Có được từ chối yêu cầu của dân do thiếu luật?
"Nhà nước chưa ban hành đủ luật thì lỗi là do Nhà nước, dân yêu cầu phải đáp ứng nguyện vọng của dân"
Chiều 13/3, Tòa án Nhân dân Tối cao đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).
Liên quan đến quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, một nguyên tắc mới được nêu tại dự thảo luật là: “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - đề nghị bỏ quy định này kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định này chủ yếu được áp dụng ở các nước theo hệ thống án lệ, nơi mà tòa án có quyền giải thích luật và án lệ là nguồn luật. Còn ở Việt Nam, tòa án nhân dân xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
“Vì vậy, quy định như dự thảo không phù hợp với thực tiễn nước ta”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, về vấn đề nêu trên vẫn có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp và quy định của Hiến pháp năm 2013 về tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì việc quy định nguyên tắc tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng tại điều 4 dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) là hợp lý.
Tuy nhiên, ý kiến này đề nghị cần quy định trường hợp không có quy định cụ thể của luật thì tòa án áp dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của luật và án lệ để giải quyết.
Vẫn theo Chánh án, loại ý kiến thứ hai cho rằng việc quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng là không khả thi, vì không có quy định của luật thì tòa án sẽ không có căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án.
Tòa án Nhân dân Tối cao nhất trí và tiếp thu theo loại ý kiến thứ nhất, ông Bình cho biết.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nếu không có điều luật để áp dụng thì trách nhiệm thuộc về Nhà nước chứ không thuộc về người dân, vậy nên nếu từ chối yêu cầu của dân thì chưa phải với người dân.
"Nếu lấy lý do là chưa ban hành luật, thiếu luật mà từ chối yêu cầu của dân thì đã tròn trách nhiệm với dân hay chưa, nên đưa vào dự thảo luật để tiếp tục thảo luận tại Quốc hội", bà Mai góp ý.
"Nhà nước chưa ban hành đủ luật thì lỗi là do Nhà nước, dân yêu cầu phải đáp ứng nguyện vọng của dân", Chánh án Trương Hòa Bình nói thêm.
Từng được đặt ra tại Bộ luật Dân sự sửa đổi (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 vào cuối 2014), quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng cũng đã từng gây tranh cãi ở một số phiên thảo luận về dự án luật này.
Khi đó, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cũng đã nhận xét, đây là quy định mới nhưng không hay mà ngược đời, bởi nhiều vấn đề có luật rồi mà còn xử chưa ra sao.
Kết thúc phiên thảo luận về dự án Luật Tố tụng dân sự chiều 13/3, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự thảo Bộ luật Dân sự đã quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng hiện nay đang được lấy ý kiến nhân dân.
Bởi vậy nên chờ kết quả lấy ý kiến để sửa cả hai bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự cho thống nhất.
Bên cạnh nội dung nói trên, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện cũng là quy định được nhiều ý kiến quan tâm thảo luận.
Bà Trương Thị Mai góp ý, cần bổ sung biện pháp khẩn cấp là cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp đang nợ đọng bảo hiểm xã hội và nợ lương công nhân quá lớn.
Liên quan đến quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, một nguyên tắc mới được nêu tại dự thảo luật là: “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - cơ quan thẩm tra dự án luật - đề nghị bỏ quy định này kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định này chủ yếu được áp dụng ở các nước theo hệ thống án lệ, nơi mà tòa án có quyền giải thích luật và án lệ là nguồn luật. Còn ở Việt Nam, tòa án nhân dân xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
“Vì vậy, quy định như dự thảo không phù hợp với thực tiễn nước ta”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhấn mạnh.
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, về vấn đề nêu trên vẫn có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng để thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp và quy định của Hiến pháp năm 2013 về tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân thì việc quy định nguyên tắc tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng tại điều 4 dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) là hợp lý.
Tuy nhiên, ý kiến này đề nghị cần quy định trường hợp không có quy định cụ thể của luật thì tòa án áp dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của luật và án lệ để giải quyết.
Vẫn theo Chánh án, loại ý kiến thứ hai cho rằng việc quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng là không khả thi, vì không có quy định của luật thì tòa án sẽ không có căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án.
Tòa án Nhân dân Tối cao nhất trí và tiếp thu theo loại ý kiến thứ nhất, ông Bình cho biết.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nếu không có điều luật để áp dụng thì trách nhiệm thuộc về Nhà nước chứ không thuộc về người dân, vậy nên nếu từ chối yêu cầu của dân thì chưa phải với người dân.
"Nếu lấy lý do là chưa ban hành luật, thiếu luật mà từ chối yêu cầu của dân thì đã tròn trách nhiệm với dân hay chưa, nên đưa vào dự thảo luật để tiếp tục thảo luận tại Quốc hội", bà Mai góp ý.
"Nhà nước chưa ban hành đủ luật thì lỗi là do Nhà nước, dân yêu cầu phải đáp ứng nguyện vọng của dân", Chánh án Trương Hòa Bình nói thêm.
Từng được đặt ra tại Bộ luật Dân sự sửa đổi (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 vào cuối 2014), quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng cũng đã từng gây tranh cãi ở một số phiên thảo luận về dự án luật này.
Khi đó, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cũng đã nhận xét, đây là quy định mới nhưng không hay mà ngược đời, bởi nhiều vấn đề có luật rồi mà còn xử chưa ra sao.
Kết thúc phiên thảo luận về dự án Luật Tố tụng dân sự chiều 13/3, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự thảo Bộ luật Dân sự đã quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng hiện nay đang được lấy ý kiến nhân dân.
Bởi vậy nên chờ kết quả lấy ý kiến để sửa cả hai bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự cho thống nhất.
Bên cạnh nội dung nói trên, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện cũng là quy định được nhiều ý kiến quan tâm thảo luận.
Bà Trương Thị Mai góp ý, cần bổ sung biện pháp khẩn cấp là cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp đang nợ đọng bảo hiểm xã hội và nợ lương công nhân quá lớn.