Có đúng “không ai chất vấn” tư lệnh ngành y tế?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Tôi thì không bị chất vấn nhiều, báo chí phản ánh nhiều thôi, còn kỳ vừa rồi tôi không bị chất vấn”
Thú thực, người viết bài này đã định không trở lại câu chuyện có liên quan đến chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế tại nghị trường ở kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua nữa, dù dư âm của nó có lẽ sẽ còn dài, rất dài.
Nhưng, tối 26/12 lại tình cờ đọc được bài viết “Không ai chất vấn, tôi chủ động nói vụ Cát Tường” trên báo điện tử Vietnamnet dẫn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại hội thảo "Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác y tế" do bà chủ trì ở Hà Nội vào sáng cùng ngày.
Theo bài báo, ở hội thảo này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật nêu rằng, đại biểu Quốc hội chất vấn nhiều Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong các cuộc họp, bởi không chất vấn Bộ trưởng thì biết chất vấn ai về những vấn đề nóng của ngành?
Và Bộ trưởng Kim Tiến đã xin lỗi ngắt lời ông Cương để giải thích: “Tôi thì không bị chất vấn nhiều, báo chí phản ánh nhiều thôi, còn kỳ vừa rồi tôi không bị chất vấn. Tôi chủ động bấm máy trả lời. Chủ yếu vừa rồi báo chí phản ánh về các vấn đề y tế nóng và những sự cố của ngành, chứ còn trong Quốc hội kỳ này tôi không nằm trong danh sách trả lời chất vấn và cũng không có ai chất vấn tôi. Nhưng khi có một đồng chí đại biểu Quốc hội nói về việc chậm ban hành một số văn bản liên quan đến dioxin thì tôi giải thích về vấn đề đó, nhân tiện tôi cũng nói luôn về vụ việc xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường”.
Trong lời đáp, đại biểu Cương khẳng định ngoài việc chất vấn trực tiếp, các đại biểu cũng còn nhiều hình thức chất vấn khác.
Từ quan sát của người viết bài tại nghị trường, đại biểu Cương nói rất đúng, và Bộ trưởng Kim Tiến cũng không nói sai.
Đúng là tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Bộ trưởng Kim Tiến không nằm trong danh sách trả lời chất vấn trực tiếp, dù được nhiều đại biểu yêu cầu. Còn trong buổi sáng ngày 19/11, khi thảo luận ở hội trường về báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, cũng không có vị nào trực tiếp chất vấn về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, song Bộ trưởng Kim Tiến đã dành ít phút nói về vấn đề này.
Nhưng như thế không có nghĩa là “không ai chất vấn” Bộ trưởng. Bởi, như VnEconomy đã hơn một lần đề cập, bên cạnh trực tiếp nêu câu hỏi trong các phiên chất vấn trực tiếp, thì rất nhiều vị đại biểu chọn hình thức gửi văn bản chất vấn.
Và, như VnEconomy đã đưa tin, trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ sáu vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận được tới 11 chất vấn bằng văn bản, chỉ đứng sau hai vị bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đều nhận được 21 chất vấn).
Trong số đó, một số vị đại biểu đã đề cập các "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên quan đến y đức của người thày thuốc mà đỉnh điểm là vụ thẩm mỹ viện Cát Tường và “truy” trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng về tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng.
Ở các văn bản trả lời thì Bộ trưởng Kim Tiến đều tóm tắt diễn biến từng vụ việc mà có vị đại biểu gọi là “scandal”: tiêm thiếu vaccine, nhân bản xét nghiệm, 3 trẻ tử vong tại Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường...
Đây cũng là những vụ việc chính gây nên “sóng gió” trong năm 2013 của tư lệnh ngành y tế.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những vụ việc nói trên là hậu quả của việc xuống cấp đạo đức xã hội nói chung và mầm mống của nhiều bê bối trong ngành y đã hình thành từ trước khi bà Kim Tiến được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế vào tháng 8/2011. Nỗi niềm của vị tư lệnh ngành y cũng nhận được sự cảm thông của người đứng đầu Chính phủ khi ông chọn nâng cao y đức cùng với giảm quá tải bệnh viện là một trong hai vấn đề xã hội để giải trình thêm trước Quốc hội. Và cũng nhận được chia sẻ của Tổng bí thư khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, rằng “có nhiều cái nằm ngoài tính toán, những việc rất đau đầu không đáng có”.
Nhưng, tâm điểm của dư luận nằm ở ứng xử của người đứng đầu ngành y, một thành viên Chính phủ, một đại biểu Quốc hội đương nhiệm.
Tại kỳ họp Quốc hội giữa năm nay, khi phát ngôn về những vấn nạn của ngành y như quá tải hay phong bì, nữ Bộ trưởng đã gây ấn tượng mạnh khi nói câu hỏi về tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Hay, “nếu phát hiện bác sĩ nào nhận phong bì hãy chụp ảnh, ghi lại tên tuổi đưa cho chúng tôi xử lý”.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ họp đó, bà nằm trong số các thành viên Chính phủ được ít phiếu tín nhiệm cao, nhiều phiếu tín nhiệm thấp.
Ngay sau đó, vị Bộ trưởng lại tiếp tục làm tốn rất nhiều giấy mực của báo chí với vụ việc xảy ra vào cuối tháng 7/2013, ba trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Thời điểm đó, Bộ trưởng Kim Tiến đang có chuyến công tác tại địa phương này và tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh, thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn...
Trả lời báo chí về lý do tại sao không đến thăm hỏi và chia sẻ cùng các gia đình có trẻ bị tử vong, Bộ trưởng cho biết lịch làm việc đã kín. Và quả quyết “sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin, lỗi do người tiêm, xử người tiêm, lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
Dư luận sau đó còn bàng hoàng về vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Đa Khoa Hoài Đức nhằm trục lợi bảo hiểm y tế suốt từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013. Và chẳng thể an lòng khi nghe Bộ trưởng nói rằng để xảy ra sai sót trong suốt cả một thời gian dài như vậy trách nhiệm đầu tiên thuộc về trưởng phòng xét nghiệm và giám đốc bệnh viện.
Rồi đến vụ việc động trời bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác bệnh nhân, đại biểu phẫn nộ khi thảo luận, phóng viên liên tục đề nghị bà thể hiện chính kiến nhưng Bộ trưởng đều rất kiên quyết từ chối và chỉ trả lời sau khi nhận được tới khoảng 50 câu hỏi từ nhiều tờ báo.
Và khi có đến hơn một vị đại biểu gửi văn bản “truy” trách nhiệm của Bộ và cá nhân Bộ trưởng về sự xuống cấp trầm trọng của y đức thì bà thanh minh rằng “sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức”.
Chính vì vậy, Bộ trưởng “trân trọng đề nghị đại biểu có ý kiến với các ban ngành liên quan cùng chung tay với ngành y tế nâng cao đạo đức nghề nghiệp”. Chẳng trách không chỉ các vị gửi chất vấn mà một số vị khác cũng chung nhận xét Bộ trưởng nói về những vấn đề của ngành mình không đúng tầm của một vị "tư lệnh" ngành, nhẹ cả trách nhiệm và cả giải pháp.
Trở lại đoạn đối thoại của Bộ trưởng Kim Tiến với đại biểu Sỹ Cương ở đầu bài viết này, lại là câu chuyện ứng xử. Người viết nghĩ rằng, ít nhất với sự am hiểu của một vị đại biểu đương nhiệm, có lẽ bà không nên ngắt lời ông Cương để quả quyết rằng “không có ai chất vấn tôi”.
Ứng xử đúng tầm, luôn luôn là đòi hỏi của xã hội, với một chính khách.
Nhưng, tối 26/12 lại tình cờ đọc được bài viết “Không ai chất vấn, tôi chủ động nói vụ Cát Tường” trên báo điện tử Vietnamnet dẫn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại hội thảo "Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác y tế" do bà chủ trì ở Hà Nội vào sáng cùng ngày.
Theo bài báo, ở hội thảo này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật nêu rằng, đại biểu Quốc hội chất vấn nhiều Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong các cuộc họp, bởi không chất vấn Bộ trưởng thì biết chất vấn ai về những vấn đề nóng của ngành?
Và Bộ trưởng Kim Tiến đã xin lỗi ngắt lời ông Cương để giải thích: “Tôi thì không bị chất vấn nhiều, báo chí phản ánh nhiều thôi, còn kỳ vừa rồi tôi không bị chất vấn. Tôi chủ động bấm máy trả lời. Chủ yếu vừa rồi báo chí phản ánh về các vấn đề y tế nóng và những sự cố của ngành, chứ còn trong Quốc hội kỳ này tôi không nằm trong danh sách trả lời chất vấn và cũng không có ai chất vấn tôi. Nhưng khi có một đồng chí đại biểu Quốc hội nói về việc chậm ban hành một số văn bản liên quan đến dioxin thì tôi giải thích về vấn đề đó, nhân tiện tôi cũng nói luôn về vụ việc xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường”.
Trong lời đáp, đại biểu Cương khẳng định ngoài việc chất vấn trực tiếp, các đại biểu cũng còn nhiều hình thức chất vấn khác.
Từ quan sát của người viết bài tại nghị trường, đại biểu Cương nói rất đúng, và Bộ trưởng Kim Tiến cũng không nói sai.
Đúng là tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 vừa qua, Bộ trưởng Kim Tiến không nằm trong danh sách trả lời chất vấn trực tiếp, dù được nhiều đại biểu yêu cầu. Còn trong buổi sáng ngày 19/11, khi thảo luận ở hội trường về báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, cũng không có vị nào trực tiếp chất vấn về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, song Bộ trưởng Kim Tiến đã dành ít phút nói về vấn đề này.
Nhưng như thế không có nghĩa là “không ai chất vấn” Bộ trưởng. Bởi, như VnEconomy đã hơn một lần đề cập, bên cạnh trực tiếp nêu câu hỏi trong các phiên chất vấn trực tiếp, thì rất nhiều vị đại biểu chọn hình thức gửi văn bản chất vấn.
Và, như VnEconomy đã đưa tin, trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ sáu vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận được tới 11 chất vấn bằng văn bản, chỉ đứng sau hai vị bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đều nhận được 21 chất vấn).
Trong số đó, một số vị đại biểu đã đề cập các "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên quan đến y đức của người thày thuốc mà đỉnh điểm là vụ thẩm mỹ viện Cát Tường và “truy” trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng về tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng.
Ở các văn bản trả lời thì Bộ trưởng Kim Tiến đều tóm tắt diễn biến từng vụ việc mà có vị đại biểu gọi là “scandal”: tiêm thiếu vaccine, nhân bản xét nghiệm, 3 trẻ tử vong tại Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường...
Đây cũng là những vụ việc chính gây nên “sóng gió” trong năm 2013 của tư lệnh ngành y tế.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, những vụ việc nói trên là hậu quả của việc xuống cấp đạo đức xã hội nói chung và mầm mống của nhiều bê bối trong ngành y đã hình thành từ trước khi bà Kim Tiến được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế vào tháng 8/2011. Nỗi niềm của vị tư lệnh ngành y cũng nhận được sự cảm thông của người đứng đầu Chính phủ khi ông chọn nâng cao y đức cùng với giảm quá tải bệnh viện là một trong hai vấn đề xã hội để giải trình thêm trước Quốc hội. Và cũng nhận được chia sẻ của Tổng bí thư khi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, rằng “có nhiều cái nằm ngoài tính toán, những việc rất đau đầu không đáng có”.
Nhưng, tâm điểm của dư luận nằm ở ứng xử của người đứng đầu ngành y, một thành viên Chính phủ, một đại biểu Quốc hội đương nhiệm.
Tại kỳ họp Quốc hội giữa năm nay, khi phát ngôn về những vấn nạn của ngành y như quá tải hay phong bì, nữ Bộ trưởng đã gây ấn tượng mạnh khi nói câu hỏi về tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Hay, “nếu phát hiện bác sĩ nào nhận phong bì hãy chụp ảnh, ghi lại tên tuổi đưa cho chúng tôi xử lý”.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ họp đó, bà nằm trong số các thành viên Chính phủ được ít phiếu tín nhiệm cao, nhiều phiếu tín nhiệm thấp.
Ngay sau đó, vị Bộ trưởng lại tiếp tục làm tốn rất nhiều giấy mực của báo chí với vụ việc xảy ra vào cuối tháng 7/2013, ba trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Thời điểm đó, Bộ trưởng Kim Tiến đang có chuyến công tác tại địa phương này và tham dự lễ khởi công xây dựng nhà tháp chuông tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh, thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn...
Trả lời báo chí về lý do tại sao không đến thăm hỏi và chia sẻ cùng các gia đình có trẻ bị tử vong, Bộ trưởng cho biết lịch làm việc đã kín. Và quả quyết “sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin, lỗi do người tiêm, xử người tiêm, lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
Dư luận sau đó còn bàng hoàng về vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Đa Khoa Hoài Đức nhằm trục lợi bảo hiểm y tế suốt từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013. Và chẳng thể an lòng khi nghe Bộ trưởng nói rằng để xảy ra sai sót trong suốt cả một thời gian dài như vậy trách nhiệm đầu tiên thuộc về trưởng phòng xét nghiệm và giám đốc bệnh viện.
Rồi đến vụ việc động trời bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác bệnh nhân, đại biểu phẫn nộ khi thảo luận, phóng viên liên tục đề nghị bà thể hiện chính kiến nhưng Bộ trưởng đều rất kiên quyết từ chối và chỉ trả lời sau khi nhận được tới khoảng 50 câu hỏi từ nhiều tờ báo.
Và khi có đến hơn một vị đại biểu gửi văn bản “truy” trách nhiệm của Bộ và cá nhân Bộ trưởng về sự xuống cấp trầm trọng của y đức thì bà thanh minh rằng “sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức”.
Chính vì vậy, Bộ trưởng “trân trọng đề nghị đại biểu có ý kiến với các ban ngành liên quan cùng chung tay với ngành y tế nâng cao đạo đức nghề nghiệp”. Chẳng trách không chỉ các vị gửi chất vấn mà một số vị khác cũng chung nhận xét Bộ trưởng nói về những vấn đề của ngành mình không đúng tầm của một vị "tư lệnh" ngành, nhẹ cả trách nhiệm và cả giải pháp.
Trở lại đoạn đối thoại của Bộ trưởng Kim Tiến với đại biểu Sỹ Cương ở đầu bài viết này, lại là câu chuyện ứng xử. Người viết nghĩ rằng, ít nhất với sự am hiểu của một vị đại biểu đương nhiệm, có lẽ bà không nên ngắt lời ông Cương để quả quyết rằng “không có ai chất vấn tôi”.
Ứng xử đúng tầm, luôn luôn là đòi hỏi của xã hội, với một chính khách.