Cơ hội tăng xuất khẩu vào châu Phi
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực
Trở thành thành viên đầy đủ của WTO, thuận lợi cơ bản nhất trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi là hàng hoá được hưởng thuế suất MFN.
Hiện tại, Việt Nam mới có MFN với 13/54 nước châu Phi. Như vậy, Việt Nam đã có thêm được 37 thị trường mới được hưởng thuế suất ưu đãi của MFN (vì có 6 nước châu Phi chưa là thành viên của WTO, trong đó có 2 nước đã dành MFN cho Việt Nam).
Hơn nữa, với thị trường tương đối khó khăn và nhiều rủi ro như châu Phi thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một biện pháp tương đối hữu hiệu để xử lý những vụ kiện thương mại. Vì vậy, cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Phi tương đối lớn.
Lợi thế ở những mặt hàng chủ lực
Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang châu Phi trong thời gian qua là gạo, xuất phát từ thực tế nhiều nước châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực và hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn.
Theo Hiệp hội Phát triển gạo Tây Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng khu vực Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó gạo phải nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn/năm. Còn khu vực Nam Phi không sản xuất gạo, toàn bộ lượng tiêu dùng đều phải nhập khẩu, khối lượng khoảng 500 - 600 ngàn tấn/năm. Các thị trường này thường có nhu cầu gạo với phẩm cấp trung bình, giá rẻ, đó là những tiêu chuẩn mà gạo Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, Pakistan.
Thế nhưng, hiện nay, gạo Việt Nam vào châu Phi chủ yếu vẫn qua hình thức trung gian, phần lớn là qua các thương nhân châu Âu do họ có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu, Mỹ.
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào châu Phi là dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su..., những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp... tuy giá trị xuất khẩu chưa cao.
Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc. Một số thăm dò của các doanh nghiệp cho thấy hàng Trung Quốc nhiều khi rẻ hơn hàng Việt Nam từ 1,5 - 2 lần, rất phù hợp với sức mua của người tiêu dùng bình dân ở châu Phi.
Mở rộng cơ cấu hàng xuất khẩu
Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may, máy nông nghiệp. Trong khi đó, tại các nước châu Phi, hàng hoá rất thiếu thốn. Thực tế là do Việt Nam chưa khai thác hết các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn mà Việt Nam có thế mạnh và hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang châu Phi.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ và chi tiết để tạo lập cơ sở cho các hoạt động thương mại với châu Phi. Hệ thống chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác khác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây.
Đặc biệt, chưa có một chiến lược của Chính phủ về phát triển thương mại và hợp tác với các nước châu Phi bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, đặt văn phòng đại diện, hỗ trợ chi phí thuê đặt kho ngoại quan...).
Tổ chức xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất trong quan hệ buôn bán với các nước châu Phi là khả năng thanh toán hạn chế, doanh nghiệp châu Phi thường yêu cầu phương thức thanh toán trả chậm.
Trong khi đó, doanh nghiệp của Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó chấp nhận thanh toán trả chậm. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á - Nam Á (Bộ Thương mại) khuyến cáo các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào khu vực thị trường này trong thời gian tới cần phải tăng cường vai trò đầu mối của các hiệp hội ngành hàng, thông qua một tổ chức chuyên về xúc tiến thương mại tại châu Phi hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các Phòng thương mại và công nghiệp của các nước bản xứ.
Doanh nghiệp cũng nên mở chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp ở châu Phi để trực tiếp kinh doanh, thuê kho ngoại quan, có thể kết hợp nhập khẩu để tận dụng tối đa cước phí vận tải và phí thuê kho ngoại quan. Đối với nhiều nước châu Phi, đây là phương án kinh doanh rất có hiệu quả trong điều kiện thanh toán khó khăn. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp nhận hàng, trực tiếp bán hàng và thu tiền.
Đồng thời, doanh nghiệp nên tiếp cận với các tập đoàn lớn hoặc tiếp cận các nhà bán buôn, các tập đoàn siêu thị bởi nếu đưa một sản phẩm đơn lẻ vào thị trường châu Phi rất khó, cần phải đa dạng hoá mặt hàng để cung cấp cho các nhà bán buôn châu Phi do họ nắm trong tay hệ thống phân phối tới các địa phương. Doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường châu Phi lâu dài cần tự tìm cho mình một người đại diện giỏi là người bản xứ để thuận lợi về ngôn ngữ, giải quyết các thủ tục địa phương.
Từ trước đến nay, xuất khẩu qua trung gian vẫn là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi. Hình thức này chỉ thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán, dễ tạo ra thế bị động đối với các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường.
Để có thể xuất khẩu trực tiếp sang các nước châu Phi, nhất là những nước nghèo, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực và đầu tư ban đầu rất lớn trên cả 2 phương diện vật lực và nhân lực. Hình thức này đã được các doanh nghiệp sử dụng tại các quốc gia mà Việt Nam đã có thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao và một số nước có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính tương đối mạnh.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức mở showroom giới thiệu sản phẩm thì doanh nghiệp có thể liên kết với một đối tác châu Phi, nhưng cũng có thể tự thành lập nếu luật pháp sở tại cho phép. Tuy nhiên, Bộ Thương mại kiến nghị doanh nghiệp nên chọn Nam Phi làm địa bàn thử nghiệm, vì đây là khu vực có trình độ kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, pháp luật ổn định.
Trong thời gian tới, đầu tư cũng là một hình thức kinh doanh mà các doanh nghiệp cần áp dụng để thâm nhập vào thị trường châu Phi, đồng thời chuẩn bị trước cho giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư vào châu Phi sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thương mại mà Mỹ và EU dành cho các nước châu Phi (33 nước châu Phi được hưởng ưu đãi thuế quan GSP vào EU).
Theo Bộ Thương mại, doanh nghiệp nên nghiên cứu khả năng đầu tư trong một số ngành thuỷ sản, chế biến gỗ, công nghiệp nhựa, dược phẩm, chế biến nông sản.
Hiện tại, Việt Nam mới có MFN với 13/54 nước châu Phi. Như vậy, Việt Nam đã có thêm được 37 thị trường mới được hưởng thuế suất ưu đãi của MFN (vì có 6 nước châu Phi chưa là thành viên của WTO, trong đó có 2 nước đã dành MFN cho Việt Nam).
Hơn nữa, với thị trường tương đối khó khăn và nhiều rủi ro như châu Phi thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ là một biện pháp tương đối hữu hiệu để xử lý những vụ kiện thương mại. Vì vậy, cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Phi tương đối lớn.
Lợi thế ở những mặt hàng chủ lực
Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang châu Phi trong thời gian qua là gạo, xuất phát từ thực tế nhiều nước châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực và hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn.
Theo Hiệp hội Phát triển gạo Tây Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng khu vực Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó gạo phải nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn/năm. Còn khu vực Nam Phi không sản xuất gạo, toàn bộ lượng tiêu dùng đều phải nhập khẩu, khối lượng khoảng 500 - 600 ngàn tấn/năm. Các thị trường này thường có nhu cầu gạo với phẩm cấp trung bình, giá rẻ, đó là những tiêu chuẩn mà gạo Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, Pakistan.
Thế nhưng, hiện nay, gạo Việt Nam vào châu Phi chủ yếu vẫn qua hình thức trung gian, phần lớn là qua các thương nhân châu Âu do họ có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu, Mỹ.
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào châu Phi là dệt may, giày dép, hạt tiêu, cao su..., những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp... tuy giá trị xuất khẩu chưa cao.
Nhìn chung, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc. Một số thăm dò của các doanh nghiệp cho thấy hàng Trung Quốc nhiều khi rẻ hơn hàng Việt Nam từ 1,5 - 2 lần, rất phù hợp với sức mua của người tiêu dùng bình dân ở châu Phi.
Mở rộng cơ cấu hàng xuất khẩu
Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may, máy nông nghiệp. Trong khi đó, tại các nước châu Phi, hàng hoá rất thiếu thốn. Thực tế là do Việt Nam chưa khai thác hết các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn mà Việt Nam có thế mạnh và hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang châu Phi.
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành một hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ và chi tiết để tạo lập cơ sở cho các hoạt động thương mại với châu Phi. Hệ thống chiến lược, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác khác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian gần đây.
Đặc biệt, chưa có một chiến lược của Chính phủ về phát triển thương mại và hợp tác với các nước châu Phi bao hàm đầy đủ các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ (bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, đặt văn phòng đại diện, hỗ trợ chi phí thuê đặt kho ngoại quan...).
Tổ chức xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất trong quan hệ buôn bán với các nước châu Phi là khả năng thanh toán hạn chế, doanh nghiệp châu Phi thường yêu cầu phương thức thanh toán trả chậm.
Trong khi đó, doanh nghiệp của Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khó chấp nhận thanh toán trả chậm. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á - Nam Á (Bộ Thương mại) khuyến cáo các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công vào khu vực thị trường này trong thời gian tới cần phải tăng cường vai trò đầu mối của các hiệp hội ngành hàng, thông qua một tổ chức chuyên về xúc tiến thương mại tại châu Phi hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn của các Phòng thương mại và công nghiệp của các nước bản xứ.
Doanh nghiệp cũng nên mở chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp ở châu Phi để trực tiếp kinh doanh, thuê kho ngoại quan, có thể kết hợp nhập khẩu để tận dụng tối đa cước phí vận tải và phí thuê kho ngoại quan. Đối với nhiều nước châu Phi, đây là phương án kinh doanh rất có hiệu quả trong điều kiện thanh toán khó khăn. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp nhận hàng, trực tiếp bán hàng và thu tiền.
Đồng thời, doanh nghiệp nên tiếp cận với các tập đoàn lớn hoặc tiếp cận các nhà bán buôn, các tập đoàn siêu thị bởi nếu đưa một sản phẩm đơn lẻ vào thị trường châu Phi rất khó, cần phải đa dạng hoá mặt hàng để cung cấp cho các nhà bán buôn châu Phi do họ nắm trong tay hệ thống phân phối tới các địa phương. Doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường châu Phi lâu dài cần tự tìm cho mình một người đại diện giỏi là người bản xứ để thuận lợi về ngôn ngữ, giải quyết các thủ tục địa phương.
Từ trước đến nay, xuất khẩu qua trung gian vẫn là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi. Hình thức này chỉ thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ và các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán, dễ tạo ra thế bị động đối với các nhà xuất khẩu do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường.
Để có thể xuất khẩu trực tiếp sang các nước châu Phi, nhất là những nước nghèo, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực và đầu tư ban đầu rất lớn trên cả 2 phương diện vật lực và nhân lực. Hình thức này đã được các doanh nghiệp sử dụng tại các quốc gia mà Việt Nam đã có thương vụ hoặc cơ quan đại diện ngoại giao và một số nước có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển và khả năng tài chính tương đối mạnh.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức mở showroom giới thiệu sản phẩm thì doanh nghiệp có thể liên kết với một đối tác châu Phi, nhưng cũng có thể tự thành lập nếu luật pháp sở tại cho phép. Tuy nhiên, Bộ Thương mại kiến nghị doanh nghiệp nên chọn Nam Phi làm địa bàn thử nghiệm, vì đây là khu vực có trình độ kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, pháp luật ổn định.
Trong thời gian tới, đầu tư cũng là một hình thức kinh doanh mà các doanh nghiệp cần áp dụng để thâm nhập vào thị trường châu Phi, đồng thời chuẩn bị trước cho giai đoạn phát triển cao hơn của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư vào châu Phi sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thương mại mà Mỹ và EU dành cho các nước châu Phi (33 nước châu Phi được hưởng ưu đãi thuế quan GSP vào EU).
Theo Bộ Thương mại, doanh nghiệp nên nghiên cứu khả năng đầu tư trong một số ngành thuỷ sản, chế biến gỗ, công nghiệp nhựa, dược phẩm, chế biến nông sản.