“Cơ hội đầu tư tốt nhất 2012 nằm ở Việt Nam”
Nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam của một nhà quản lý quỹ nước ngoài trên tờ Forbes của Mỹ
Chứng khoán Việt Nam đang quá rẻ, quá hấp dẫn. Đó là nhận định mà tác giả Peter Cohan đưa ra trong bài viết nhan đề “Why you should invest in Vietnam” (tạm dịch: “Lý do nên đầu tư vào Việt Nam) được đăng trên tạp chí Forbes mới đây.
Ông Cohan cho biết, trong chuyến thăm đầu tháng 1 này tới Singapore, ông đã gặp một nhà quản lý quỹ giàu kinh nghiệm. Nhà quản lý quỹ này đưa ra một ý tưởng khá thú vị rằng, đầu tư vào Indonesia - thị trường được coi là hấp dẫn trong năm qua - giờ đã “lỗi mốt”, và rằng, cơ hội đầu tư tốt nhất trong khu vực trong năm 2012 nằm ở thị trường Việt Nam.
Theo nhà quản lý quỹ trên, giá cổ phiếu ở Việt Nam đang rất rẻ. Cụ thể, ông này cho biết đã tìm được 20 cổ phiếu của Việt Nam có hệ số giá/thu nhập (P/E) ở mức 2 lần, tăng trưởng dòng tiền 14% và lãi cổ tức (dividen yield) ở mức ít nhất 12%.
Tác giả bài viết lý giải, việc đầu tư cổ phiếu theo giá trị (value investing) phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư tìm ra những cổ phiếu mà tương quan giữa thị giá và thu nhập thấp hơn mức tăng trưởng thu nhập được kỳ vọng của cổ phiếu đó.
Đây được xem là nguyên tắc “tăng trưởng với giá cả phải chăng” (GARP). Trong đó dòng tiền - số tiền còn lại của doanh nghiệp niêm yết sau khi trả hết mọi chi phí - tăng trưởng với tốc độ cao hơn hệ số P/E. Khi đó, cổ phiếu được coi là rẻ.
Theo trường phái đầu tư như vậy, nếu những con số mà nhà quản lý quỹ nói trên đưa ra là chính xác, thì tác giả cho rằng, những cổ phiếu mà nhà quản lý quỹ tìm ra được ở Việt Nam đang quá rẻ.
Cổ phiếu được đánh giá là có mức giá hợp lý nếu tỷ lệ giữa hệ số P/E và tăng trưởng thu nhập ở mức từ 1,0 trở xuống. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với các cổ phiếu Việt Nam được nhà quản lý quỹ phát hiện là 2/14 = 0,14, một con số cho thấy mức giá quá rẻ.
Nhà quản lý quỹ còn chỉ ra một lợi thế khác của cổ phiếu Việt Nam là mức lãi cổ tức - tỷ lệ giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu - rất cao. Mức lãi cổ tức 12% như đã nói ở trên là cực cao, nếu so với mức lãi suất tiền gửi ngân hàng dưới 1% ở Mỹ hiện nay.
Mức lãi cổ tức cao trên có thể sẽ không được duy trì lâu, vì giá cổ phiếu sẽ tăng trong khi cổ tức không tăng hoặc các công ty giảm cổ tức. Tuy nhiên, cho dù mức lãi cổ tức có giảm xuống mức 8%, thì khoản cổ tức tiền mặt hàng năm vẫn đủ hấp dẫn để bù đắp cho những rủi ro mà các nhà đầu tư đương đầu khi nắm giữ các cổ phiếu này.
Tác giả nhận xét, năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp một số khó khăn, trong đó có việc lạm phát tăng vọt lên 23% vào tháng 8, buộc Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 9% lên 15%. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 28% trong cả năm.
Tuy nhiên, chính sự đi xuống của thị trường đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư thực hiện mua vào đối với cổ phiếu của một số doanh nghiệp niêm yết vào hàng lớn nhất ở Việt Nam. Và việc mua vào này đang đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư.
Tác giả bài viết lấy ví dụ, vào tháng 1/2011, hãng tin Reuters loan tin hãng rượu mạnh Diageo mua 23,6% cổ phần của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội với giá 33 triệu USD từ quỹ VinaCapital. Một thương vụ khác phải kể đến là công ty Mount Kellett Capital Management đầu tư 100 triệu USD vào tập đoàn Masan.
Cuối cùng, bài viết đưa ra khuyến nghị nên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngân hàng, thực phẩm và đồ uống, vì đây là các lĩnh vực sẽ chứng kiến nhu cầu gia tăng từ tầng lớp trung lưu của Việt Nam.
Ông Cohan cho biết, trong chuyến thăm đầu tháng 1 này tới Singapore, ông đã gặp một nhà quản lý quỹ giàu kinh nghiệm. Nhà quản lý quỹ này đưa ra một ý tưởng khá thú vị rằng, đầu tư vào Indonesia - thị trường được coi là hấp dẫn trong năm qua - giờ đã “lỗi mốt”, và rằng, cơ hội đầu tư tốt nhất trong khu vực trong năm 2012 nằm ở thị trường Việt Nam.
Theo nhà quản lý quỹ trên, giá cổ phiếu ở Việt Nam đang rất rẻ. Cụ thể, ông này cho biết đã tìm được 20 cổ phiếu của Việt Nam có hệ số giá/thu nhập (P/E) ở mức 2 lần, tăng trưởng dòng tiền 14% và lãi cổ tức (dividen yield) ở mức ít nhất 12%.
Tác giả bài viết lý giải, việc đầu tư cổ phiếu theo giá trị (value investing) phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư tìm ra những cổ phiếu mà tương quan giữa thị giá và thu nhập thấp hơn mức tăng trưởng thu nhập được kỳ vọng của cổ phiếu đó.
Đây được xem là nguyên tắc “tăng trưởng với giá cả phải chăng” (GARP). Trong đó dòng tiền - số tiền còn lại của doanh nghiệp niêm yết sau khi trả hết mọi chi phí - tăng trưởng với tốc độ cao hơn hệ số P/E. Khi đó, cổ phiếu được coi là rẻ.
Theo trường phái đầu tư như vậy, nếu những con số mà nhà quản lý quỹ nói trên đưa ra là chính xác, thì tác giả cho rằng, những cổ phiếu mà nhà quản lý quỹ tìm ra được ở Việt Nam đang quá rẻ.
Cổ phiếu được đánh giá là có mức giá hợp lý nếu tỷ lệ giữa hệ số P/E và tăng trưởng thu nhập ở mức từ 1,0 trở xuống. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với các cổ phiếu Việt Nam được nhà quản lý quỹ phát hiện là 2/14 = 0,14, một con số cho thấy mức giá quá rẻ.
Nhà quản lý quỹ còn chỉ ra một lợi thế khác của cổ phiếu Việt Nam là mức lãi cổ tức - tỷ lệ giữa cổ tức và thị giá cổ phiếu - rất cao. Mức lãi cổ tức 12% như đã nói ở trên là cực cao, nếu so với mức lãi suất tiền gửi ngân hàng dưới 1% ở Mỹ hiện nay.
Mức lãi cổ tức cao trên có thể sẽ không được duy trì lâu, vì giá cổ phiếu sẽ tăng trong khi cổ tức không tăng hoặc các công ty giảm cổ tức. Tuy nhiên, cho dù mức lãi cổ tức có giảm xuống mức 8%, thì khoản cổ tức tiền mặt hàng năm vẫn đủ hấp dẫn để bù đắp cho những rủi ro mà các nhà đầu tư đương đầu khi nắm giữ các cổ phiếu này.
Tác giả nhận xét, năm 2011, kinh tế Việt Nam gặp một số khó khăn, trong đó có việc lạm phát tăng vọt lên 23% vào tháng 8, buộc Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 9% lên 15%. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 28% trong cả năm.
Tuy nhiên, chính sự đi xuống của thị trường đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư thực hiện mua vào đối với cổ phiếu của một số doanh nghiệp niêm yết vào hàng lớn nhất ở Việt Nam. Và việc mua vào này đang đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư.
Tác giả bài viết lấy ví dụ, vào tháng 1/2011, hãng tin Reuters loan tin hãng rượu mạnh Diageo mua 23,6% cổ phần của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội với giá 33 triệu USD từ quỹ VinaCapital. Một thương vụ khác phải kể đến là công ty Mount Kellett Capital Management đầu tư 100 triệu USD vào tập đoàn Masan.
Cuối cùng, bài viết đưa ra khuyến nghị nên đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam thuộc các lĩnh vực ngân hàng, thực phẩm và đồ uống, vì đây là các lĩnh vực sẽ chứng kiến nhu cầu gia tăng từ tầng lớp trung lưu của Việt Nam.