Cổ đông VIP không sợ bị phạt
Việc xử phạt xem ra vẫn chưa khiến các cổ đông đặc biệt cảm thấy e ngại khi thực hiện giao dịch mà không báo cáo
Gần đây, chuyện xử phạt đối với các trường hợp là cổ đông nội bộ trong doanh nghiệp cổ phần giao dịch không công bố thông tin đã được nâng lên một mức nghiêm khắc hơn, đó là phạt tiền thay vì cảnh cáo và bắt giải trình.
Đó là các trường hợp như: ông Phan Thanh Phong – Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn bị phạt 10 triệu đồng về hành vi vi phạm trong việc thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết mà không báo cáo theo quy định của pháp luật.
Các ông bà gồm: ông Phạm Đình Lâm – Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa xây dựng Đồng Nai, bà Đặng Thị Xuân Hương - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ Petrolimex, ông Vũ Xuân Dũng - người có liên quan với ông Vũ Xuân Cường, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại cũng bị phạt 10 triệu đồng do thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết mà không báo cáo theo quy định của pháp luật.
Ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, giải thích rằng, sau khi nhắc nhở thì việc xử phạt bằng tiền mới chính thức được áp dụng. Tất nhiên, có nhiều trường hợp vi phạm lần thứ nhất là do vô tình, do không nắm được luật lệ, điều đó có thể châm chước. Nhưng nếu tiếp tục vi phạm lần thứ 2 thì không thể chấp nhận lý do vô tình nữa.
“Việc xử phạt là một việc bất đắc dĩ vì không muốn xử phạt chút nào mà muốn thị trường luôn lành mạnh. Cái khó ở đây là Luật và các văn bản hướng dẫn đầy đủ nhưng nhiều doanh nghiệp chưa đọc kỹ và hiểu hết những quy định đó”, ông Long nói.
Tuy nhiên, việc xử phạt đó xem ra vẫn chưa khiến các cổ đông đặc biệt này cảm thấy e ngại khi thực hiện giao dịch mà không báo cáo. Gần đây nhất là hai trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin của hai doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Đó là trường hợp của bà Tống Nữ Hoài Hương là người có liên quan với ông Lê Quang Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn đã bán 500 cổ phiếu GMC nhưng không công bố thông tin. Công ty Hong Long Limited là cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Hợp tác sản xuất nhập khẩu Savimex đã mua 100.000 cổ phiếu SAV vào các ngày 27&28/9/2007 nhưng không công bố thông tin.
Theo ông Long, một thực trạng đang xảy ra phổ biến trong các công ty niêm yết mà Thanh tra chứng khoán biết được khi có dịp đi kiểm tra định kỳ hồi đầu năm nay. Đó là việc thực hiện lập báo cáo và công bố thông tin của các tổ chức niêm yết cũng còn bộc lộ những yếu kém, bất cập nhất định, đặc biệt kể từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành. Sau đợt kiểm tra đó, Thanh tra đã có công văn gửi tất cả các doanh nghiệp niêm yết nhắc nhở và đề nghị khắc phục rất cụ thể.
Theo đó, các công ty tổ chức quán triệt quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, các công ty phải sớm ban hành quy trình lập báo cáo và công bố thông tin phù hợp với đặc điểm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Trong quy trình phải quy định rõ về tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm của từng người có liên quan đến việc thực hiện công bố thông tin cần được quy định chi tiết, đảm bảo tính chặt chẽ, liên tục kiểm soát giữa các khâu trong quá trình lập báo cáo và công bố thông tin. Khi những người phụ trách công bố thông tin đi vắng hay thay đổi công việc thì phải có quy định bằng văn bản người thay thế để tiếp tục theo dõi và thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định.
Hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty phải phổ biến và quán triệt quy định công bố thông tin, giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ tại hội nghị đại hội đồng cổ đông trong kỳ tới để cho các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, kế toán trưởng và cổ đông lớn thực hiện nghiêm túc quy định báo cáo, công bố thông tin trước và sau khi giao dịch theo đúng pháp luật; ngăn ngừa việc dò rỉ thông tin nội bộ, hoặc lợi dụng có được thông tin để tham gia vào hoạt động giao dịch nội gián, thao túng thị trường.
Ban lãnh đạo công ty cần có sự quan tâm thích đáng đến công tác lập báo cáo và công bố thông tin, cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia vào quá trình soạn thảo báo cáo và thực hiện công bố thông tin, đồng thời tạo điều kiện cho người công bố thông tin tham gia các khóa đào tạo về chứng khoán, thị trường chứng khoán, công bố thông tin và thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành. Các cán bộ phụ trách công bố thông tin cũng cần phải thông báo rõ địa chỉ, số điện thoại, email của mình để các tổ chức, cá nhân có liên quan tiện liên lạc.
Công ty cần chủ động hơn trong việc thực hiện công bố thông tin bất thường, các thông tin phải công bố trong vòng 24h như các sự kiện xảy ra theo quy định hiện hành, các thông tin quan trọng, có giá trị và có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, tuân thủ quy định về nội dung và thời gian công bố thông tin, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Ngoài ra, Thanh tra cũng lưu ý các công ty trong việc củng cố các tủ tài liệu, cặp hồ sơ, nơi bảo quản, lưu trữ báo cáo, tài liệu về công bố thông tin kể cả bằng văn bản và bằng file dữ liệu và tạo thuận lợi cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể dễ dàng tiếp cận, tham khảo và kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Đó là các trường hợp như: ông Phan Thanh Phong – Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn bị phạt 10 triệu đồng về hành vi vi phạm trong việc thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết mà không báo cáo theo quy định của pháp luật.
Các ông bà gồm: ông Phạm Đình Lâm – Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa xây dựng Đồng Nai, bà Đặng Thị Xuân Hương - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thuỷ Petrolimex, ông Vũ Xuân Dũng - người có liên quan với ông Vũ Xuân Cường, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại cũng bị phạt 10 triệu đồng do thực hiện giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết mà không báo cáo theo quy định của pháp luật.
Ông Hoàng Đức Long, Chánh thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, giải thích rằng, sau khi nhắc nhở thì việc xử phạt bằng tiền mới chính thức được áp dụng. Tất nhiên, có nhiều trường hợp vi phạm lần thứ nhất là do vô tình, do không nắm được luật lệ, điều đó có thể châm chước. Nhưng nếu tiếp tục vi phạm lần thứ 2 thì không thể chấp nhận lý do vô tình nữa.
“Việc xử phạt là một việc bất đắc dĩ vì không muốn xử phạt chút nào mà muốn thị trường luôn lành mạnh. Cái khó ở đây là Luật và các văn bản hướng dẫn đầy đủ nhưng nhiều doanh nghiệp chưa đọc kỹ và hiểu hết những quy định đó”, ông Long nói.
Tuy nhiên, việc xử phạt đó xem ra vẫn chưa khiến các cổ đông đặc biệt này cảm thấy e ngại khi thực hiện giao dịch mà không báo cáo. Gần đây nhất là hai trường hợp vi phạm quy định công bố thông tin của hai doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Đó là trường hợp của bà Tống Nữ Hoài Hương là người có liên quan với ông Lê Quang Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn đã bán 500 cổ phiếu GMC nhưng không công bố thông tin. Công ty Hong Long Limited là cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Hợp tác sản xuất nhập khẩu Savimex đã mua 100.000 cổ phiếu SAV vào các ngày 27&28/9/2007 nhưng không công bố thông tin.
Theo ông Long, một thực trạng đang xảy ra phổ biến trong các công ty niêm yết mà Thanh tra chứng khoán biết được khi có dịp đi kiểm tra định kỳ hồi đầu năm nay. Đó là việc thực hiện lập báo cáo và công bố thông tin của các tổ chức niêm yết cũng còn bộc lộ những yếu kém, bất cập nhất định, đặc biệt kể từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành. Sau đợt kiểm tra đó, Thanh tra đã có công văn gửi tất cả các doanh nghiệp niêm yết nhắc nhở và đề nghị khắc phục rất cụ thể.
Theo đó, các công ty tổ chức quán triệt quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, các công ty phải sớm ban hành quy trình lập báo cáo và công bố thông tin phù hợp với đặc điểm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Trong quy trình phải quy định rõ về tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm của từng người có liên quan đến việc thực hiện công bố thông tin cần được quy định chi tiết, đảm bảo tính chặt chẽ, liên tục kiểm soát giữa các khâu trong quá trình lập báo cáo và công bố thông tin. Khi những người phụ trách công bố thông tin đi vắng hay thay đổi công việc thì phải có quy định bằng văn bản người thay thế để tiếp tục theo dõi và thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định.
Hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty phải phổ biến và quán triệt quy định công bố thông tin, giao dịch của cổ đông lớn và cổ đông nội bộ tại hội nghị đại hội đồng cổ đông trong kỳ tới để cho các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, kế toán trưởng và cổ đông lớn thực hiện nghiêm túc quy định báo cáo, công bố thông tin trước và sau khi giao dịch theo đúng pháp luật; ngăn ngừa việc dò rỉ thông tin nội bộ, hoặc lợi dụng có được thông tin để tham gia vào hoạt động giao dịch nội gián, thao túng thị trường.
Ban lãnh đạo công ty cần có sự quan tâm thích đáng đến công tác lập báo cáo và công bố thông tin, cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia vào quá trình soạn thảo báo cáo và thực hiện công bố thông tin, đồng thời tạo điều kiện cho người công bố thông tin tham gia các khóa đào tạo về chứng khoán, thị trường chứng khoán, công bố thông tin và thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành. Các cán bộ phụ trách công bố thông tin cũng cần phải thông báo rõ địa chỉ, số điện thoại, email của mình để các tổ chức, cá nhân có liên quan tiện liên lạc.
Công ty cần chủ động hơn trong việc thực hiện công bố thông tin bất thường, các thông tin phải công bố trong vòng 24h như các sự kiện xảy ra theo quy định hiện hành, các thông tin quan trọng, có giá trị và có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, tuân thủ quy định về nội dung và thời gian công bố thông tin, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Ngoài ra, Thanh tra cũng lưu ý các công ty trong việc củng cố các tủ tài liệu, cặp hồ sơ, nơi bảo quản, lưu trữ báo cáo, tài liệu về công bố thông tin kể cả bằng văn bản và bằng file dữ liệu và tạo thuận lợi cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể dễ dàng tiếp cận, tham khảo và kiểm tra theo quy định của pháp luật.