13:13 23/09/2019

Có một hội chứng gọi là "trầm cảm mùa cưới"

Hoài Phương

Càng gần đến ngày cưới, cảm giác hoang mang và không yên tâm càng lớn. Cô dâu bao giờ cũng lo lắng nhiều hơn khi về nhà chồng, vì thế rất dễ bị stress.


Từ góc độ y học, trầm cảm được biết tới là những rối loạn trong cảm xúc, từ đó gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn bã và khiến bạn dần mất đi niềm đam mê đối với những sở thích của mình. Hậu quả là, sự thay đổi trong cảm xúc, hành vi và lối suy nghĩ khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng.Đinh Mai Trang (26 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) kể lại cơn khủng hoảng không thể vượt qua trước hôn lễ đã định: "Tôi và bạn trai cũ chia tay trước lễ cưới ba ngày. Yêu nhau bốn năm nhưng đến khi gần cưới tôi mới nhận ra mình không hiểu anh ấy. Chỉ vì tôi muốn thay đổi vài chi tiết trong lễ cưới mà anh ấy không chấp nhận. Thế là xảy ra cãi vã trước mặt gia đình hai bên. Tự nhiên tôi thấy chồng tương lai và cha mẹ của anh ấy thật xa lạ".Một đám cưới dù giản đơn hay long trọng thì chung quy cũng hướng đến giây phút hạnh phúc tuyệt vời nhất đời của cô dâu, chú rể. Thế nhưng, các cặp đôi sắp cưới thường phải đối mặt với tâm lý rối rắm trước khi diễn ra hôn sự. Mỗi người một tâm trạng, mỗi người một nỗi lo khiến những cuộc va chạm nảy lửa dễ bùng phát, kéo theo là sự bất cần, buông bỏ khi mọi thứ sẵn sàng như kết thúc.
Có một hội chứng gọi là trầm cảm mùa cưới - Ảnh 1.
Và khi bạn đang chán nản, cơ thể tự nhiên phát hành hormone stress như cortisol và epinephrine. Những hormone căng thẳng này có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, làm cho động mạch của bạn bị yếu dần đi. Điều này dẫn đến việc hình thành các mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu, cuối cùng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.Liên tục bị trầm cảm có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm lạnh và cúm hơn. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm có thể là do hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể. Điều này cũng lý giải tại sao ngày nay chúng ta dễ bị cảm lạnh và cúm thường xuyên hơn, nguyên nhân là vì chúng ta thường hay rơi vào trạng thái căng thẳng và chán nản.Theo thạc sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên tâm lý Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM: "Trường hợp những cô dâu chạy trốn trước ngày cưới không phải là ít. Khi cô dâu chạy trốn nghĩa là họ đã không còn thiết tha với cuộc hôn nhân của mình". Theo thạc sỹ Thúy, ngay khi mới chớm cảm thấy lo lắng về cuộc sống chung, bạn hãy thư giãn.
"Căng thẳng là điều phổ biến trong các gia đình và những cặp vợ chồng trẻ trước ngày cưới. Hãy cố gắng thư giãn,làm những việc bạn thích, chẳng hạn nghỉ ngơi, nghe nhạc với những âm thanh mang sắc thái tự nhiên như chim hót líu lo và tiếng sóng biển. Bạn cũng có thể tưởng tượng bạn đang ở trong một nơi bạn đã từng đến thăm và đánh thức cảm giác thú vị tại nơi đó của bạn trước đây," Thạc sỹ Thúy đứa ra lời khuyên.Trong gia đoạn tiền hôn nhân, đôi khi người phụ nữ bị căng thẳng vì họ cảm thấy người chồng thiếu quan tâm lo lắng đến mình. Nếu cảm thấy điều tương tự bạn nên thẳng thắn trao đổi ngay với anh ấy. Cả hai bạn phải tham gia vào việc chuẩn bị cho đám cưới (đừng chỉ để một người quyết định tất cả). Thường xuyên thảo luận về kế hoạch đám cưới với anh ấy. Việc cùng lên kế hoạch hôn lễ sẽ giúp cả hai hiểu rõ hơn về đối phương, cũng như các bạn sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn.
Có một hội chứng gọi là trầm cảm mùa cưới - Ảnh 2.
Hãy biến những trải nghiệm cho một đám cưới như những điều hạnh phúc tuyệt vời trong đời mình. Đừng biến ngày cưới thành một kỳ thi để quá lo lắng về nó. Ngoài những tin nhắn hay cuộc gọi chỉ để nói về hôn lễ, đừng quên gửi cho anh ấy những lời ngọt ngào, những câu hỏi thăm và chia sẻ. Những điều nho nhỏ này sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng những căng thẳng trong quá trình tổ chức lễ cưới.Ngoài ra, tất cả các cặp đôi chuẩn bị kết hôn đều nên kiểm tra sức khỏe. Con người ngày càng ý thức hơn về việc kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trước hôn nhân, ngay cả khi họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh và không có vấn đề gì. Những vấn đề được phát hiện sớm nhất sẽ được bác sỹ tư vấn cho những biện pháp phòng