Có nguy cơ phá sản cũng bán đấu giá cổ phần
Công ty Sadico có nguy cơ phá sản nếu như không có giải pháp xử lý tài chính hữu hiệu, kịp thời
Ngày 7/5/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá công khai 1.227.950 cổ phần của Công ty Sản xuất Kinh doanh Vật liệu xây dựng Cần Thơ (Sadico). Công ty này đang thua lỗ rất nặng, nợ ngân hàng quá lớn, chỉ có khả năng trả nợ gốc ngân hàng, không có khả năng trả lãi và có nguy cơ phá sản.
Sau cổ phần hóa, Công ty Sadico có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Nhà nước (đại diện phần vốn Nhà nước là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) nắm giữ 51%, cán bộ công nhân viên sở hữu 4,44%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 20% và đấu giá công khai 1.227.950 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), tương đương 24,56% vốn điều lệ, giá khởi điểm bằng mệnh giá. Số lượng cổ phần tối đa nhà đầu tư nước ngoài được phép mua (tương đương 30% vốn điều lệ nhưng không được vượt quá số cổ phần bán đấu giá công khai là 1.227.950 cổ phần.
Hiện Công ty Sadico có các công ty con: Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ đã đổi mới toàn bộ thiết bị, lắp đặt 4 dây chuyền nghiền xi măng hiện đại của Trung Quốc, công suất 1 dây chuyền là 88.000 tấn/năm, tổng công suất đạt 350.000 tấn/năm. Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ được đầu tư thiết bị hiện đại của Trung Quốc, công suất thiết kế 200.000 tấn/năm, hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1998. Công ty đã hoàn chỉnh đầu tư mở rộng thêm 1 dây chuyền nghiền 250.000 tấn/năm, nâng tổng công suất thiết kế lên 450.000 tấn/năm.
Những công ty con khác là Công ty Cổ phần bao bì PP Cần Thơ với Nhà máy bao bì PP1, công suất 12 triệu bao/năm. Năm 2000, nhà máy này tách ra cổ phần hóa hạch toán độc lập và làm ăn không hiệu quả, bị thua lỗ, không khắc phục được, phải tuyên bố phá sản cuối năm 2006. Công ty con nữa là Công ty Cổ phần Bê tông Phan Vũ Cần Thơ có công suất 3.500 m3/năm, Nhà máy Bao bì PP2 hiện đã đạt công suất thiết kế 60 triệu bao/năm. Đây là nhà máy bao bì PP về quy mô và chất lượng sản phẩm thuộc loại đứng đầu cả nước.
Hiện nay, công ty tập trung sản xuất các loại vỏ bao xi măng gồm bao PP, PK, KPK. Bao bì xi măng đang khai thác khoảng 70% năng lực thiết kế, đang cung cấp cho các nhà máy xi măng địa phương và xi măng liên doanh như Sao Mai (Holcim)... Nhà máy được đầu tư toàn bộ bằng vốn vay ngân hàng 100%, do đầu tư quá lớn tại cùng một thời điểm nên lãi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá thành nên dẫn đến thua lỗ nặng.
Công ty Sadico có 47 tỷ đồng cổ phiếu đầu tư hiệu quả tại các công ty cổ phần xi măng, trước đây là các xí nghiệp thành viên, nay đã cổ phần hóa và có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định tốt. Trong năm 2005, thu được 5,2 tỷ đồng cổ tức thực hiện và ước tính trên 6 tỷ đồng trong năm 2006.
Một ưu thế rất mạnh nữa của Công ty Sadico là có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, ngoài những thị trường truyền thống và ổn định là các công ty cổ phần xi măng trước đây là các công ty con của Sadico nay đã cổ phần hóa và Sadico đã có cổ phiếu đầu tư tại đây.
Ngoài ra, công ty còn cung cấp bao bì cho Xi măng Sao Mai - một công ty lớn tiêu thụ sản phẩm với sản lượng lớn. Sản phẩm của Sadico có chất lượng cao nên luôn có thị trường tiêu thụ tốt và ổn định và là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất ĐBSCL hiện nay.
Tuy nhiên Sadico cũng có khó khăn rất lớn: từ thực trạng một Công ty Sadico kinh doanh thua lỗ nặng nề, đến thời điểm 30/6/2006 bị mất cân đối tài chính, âm 51 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên tới 118 tỷ đồng. Mặc dù đã có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển tốt, nhưng vì nợ ngân hàng quá lớn, Công ty Sadico chỉ có khả năng trả nợ gốc ngân hàng, không có khả năng trả lãi và có nguy cơ phá sản nếu như không có giải pháp xử lý tài chính hữu hiệu, kịp thời.
Sau cổ phần hóa, Công ty Sadico có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó Nhà nước (đại diện phần vốn Nhà nước là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) nắm giữ 51%, cán bộ công nhân viên sở hữu 4,44%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 20% và đấu giá công khai 1.227.950 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), tương đương 24,56% vốn điều lệ, giá khởi điểm bằng mệnh giá. Số lượng cổ phần tối đa nhà đầu tư nước ngoài được phép mua (tương đương 30% vốn điều lệ nhưng không được vượt quá số cổ phần bán đấu giá công khai là 1.227.950 cổ phần.
Hiện Công ty Sadico có các công ty con: Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ đã đổi mới toàn bộ thiết bị, lắp đặt 4 dây chuyền nghiền xi măng hiện đại của Trung Quốc, công suất 1 dây chuyền là 88.000 tấn/năm, tổng công suất đạt 350.000 tấn/năm. Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ được đầu tư thiết bị hiện đại của Trung Quốc, công suất thiết kế 200.000 tấn/năm, hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1998. Công ty đã hoàn chỉnh đầu tư mở rộng thêm 1 dây chuyền nghiền 250.000 tấn/năm, nâng tổng công suất thiết kế lên 450.000 tấn/năm.
Những công ty con khác là Công ty Cổ phần bao bì PP Cần Thơ với Nhà máy bao bì PP1, công suất 12 triệu bao/năm. Năm 2000, nhà máy này tách ra cổ phần hóa hạch toán độc lập và làm ăn không hiệu quả, bị thua lỗ, không khắc phục được, phải tuyên bố phá sản cuối năm 2006. Công ty con nữa là Công ty Cổ phần Bê tông Phan Vũ Cần Thơ có công suất 3.500 m3/năm, Nhà máy Bao bì PP2 hiện đã đạt công suất thiết kế 60 triệu bao/năm. Đây là nhà máy bao bì PP về quy mô và chất lượng sản phẩm thuộc loại đứng đầu cả nước.
Hiện nay, công ty tập trung sản xuất các loại vỏ bao xi măng gồm bao PP, PK, KPK. Bao bì xi măng đang khai thác khoảng 70% năng lực thiết kế, đang cung cấp cho các nhà máy xi măng địa phương và xi măng liên doanh như Sao Mai (Holcim)... Nhà máy được đầu tư toàn bộ bằng vốn vay ngân hàng 100%, do đầu tư quá lớn tại cùng một thời điểm nên lãi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng quá lớn trong giá thành nên dẫn đến thua lỗ nặng.
Công ty Sadico có 47 tỷ đồng cổ phiếu đầu tư hiệu quả tại các công ty cổ phần xi măng, trước đây là các xí nghiệp thành viên, nay đã cổ phần hóa và có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định tốt. Trong năm 2005, thu được 5,2 tỷ đồng cổ tức thực hiện và ước tính trên 6 tỷ đồng trong năm 2006.
Một ưu thế rất mạnh nữa của Công ty Sadico là có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, ngoài những thị trường truyền thống và ổn định là các công ty cổ phần xi măng trước đây là các công ty con của Sadico nay đã cổ phần hóa và Sadico đã có cổ phiếu đầu tư tại đây.
Ngoài ra, công ty còn cung cấp bao bì cho Xi măng Sao Mai - một công ty lớn tiêu thụ sản phẩm với sản lượng lớn. Sản phẩm của Sadico có chất lượng cao nên luôn có thị trường tiêu thụ tốt và ổn định và là một trong những nhà máy có quy mô lớn nhất ĐBSCL hiện nay.
Tuy nhiên Sadico cũng có khó khăn rất lớn: từ thực trạng một Công ty Sadico kinh doanh thua lỗ nặng nề, đến thời điểm 30/6/2006 bị mất cân đối tài chính, âm 51 tỷ đồng, lỗ lũy kế lên tới 118 tỷ đồng. Mặc dù đã có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển tốt, nhưng vì nợ ngân hàng quá lớn, Công ty Sadico chỉ có khả năng trả nợ gốc ngân hàng, không có khả năng trả lãi và có nguy cơ phá sản nếu như không có giải pháp xử lý tài chính hữu hiệu, kịp thời.