chặn bán giá này.
Phải nói rằng tính đầu cơ tại HQC là rất cao và không ít nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu này, khi giá đã giảm từ mức xấp xỉ 30.000 đồng/cổ phiếu xuống 7.300 đồng/cổ phiếu trong 4 tháng cuối năm. Các giao dịch theo đăng ký của vợ chồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị vẫn chưa thực hiện (từ 17/11) chứng tỏ vẫn có nhiều nhà đầu tư khác bắt đáy tại HQC.
Ngày 15/11, HQC đã lập kỷ lục mới về khối lượng với hơn 3,77 triệu cổ phiếu được trao tay, trong đó phần lớn là bị bán giá sàn. Đây là kỷ lục chưa từng có vể mức độ thanh khoản của HQC và riêng mã này đã chiếm trên 14% tổng thanh khoản của sàn HSX.
Trên các diễn đàn chứng khoán đang bùng nổ lời kêu gọi tẩy chay HQC khi giới đầu tư được chứng kiến hàng loạt thành viên điều hành chủ chốt của doanh nghiệp ồ ạt đăng ký bán ra bất chấp giá cổ phiếu đã thấp hơn mệnh giá khá nhiều.
Tính sơ sơ từ đầu tháng 11 tới nay, khối lượng cổ phiếu bị cổ đông nội bộ đăng ký bán ra lên tới hàng triệu. Từ ngày 4/11, ông Trương Thái Sơn, thành viên Hội đồng Quản trị đăng ký bán ra hơn 1,073 triệu cổ phiếu để “cân đối tài chính cá nhân”. Số cổ phiếu còn nắm giữ sau giao dịch chỉ là 600.000. Ông Lê Đình Viên, một thành viên Hội đồng Quản trị khác đăng ký bán sạch trên 2,166 triệu HQC từ ngày 14/11.
Mới nhất là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trương Anh Tuấn đăng ký bán 3 triệu trong tổng số 12,11 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Trong khi đó vợ ông này - là đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị - đăng ký mua vào 7 triệu cổ phiếu, tăng khối lượng sở hữu lên gần 9,27 triệu cổ phiếu. Các giao dịch này đều thực hiện từ ngày 17/11.
HQC có lẽ là một công ty niêm yết hiếm có mà thành viên Hội đồng Quản trị giao dịch cổ phiếu mạnh như vậy. Ông Trương Anh Tuấn từ tháng 7/2011 đã bán ra 4 triệu cổ phiếu, sau đó đến tháng 9 lại bán tiếp 4,5 triệu cổ phiếu nữa. Một số thành viên khác như ông Trương Thái Sơn hồi tháng 7/2011 cũng đã mua vào khối lượng lớn và vừa qua lại bán ra.
Kể từ giữa tháng 9 đến nay, HQC nổi lên như một cổ phiếu có mức thanh khoản đột biến. Lượng khớp lệnh bình quân hàng ngày lên tới 1,25 triệu đơn vị. Giá HQC cũng sụt giảm trong thời gian này tới gần 54%. Hiện HQC chỉ còn 7.300 đồng/cổ phiếu.
Điểm đáng nói là trong khi các thành viên Hội đồng Quản trị liên tiếp công bố các giao dịch khối lượng lớn, không có bất kỳ thông tin nào lý giải cụ thể về mục đích giao dịch. Một số cho biết việc bán ra là nhằm cân đối tài chính cá nhân, nhưng lý do này thiếu thuyết phục vì thành viên Hội đồng quản trị lại cần tiền đến mức bán ra gần như sạch bách cổ phiếu đang nắm giữ với giá rẻ mạt. Bản thân vợ chồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị cũng giao dịch cùng lúc khối lượng lớn khi giá cổ phiếu thấp hơn nhiều mệnh giá.
Trong trường hợp vợ chồng Chủ tịch HQC muốn sang nhượng lại cổ phiếu cho nhau, có thể dễ dàng công bố thông tin cụ thể và thực hiện qua hình thức thỏa thuận. Với khối lượng bán ra lớn như vậy, giá cổ phiếu HQC có thể bị ảnh hưởng, trong khi vợ Chủ tịch lại mua vào khối lượng lớn. Không nói đâu xa, các giao dịch trước đây hồi tháng 7 của ông Trương Anh Tuấn đều ở vùng giá trên 13.000 đồng/cổ phiếu, tức là đắt gần gấp đôi giá hiện tại.
Mới đây HQC lại quyết định phát hành thêm cổ phiếu để thưởng và trả cổ tức với tỉ lệ tới 50%, tức là cứ 2 cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Với mức độ giảm giá mạnh như vừa qua, việc phát hành thêm này càng làm cho cổ đông bất lợi.
Theo ý kiến của nhiều nhà đầu tư, việc thiếu rõ ràng trong việc công bố thông tin giao dịch của các thành viên Hội đồng Quản trị đã nảy sinh mối nghi ngờ về việc đầu cơ trên chính cổ phiếu của doanh nghiệp mình. Niềm tin của cổ đông nhỏ lẻ chỉ còn chỗ bấu víu duy nhất là liệu vợ của Chủ tịch có thực sự mua đủ khối lượng 7 triệu cổ phiếu như đã đăng ký hay không. Nếu các giao dịch được thực hiện qua hình thức thỏa thuận, hoặc mua lại qua khớp lệnh từ việc bán ra của những thành viên khác thì HQC có thể giữ lại được niềm tin của cổ đông.
Sự thất vọng của cổ đông phần nào đã thể hiện ra trong phiên giao dịch kỷ lục hôm nay. Trong hơn 3,77 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, có tới trên 3,57 triệu cổ phiếu là giao dịch tại giá sàn, chiếm gần 95% thanh khoản. Nhà đầu tư tháo chạy hỏi HQC bằng mọi giá với xấp xỉ 3 triệu đơn vị liên tục được bán sàn và chặn bán giá này.
Phải nói rằng tính đầu cơ tại HQC là rất cao và không ít nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu này, khi giá đã giảm từ mức xấp xỉ 30.000 đồng/cổ phiếu xuống 7.300 đồng/cổ phiếu trong 4 tháng cuối năm. Các giao dịch theo đăng ký của vợ chồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị vẫn chưa thực hiện (từ 17/11) chứng tỏ vẫn có nhiều nhà đầu tư khác bắt đáy tại HQC.