Có nên trồng thêm hồ tiêu?
Giá hồ tiêu cao đang kích thích nhiều địa phương, nhà vườn toan tính mở rộng thêm diện tích trồng tiêu. Vậy có nên chăng?
Sau hơn 5 năm giảm giá, từ quý 6/2006 giá hồ tiêu xuất khẩu đã tăng lên gần gấp đôi (2.300 USD/tấn). Những ngày qua, "bé hạt tiêu" đã thực sự gây "sốt" thị trường khi chạm mức trên dưới 4.000 USD/tấn.
Bối cảnh này đang kích thích nhiều địa phương, nhà vườn toan tính mở rộng thêm diện tích trồng tiêu. Vậy có nên chăng?
Ngày 11/5 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam mở diễn đàn "Khuyến nông công nghệ" về nâng cao năng suất, giá trị hồ tiêu. Nhiều đại biểu là nông dân và cả một số nhà quản lý đến với niềm hăm hở: "Từ 2001, Việt Nam đã dẫn đầu thế giới về năng suất, sản lượng và số lượng xuất khẩu hồ tiêu. Nhân cơ hội toàn cầu hụt sản lượng, nên tiến tới vai trò chi phối thị trường hồ tiêu".
Sự lạc quan này có thể không sai, nhưng đa số ý kiến cho rằng hồ tiêu dù sao vẫn là một mặt hàng nông sản nên sự tăng, giảm về sản lượng là rất bình thường.
Những năm qua, tình trạng cung vượt cầu đã kéo theo hậu quả khá nặng nề cho ngành hồ tiêu thế giới. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC), bên cạnh việc giảm diện tích, sự đầu tư của nông dân các nước cho chăm sóc hồ tiêu cũng giảm đi khiến cho đất đai ngày càng bạc màu, cây trồng trở nên cằn cỗi và sâu bệnh phát triển nhanh chóng.
Tại các nước như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, diện tích canh tác đều bị giảm sút từ 10-15%. Theo báo cáo thống kê của IPC, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới năm 2005 đã giảm hơn 6%, chỉ còn 216.920 tấn, năm 2006 giảm tiếp 4,3%, và đến năm 2007 tổng lượng xuất khẩu chỉ còn khoảng 207.000 tấn.
Từ năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã xếp hồ tiêu vào các mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh nhưng đến nay cũng chỉ định hướng diện tích sản xuất ở mức 50.000 tấn. Con số này đến nay đã bị vượt qua. Theo sơ kết của Cục Trồng trọt, giá thành sản xuất ra 1kg hồ tiêu ở Bình Phước chỉ 0,8 USD, ở các vùng khác là 1 USD trong khi các nước khác phải từ 1,5 USD trở lên. Tính chất đất đai, khí hậu và các loại giống phù hợp đã làm cho hương vị hồ tiêu Việt Nam trở nên đặc sắc, sản phẩm luôn luôn hút hàng. Ngoài việc dùng làm gia vị, với công nghệ hiện đại, người ta còn chiết xuất hồ tiêu ra tinh dầu, làm dược phẩm.
Thị trường và nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu trên thế giới có thể nói là ổn định, với giá trị xuất khẩu hiện nay một năm khoảng 2 tỷ USD. Tùy theo giá cả lên xuống, giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2006 đã đạt 195 triệu USD có thể coi là thắng lợi, và nhiều người nhận định thu nhập cao nhất từ mặt hàng này cũng có thể lên đến đỉnh cao là 300 triệu USD.
Như vậy rõ ràng việc tăng thêm diện tích sản xuất vượt ngưỡng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng là hoàn toàn không nên. Vậy người trồng và chế biến xuất khẩu hồ tiêu phải làm gì để giữ vững lợi thế, giá trị hồ tiêu?
Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập ở Nam Tây Nguyên, đất bazan có độ cao trung bình 600m, khí hậu mỗi năm 2 mùa mưa nắng phù hợp với việc phát triển các loài cây công nghiệp có giá trị như hồ tiêu. Năm 2004, diện tích trồng tiêu ở tỉnh đã đạt 6.544 ha, đến năm 2005 do ảnh hưởng giá cả và dịch bệnh, giảm gần 1.000 ha. Đến 2007 nhờ giá cả tăng, tổng diện tích đã đạt 7.100 ha.
Theo KS Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) để hồ tiêu giữ vị trí mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu, phía cơ quan quản lý Nhà nước cần chọn vùng phù hợp với yêu cầu sinh thái, gắn liền các cơ sở chế biến tiêu sọ cho vùng nguyên liệu. Với diện tích già cỗi, trước đây năng suất thấp cần phá bỏ, luân canh cây trồng khác sau 3 năm mới trồng tiêu trở lại. Ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con phương thức canh tác tiến bộ, ngăn chặn tình trạng mở rộng diện tích ồ ạt làm mất cân bằng sinh thái vùng đất.
Huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai có 3.000 ha hồ tiêu kinh doanh, năng suất bình quân đạt 6 tấn/ ha, cá biệt có hộ đạt kỷ lục 12 tấn/ha. Theo ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND huyện kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cuối quý 2 này, Cục Sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, thương hiệu đầu tiên của ngành hồ tiêu Việt Nam.
Hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt ở 73 nước trên thế giới nhưng bài học về thị trường năm 2006 còn đáng ghi nhớ: khi giá lên thì không còn hàng để bán. Xu hướng tiêu dùng trên thế giới ngày càng ưa thích các sản phẩm chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về hóa chất và sử dụng trong chế biến ngày càng thắt chặt. Nắm bắt được xu hướng này, các nước sản xuất tiêu hàng đầu thế giới đều chuyển sang sản xuất tiêu sạch và tiêu hữu cơ. Đây là sự cạnh tranh mới trên thị trường thực phẩm nói chung và thị trường gia vị như hồ tiêu nói riêng.
Trước bối cảnh nhiều triển vọng của ngành hàng, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiến nghị các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, giá cả để hỗ trợ người trồng tiêu và các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu.
Bối cảnh này đang kích thích nhiều địa phương, nhà vườn toan tính mở rộng thêm diện tích trồng tiêu. Vậy có nên chăng?
Ngày 11/5 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam mở diễn đàn "Khuyến nông công nghệ" về nâng cao năng suất, giá trị hồ tiêu. Nhiều đại biểu là nông dân và cả một số nhà quản lý đến với niềm hăm hở: "Từ 2001, Việt Nam đã dẫn đầu thế giới về năng suất, sản lượng và số lượng xuất khẩu hồ tiêu. Nhân cơ hội toàn cầu hụt sản lượng, nên tiến tới vai trò chi phối thị trường hồ tiêu".
Sự lạc quan này có thể không sai, nhưng đa số ý kiến cho rằng hồ tiêu dù sao vẫn là một mặt hàng nông sản nên sự tăng, giảm về sản lượng là rất bình thường.
Những năm qua, tình trạng cung vượt cầu đã kéo theo hậu quả khá nặng nề cho ngành hồ tiêu thế giới. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC), bên cạnh việc giảm diện tích, sự đầu tư của nông dân các nước cho chăm sóc hồ tiêu cũng giảm đi khiến cho đất đai ngày càng bạc màu, cây trồng trở nên cằn cỗi và sâu bệnh phát triển nhanh chóng.
Tại các nước như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, diện tích canh tác đều bị giảm sút từ 10-15%. Theo báo cáo thống kê của IPC, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn thế giới năm 2005 đã giảm hơn 6%, chỉ còn 216.920 tấn, năm 2006 giảm tiếp 4,3%, và đến năm 2007 tổng lượng xuất khẩu chỉ còn khoảng 207.000 tấn.
Từ năm 2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã xếp hồ tiêu vào các mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh nhưng đến nay cũng chỉ định hướng diện tích sản xuất ở mức 50.000 tấn. Con số này đến nay đã bị vượt qua. Theo sơ kết của Cục Trồng trọt, giá thành sản xuất ra 1kg hồ tiêu ở Bình Phước chỉ 0,8 USD, ở các vùng khác là 1 USD trong khi các nước khác phải từ 1,5 USD trở lên. Tính chất đất đai, khí hậu và các loại giống phù hợp đã làm cho hương vị hồ tiêu Việt Nam trở nên đặc sắc, sản phẩm luôn luôn hút hàng. Ngoài việc dùng làm gia vị, với công nghệ hiện đại, người ta còn chiết xuất hồ tiêu ra tinh dầu, làm dược phẩm.
Thị trường và nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu trên thế giới có thể nói là ổn định, với giá trị xuất khẩu hiện nay một năm khoảng 2 tỷ USD. Tùy theo giá cả lên xuống, giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2006 đã đạt 195 triệu USD có thể coi là thắng lợi, và nhiều người nhận định thu nhập cao nhất từ mặt hàng này cũng có thể lên đến đỉnh cao là 300 triệu USD.
Như vậy rõ ràng việc tăng thêm diện tích sản xuất vượt ngưỡng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng là hoàn toàn không nên. Vậy người trồng và chế biến xuất khẩu hồ tiêu phải làm gì để giữ vững lợi thế, giá trị hồ tiêu?
Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập ở Nam Tây Nguyên, đất bazan có độ cao trung bình 600m, khí hậu mỗi năm 2 mùa mưa nắng phù hợp với việc phát triển các loài cây công nghiệp có giá trị như hồ tiêu. Năm 2004, diện tích trồng tiêu ở tỉnh đã đạt 6.544 ha, đến năm 2005 do ảnh hưởng giá cả và dịch bệnh, giảm gần 1.000 ha. Đến 2007 nhờ giá cả tăng, tổng diện tích đã đạt 7.100 ha.
Theo KS Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) để hồ tiêu giữ vị trí mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu, phía cơ quan quản lý Nhà nước cần chọn vùng phù hợp với yêu cầu sinh thái, gắn liền các cơ sở chế biến tiêu sọ cho vùng nguyên liệu. Với diện tích già cỗi, trước đây năng suất thấp cần phá bỏ, luân canh cây trồng khác sau 3 năm mới trồng tiêu trở lại. Ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con phương thức canh tác tiến bộ, ngăn chặn tình trạng mở rộng diện tích ồ ạt làm mất cân bằng sinh thái vùng đất.
Huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai có 3.000 ha hồ tiêu kinh doanh, năng suất bình quân đạt 6 tấn/ ha, cá biệt có hộ đạt kỷ lục 12 tấn/ha. Theo ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND huyện kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cuối quý 2 này, Cục Sở hữu trí tuệ cấp thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, thương hiệu đầu tiên của ngành hồ tiêu Việt Nam.
Hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt ở 73 nước trên thế giới nhưng bài học về thị trường năm 2006 còn đáng ghi nhớ: khi giá lên thì không còn hàng để bán. Xu hướng tiêu dùng trên thế giới ngày càng ưa thích các sản phẩm chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về hóa chất và sử dụng trong chế biến ngày càng thắt chặt. Nắm bắt được xu hướng này, các nước sản xuất tiêu hàng đầu thế giới đều chuyển sang sản xuất tiêu sạch và tiêu hữu cơ. Đây là sự cạnh tranh mới trên thị trường thực phẩm nói chung và thị trường gia vị như hồ tiêu nói riêng.
Trước bối cảnh nhiều triển vọng của ngành hàng, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiến nghị các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, giá cả để hỗ trợ người trồng tiêu và các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu.