Cơ hội lớn hợp tác Việt Nam – Ba Lan
Việt Nam được xác định là một trong 6 thị trường ưu tiên thúc đẩy hợp tác của Ba Lan
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda dự kiến sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào cuối năm 2017. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Trao đổi với VnEconomy trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Andrzej Duda, bà Marta Gajecka, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ba Lan nhận định Việt Nam và Ba Lan đã có một mối quan hệ đối tác lâu dài và mối quan hệ đó rất tốt đẹp. Đặc biệt có rất nhiều người Việt Nam đã và đang học tập tại Ba Lan. Điều này giúp tạo ra tiềm năng lớn cho quan hệ của hai nước.
Tuy nhiên, bà Marta cũng cho rằng hai bên chưa tận dụng tối đa được cơ hội để cùng nhau hợp tác và phát triển; vì vậy, việc đặt vấn đề thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nhất là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư ở thời điểm này là cần thiết.
“Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam chặt chẽ hơn nữa và Ba Lan cũng không nằm ngoài xu hướng này. Việt Nam được xác định là một trong 6 thị trường ưu tiên thúc đẩy hợp tác của Ba Lan”, bà Marta nói.
Đặc biệt, với cộng đồng người Việt tại Ba Lan lên tới khoảng 30.000 người và được đánh giá là cộng đồng nhập cư lớn nhất tại Ba Lan có nền văn hóa không phải là Châu Âu, bà Marta cho rằng mối quan hệ giữa hai nước có nhiều lợi thế để phát triển một cách tự nhiên, có cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi.
Nhận chuyến thăm của Tổng thống Ba Lan, hai bên sẽ cùng thảo luận để tạo ra một khung khổ pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước cùng hợp tác, phát triển.
“Dự kiến sẽ có những hiệp định Chính phủ được ký kết nhân chuyến thăm của Tổng thống Andrzej Duda tới Việt Nam lần này. Hy vọng sau chuyến thăm, doanh nghiệp hai nước sẽ thường xuyên có những buổi tiếp xúc, trao đổi để đi đến những hợp tác cuối cùng. Đây là kỳ vọng của chúng tôi”, bà Marta nhấn mạnh.
Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 1993 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Ba Lan liên tục tăng và tăng khá nhanh. Từ 2001 - 2006, kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp ba lần, từ 117 triệu USD lên 330 triệu USD. Đến năm 2016, con số này đã cán mốc gần 790 triệu USD. Dự báo, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2017 có thể đạt 1 tỷ USD bởi chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm, hàng hoá XNK giữa hai nước đã lên gần 700 triệu USD.
Ba Lan hiện là bạn hàng số một của Việt Nam tại khu vực Đông Âu trong đó, Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông sản…
Ba Lan tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng, cần tăng cường quan hệ trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến 20/9/2017, FDI của Ba Lan vào Việt Nam khoảng hơn 182,88 triệu USD, đứng thứ 37 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Các dự án FDI của Ba Lan vào Việt Nam chủ yếu là các dự án 100% vốn nước ngoài, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo và thông tin truyền thông. Trong khi đó, Việt Nam có một vài dự án đầu tư sang Ba Lan thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp thực phẩm với quy mô vốn nhỏ.
Trao đổi với VnEconomy trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Andrzej Duda, bà Marta Gajecka, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ba Lan nhận định Việt Nam và Ba Lan đã có một mối quan hệ đối tác lâu dài và mối quan hệ đó rất tốt đẹp. Đặc biệt có rất nhiều người Việt Nam đã và đang học tập tại Ba Lan. Điều này giúp tạo ra tiềm năng lớn cho quan hệ của hai nước.
Tuy nhiên, bà Marta cũng cho rằng hai bên chưa tận dụng tối đa được cơ hội để cùng nhau hợp tác và phát triển; vì vậy, việc đặt vấn đề thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nhất là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư ở thời điểm này là cần thiết.
“Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam chặt chẽ hơn nữa và Ba Lan cũng không nằm ngoài xu hướng này. Việt Nam được xác định là một trong 6 thị trường ưu tiên thúc đẩy hợp tác của Ba Lan”, bà Marta nói.
Đặc biệt, với cộng đồng người Việt tại Ba Lan lên tới khoảng 30.000 người và được đánh giá là cộng đồng nhập cư lớn nhất tại Ba Lan có nền văn hóa không phải là Châu Âu, bà Marta cho rằng mối quan hệ giữa hai nước có nhiều lợi thế để phát triển một cách tự nhiên, có cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi.
Nhận chuyến thăm của Tổng thống Ba Lan, hai bên sẽ cùng thảo luận để tạo ra một khung khổ pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước cùng hợp tác, phát triển.
“Dự kiến sẽ có những hiệp định Chính phủ được ký kết nhân chuyến thăm của Tổng thống Andrzej Duda tới Việt Nam lần này. Hy vọng sau chuyến thăm, doanh nghiệp hai nước sẽ thường xuyên có những buổi tiếp xúc, trao đổi để đi đến những hợp tác cuối cùng. Đây là kỳ vọng của chúng tôi”, bà Marta nhấn mạnh.
Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 1993 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Ba Lan liên tục tăng và tăng khá nhanh. Từ 2001 - 2006, kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp ba lần, từ 117 triệu USD lên 330 triệu USD. Đến năm 2016, con số này đã cán mốc gần 790 triệu USD. Dự báo, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong năm 2017 có thể đạt 1 tỷ USD bởi chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm, hàng hoá XNK giữa hai nước đã lên gần 700 triệu USD.
Ba Lan hiện là bạn hàng số một của Việt Nam tại khu vực Đông Âu trong đó, Việt Nam xuất sang Ba Lan chủ yếu hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông sản…
Ba Lan tiếp tục coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng, cần tăng cường quan hệ trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến 20/9/2017, FDI của Ba Lan vào Việt Nam khoảng hơn 182,88 triệu USD, đứng thứ 37 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Các dự án FDI của Ba Lan vào Việt Nam chủ yếu là các dự án 100% vốn nước ngoài, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo và thông tin truyền thông. Trong khi đó, Việt Nam có một vài dự án đầu tư sang Ba Lan thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp thực phẩm với quy mô vốn nhỏ.