Cơ hội khi chuyển sàn
Ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại giải thích tại sao công ty lại quyết định chuyển sang sàn Tp.HCM
Cổ phiếu PPC của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại sẽ chính thức chuyển sang Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM kể từ ngày 26/1/2007, sau hơn một năm giao dịch tập trung tại sàn Hà Nội.
Việc chuyển sàn của PPC, theo giải thích của ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, nằm trong lộ trình tham gia thị trường chứng khoán của công ty ngay từ ban đầu.
Lên sàn Tp.HCM, liệu đó đã phải là đích cuối cùng mà Nhiệt điện Phả Lại muốn nhắm tới khi tham gia thị trường chứng khoán?
Trong lộ trình tham gia thị trường chứng khoán, chúng tôi đã xác định, sau khoảng thời gian 1 năm tham gia niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì sẽ chuyển vào Tp.HCM.
Nhiệt điện Phả Lại là công ty cổ phần có số vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng, nên việc tham gia vào Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn của chúng tôi.
Rõ ràng, sàn Tp.HCM đang thu hút công chúng đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà đầu tư có tổ chức và nước ngoài nhiều hơn là một lợi thế để chúng tôi có những kế hoạch phát triển cho mình.
Khi tham gia vào sàn Tp.HCM, công chúng đầu tư quan tâm nhiều hơn, điều này sẽ giúp Phả Lại có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh của mình hơn. Là một trong những công ty có công suất phát điện lớn chiếm khoảng 10% sản lượng điện của toàn quốc, chúng tôi cũng kỳ vọng nhiều khách hàng biết đến Nhiệt điện Phả Lại hơn.
Hầu như các cổ phiếu từ sàn Hà Nội chuyển sang giao dịch sàn Tp.HCM đều bị giảm giá trong những phiên đầu tiên khi sang sàn mới. Ông có nghĩ như vậy không và theo ông dự đoán thì giá của PPC sẽ như thế nào khi giao dịch tại sàn Tp.HCM trong ngày 26/1 tới?
Tôi không nghĩ việc chuyển sàn sẽ làm cho giá cổ phiếu thay đổi nhiều. Giá cả sẽ do cung - cầu quyết định. Tôi hy vọng là các nhà đầu tư sẽ hiểu và đánh giá đúng cổ phiếu PPC.
Cùng với việc chuyển sàn, kế hoạch trong năm 2007 của Phả Lại sẽ tập trung vào những trọng tâm nào?
Chúng tôi hiện đang tìm hiểu về việc tham gia bán thêm cổ phần của Nhà nước đang sở hữu. Thông qua lộ trình này, nhà đầu tư sẽ tham gia nắm cổ phần tại Phả Lại sẽ cao hơn. Khi đó, cùng với việc cơ cấu lại quá trình quản lý tại công ty, chúng tôi cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp từ các cổ đông tham gia với Phả Lại.
Chúng tôi cũng rất quan tâm đến lĩnh vực đầu tư tài chính và đang tìm kiếm các dự án tốt để đầu tư có hiệu quả. Là một doanh nghiệp trong ngành điện và có nhiều lợi thế trong lĩnh vực này, định hướng của Tập đoàn Điện lực (EVN) cũng như lãnh đạo công ty cũng muốn đầu tư vào nguồn điện vì sắp tới nguồn điện vẫn còn rất thiếu. Đây cũng là lợi ích chung cho cả nhà đầu tư, cho công ty cũng như tập đoàn EVN.
Về dài hạn, chúng tôi đang nghiên cứu và tham gia đầu tư vào các dự án về nguồn điện như nhà máy Nhiệt điện ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Về ngắn hạn, chúng tôi cũng đang xem xét sử dụng những đồng vốn nhàn rỗi sao cho hiệu quả.
Trước mắt, chúng tôi sẽ tham gia đầu tư vào các công cụ tài chính trên thị trường. Hiện nay, số vốn này chủ yếu là chúng tôi dùng để gửi vào ngân hàng. Đây là hình thức rất an toàn nhưng lợi nhuận vẫn còn hạn chế.
Được biết, EVN đang có kế hoạch bán ra 27% cổ phần tại PPC. Kế hoạch thực hiện như thế nào, thưa ông?
Hiện chưa có quyết định chính thức gì về việc 27% cổ phần vốn Nhà nước trong Nhiệt điện Phả Lại sẽ được phân phối như thế nào.
Về việc này, chúng tôi đang xây dựng đề án nhưng chúng tôi cũng muốn đề nghị bán toàn bộ 27% này cho cổ đông ngoài doanh nghiệp để đại chúng hoá công ty hơn nữa. Công việc tới đây để chuẩn bị cho đợt bán cổ phiếu này là lựa chọn tư vấn, lập phương án, rồi sau đó sẽ trình để duyệt phương án.
Thời gian và cách thức bán như thế nào hiện nay cũng chưa xác định cụ thể, có thể sẽ bán 1 lần toàn bộ 27% hoặc chia ra làm 2 hoặc nhiều đợt.
Sự cố kỹ thuật tổ máy số 6 của Phả Lại xảy ra tuần qua đã ảnh hưởng đến nguồn điện hệ thống quốc gia. Sự cố này đến nay đã khắc phục như thế nào rồi, thưa ông?
Hiện nay, nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia đang ở trong tình trạng cung không đủ cầu, trong khi đó, Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy có công suất lớn, nên khi xảy ra sự cố tại đây đã ảnh hưởng nhất định đến nguồn điện của quốc gia.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, chúng tôi đã tự khắc phục và đến ngày 21/01/2007, tổ máy số 6 đã trở lại vận hành thông suốt.
Việc chuyển sàn của PPC, theo giải thích của ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, nằm trong lộ trình tham gia thị trường chứng khoán của công ty ngay từ ban đầu.
Lên sàn Tp.HCM, liệu đó đã phải là đích cuối cùng mà Nhiệt điện Phả Lại muốn nhắm tới khi tham gia thị trường chứng khoán?
Trong lộ trình tham gia thị trường chứng khoán, chúng tôi đã xác định, sau khoảng thời gian 1 năm tham gia niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì sẽ chuyển vào Tp.HCM.
Nhiệt điện Phả Lại là công ty cổ phần có số vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng, nên việc tham gia vào Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn của chúng tôi.
Rõ ràng, sàn Tp.HCM đang thu hút công chúng đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà đầu tư có tổ chức và nước ngoài nhiều hơn là một lợi thế để chúng tôi có những kế hoạch phát triển cho mình.
Khi tham gia vào sàn Tp.HCM, công chúng đầu tư quan tâm nhiều hơn, điều này sẽ giúp Phả Lại có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh của mình hơn. Là một trong những công ty có công suất phát điện lớn chiếm khoảng 10% sản lượng điện của toàn quốc, chúng tôi cũng kỳ vọng nhiều khách hàng biết đến Nhiệt điện Phả Lại hơn.
Hầu như các cổ phiếu từ sàn Hà Nội chuyển sang giao dịch sàn Tp.HCM đều bị giảm giá trong những phiên đầu tiên khi sang sàn mới. Ông có nghĩ như vậy không và theo ông dự đoán thì giá của PPC sẽ như thế nào khi giao dịch tại sàn Tp.HCM trong ngày 26/1 tới?
Tôi không nghĩ việc chuyển sàn sẽ làm cho giá cổ phiếu thay đổi nhiều. Giá cả sẽ do cung - cầu quyết định. Tôi hy vọng là các nhà đầu tư sẽ hiểu và đánh giá đúng cổ phiếu PPC.
Cùng với việc chuyển sàn, kế hoạch trong năm 2007 của Phả Lại sẽ tập trung vào những trọng tâm nào?
Chúng tôi hiện đang tìm hiểu về việc tham gia bán thêm cổ phần của Nhà nước đang sở hữu. Thông qua lộ trình này, nhà đầu tư sẽ tham gia nắm cổ phần tại Phả Lại sẽ cao hơn. Khi đó, cùng với việc cơ cấu lại quá trình quản lý tại công ty, chúng tôi cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp từ các cổ đông tham gia với Phả Lại.
Chúng tôi cũng rất quan tâm đến lĩnh vực đầu tư tài chính và đang tìm kiếm các dự án tốt để đầu tư có hiệu quả. Là một doanh nghiệp trong ngành điện và có nhiều lợi thế trong lĩnh vực này, định hướng của Tập đoàn Điện lực (EVN) cũng như lãnh đạo công ty cũng muốn đầu tư vào nguồn điện vì sắp tới nguồn điện vẫn còn rất thiếu. Đây cũng là lợi ích chung cho cả nhà đầu tư, cho công ty cũng như tập đoàn EVN.
Về dài hạn, chúng tôi đang nghiên cứu và tham gia đầu tư vào các dự án về nguồn điện như nhà máy Nhiệt điện ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Về ngắn hạn, chúng tôi cũng đang xem xét sử dụng những đồng vốn nhàn rỗi sao cho hiệu quả.
Trước mắt, chúng tôi sẽ tham gia đầu tư vào các công cụ tài chính trên thị trường. Hiện nay, số vốn này chủ yếu là chúng tôi dùng để gửi vào ngân hàng. Đây là hình thức rất an toàn nhưng lợi nhuận vẫn còn hạn chế.
Được biết, EVN đang có kế hoạch bán ra 27% cổ phần tại PPC. Kế hoạch thực hiện như thế nào, thưa ông?
Hiện chưa có quyết định chính thức gì về việc 27% cổ phần vốn Nhà nước trong Nhiệt điện Phả Lại sẽ được phân phối như thế nào.
Về việc này, chúng tôi đang xây dựng đề án nhưng chúng tôi cũng muốn đề nghị bán toàn bộ 27% này cho cổ đông ngoài doanh nghiệp để đại chúng hoá công ty hơn nữa. Công việc tới đây để chuẩn bị cho đợt bán cổ phiếu này là lựa chọn tư vấn, lập phương án, rồi sau đó sẽ trình để duyệt phương án.
Thời gian và cách thức bán như thế nào hiện nay cũng chưa xác định cụ thể, có thể sẽ bán 1 lần toàn bộ 27% hoặc chia ra làm 2 hoặc nhiều đợt.
Sự cố kỹ thuật tổ máy số 6 của Phả Lại xảy ra tuần qua đã ảnh hưởng đến nguồn điện hệ thống quốc gia. Sự cố này đến nay đã khắc phục như thế nào rồi, thưa ông?
Hiện nay, nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia đang ở trong tình trạng cung không đủ cầu, trong khi đó, Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy có công suất lớn, nên khi xảy ra sự cố tại đây đã ảnh hưởng nhất định đến nguồn điện của quốc gia.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, chúng tôi đã tự khắc phục và đến ngày 21/01/2007, tổ máy số 6 đã trở lại vận hành thông suốt.