Cổ phần dầu khí: Những ưu thế và xu hướng cạnh tranh
Suốt trong hơn nửa năm qua, cổ phần của ngành dầu khí được rất đông nhà đầu tư quan tâm
Suốt trong hơn nửa năm qua, cổ phần của ngành dầu khí được rất đông nhà đầu tư quan tâm.
Được bán đấu giá với số lượng rất lớn, bao nhiêu cổ phần ngành này cũng được nhà đầu tư “vét” sạch với giá khá cao và giá giao dịch trên thị trường luôn thuộc loại hàng đầu.
5 công ty đấu giá thành công
Trong 3 tháng cuối năm ngoái và 2 tháng đầu năm nay, có 5 công ty trong ngành dầu khí đã bán đấu giá thành công cổ phần lần đầu ra công chúng để thực hiện cổ phần hóa, trong đó có Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) đã lên sàn Tp.HCM với giá giao dịch phiên ngày 29/3/2007 lên tới 245.000 đồng/cổ phần, gấp 24,5 lần mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
Ba công ty được giới đầu tư xếp hạng thứ hai, thứ ba và thứ tư là Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) và Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí.
Giá bán đấu giá cổ phần của những công ty này ngay từ lúc bán đấu giá đã gấp 4-16 lần mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần) với số lượng đăng ký mua gấp 5-30 lần số lựơng chào bán.
Công ty Bảo hiểm dầu khí chào bán gần 11,73 triệu cổ phần, nhà đầu tư đăng ký mua tới 303 triệu cổ phần, gấp gần 30 lần, một nhà đầu tư đăng ký mua tới 9,7 triệu cổ phần, giá trúng đấu giá cao nhất lên tới 11,5 triệu đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá bình quân đạt 160.250 đồng/cổ phần, gấp 16 lần mệnh giá và ngày 30/3/2007, giá giao dịch trên thị trường OTC là 185.000 đồng/cổ phần.
Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chào bán gần 37,3 triệu cổ phần, nhà đầu tư đăng ký mua tới 220 triệu cổ phần, gấp gần 5 lần, giá trúng đấu giá cao nhất 50.000 đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá bình quân đạt 37.256 đồng/cổ phần, gấp gần 4 lần mệnh giá, ngày 30/3/2007, giá giao dịch trên thị trường OTC là 170.000 đồng/cổ phần, gấp 4,5 lần giá trúng đấu giá bình quân.
Công ty Vận tải dầu khí chào bán gần 26 triệu cổ phần, nhà đầu tư đăng ký mua tới 277 triệu cổ phần, gấp gần 12 lần, giá trúng đấu giá cao nhất 18 triệu đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá bình quân đạt 81.237 đồng/cổ phần và ngày 30/3/2007, giá giao dịch trên thị trường OTC là 138.000 đồng/cổ phần, tăng gần 60.000 đồng/cổ phần so với giá trúng đấu giá bình quân.
Ưu thế và xu hướng cạnh tranh
Vì sao giá cổ phần ngành dầu khí tăng cao và hút hàng? Những thông tin sau sẽ góp thêm vào “kho tàng” thông tin về ngành dầu khí của nhà đầu tư:
Trong giai đoạn 2003-2006, ngành dầu khí Việt Nam phát triển trong bối cảnh tương đối thuận lợi, đặc biệt do giá dầu thô trên thế giới giai đoạn này luôn ở mức rất cao, tạo động lực thúc đẩy hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác và phát triển mỏ.
Theo Tổng công ty PTSC, bốn năm qua, ngành dầu khí trong nước đã đẩy mạnh đầu tư vào tất cả các khâu như tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng, khai thác chế biến, vận chuyển và phân phối các sản phẩm dầu khí.
Các liên doanh điều hành JOC (Hoàng Long-Hoàn Vũ, Trường Sơn, Lam Sơn, Côn Sơn) và nhà thầu Unocal... đang triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò hoặc vừa thăm dò vừa khai thác như Cửu long JOC. Các nhà thầu dầu khí khác như JVPC, Petronas, VSP, BP đều phát triển mỏ và gia tăng sản lượng khai thác.
Trong giai đoạn 2007-2010, tình hình chính trị trong nước sẽ vẫn tiếp tục ổn định, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngành dầu khí Việt Nam đã xây dựng chiến lược hoàn chỉnh định hướng cho các đơn vị trong ngành họat động tạo sự thuận lợi nhất định về thị trường.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng đã đưa ra chiến lược phát triển dịch vụ của ngành dầu khí với chỉ tiêu tổng doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 25%-30%, đến năm 2015 đạt 30%-35% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí và ổn định đến năm 2025 (năm 2006, tổng doanh thu của toàn ngành dịch vụ dầu khí đạt 24.100 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí).
Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, Việt Nam đã chính thức gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế lớn của khu vực và thế giới như AFTA, WTO... do đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa để chấp nhận các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế hàng đầu thế giới sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ dầu khí trong nước.
Những công ty này có lợi thế cạnh tranh rất lớn về công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí Việt Nam vì các đối thủ cạnh tranh là những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, lâu đời, vượt trội hơn hẳn cả về năng lực, kinh nghiệm và công nghệ.
Đặc biệt, với lợi thế về công nghệ và vốn, cơ chế linh hoạt trong quản lý nhân sự, chính sách đãi ngộ người tài, những công ty nước ngoài sẽ thu hút một lượng lớn những lao động có chất lượng trong nước, dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám cao trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dầu khí.
Hiện nay, phần lớn vật tư, thiết bị trong ngành dầu khí vẫn đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, cùng với việc sản phẩm dầu thô của Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu hầu như toàn bộ, nên những thay đổi về tỷ giá giữa VND và ngoại tệ mạnh sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của những công ty trong lĩnh vực dầu khí.
Được bán đấu giá với số lượng rất lớn, bao nhiêu cổ phần ngành này cũng được nhà đầu tư “vét” sạch với giá khá cao và giá giao dịch trên thị trường luôn thuộc loại hàng đầu.
5 công ty đấu giá thành công
Trong 3 tháng cuối năm ngoái và 2 tháng đầu năm nay, có 5 công ty trong ngành dầu khí đã bán đấu giá thành công cổ phần lần đầu ra công chúng để thực hiện cổ phần hóa, trong đó có Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) đã lên sàn Tp.HCM với giá giao dịch phiên ngày 29/3/2007 lên tới 245.000 đồng/cổ phần, gấp 24,5 lần mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
Ba công ty được giới đầu tư xếp hạng thứ hai, thứ ba và thứ tư là Công ty Cổ phần Bảo hiểm dầu khí, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) và Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí.
Giá bán đấu giá cổ phần của những công ty này ngay từ lúc bán đấu giá đã gấp 4-16 lần mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần) với số lượng đăng ký mua gấp 5-30 lần số lựơng chào bán.
Công ty Bảo hiểm dầu khí chào bán gần 11,73 triệu cổ phần, nhà đầu tư đăng ký mua tới 303 triệu cổ phần, gấp gần 30 lần, một nhà đầu tư đăng ký mua tới 9,7 triệu cổ phần, giá trúng đấu giá cao nhất lên tới 11,5 triệu đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá bình quân đạt 160.250 đồng/cổ phần, gấp 16 lần mệnh giá và ngày 30/3/2007, giá giao dịch trên thị trường OTC là 185.000 đồng/cổ phần.
Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chào bán gần 37,3 triệu cổ phần, nhà đầu tư đăng ký mua tới 220 triệu cổ phần, gấp gần 5 lần, giá trúng đấu giá cao nhất 50.000 đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá bình quân đạt 37.256 đồng/cổ phần, gấp gần 4 lần mệnh giá, ngày 30/3/2007, giá giao dịch trên thị trường OTC là 170.000 đồng/cổ phần, gấp 4,5 lần giá trúng đấu giá bình quân.
Công ty Vận tải dầu khí chào bán gần 26 triệu cổ phần, nhà đầu tư đăng ký mua tới 277 triệu cổ phần, gấp gần 12 lần, giá trúng đấu giá cao nhất 18 triệu đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá bình quân đạt 81.237 đồng/cổ phần và ngày 30/3/2007, giá giao dịch trên thị trường OTC là 138.000 đồng/cổ phần, tăng gần 60.000 đồng/cổ phần so với giá trúng đấu giá bình quân.
Ưu thế và xu hướng cạnh tranh
Vì sao giá cổ phần ngành dầu khí tăng cao và hút hàng? Những thông tin sau sẽ góp thêm vào “kho tàng” thông tin về ngành dầu khí của nhà đầu tư:
Trong giai đoạn 2003-2006, ngành dầu khí Việt Nam phát triển trong bối cảnh tương đối thuận lợi, đặc biệt do giá dầu thô trên thế giới giai đoạn này luôn ở mức rất cao, tạo động lực thúc đẩy hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác và phát triển mỏ.
Theo Tổng công ty PTSC, bốn năm qua, ngành dầu khí trong nước đã đẩy mạnh đầu tư vào tất cả các khâu như tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng, khai thác chế biến, vận chuyển và phân phối các sản phẩm dầu khí.
Các liên doanh điều hành JOC (Hoàng Long-Hoàn Vũ, Trường Sơn, Lam Sơn, Côn Sơn) và nhà thầu Unocal... đang triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò hoặc vừa thăm dò vừa khai thác như Cửu long JOC. Các nhà thầu dầu khí khác như JVPC, Petronas, VSP, BP đều phát triển mỏ và gia tăng sản lượng khai thác.
Trong giai đoạn 2007-2010, tình hình chính trị trong nước sẽ vẫn tiếp tục ổn định, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngành dầu khí Việt Nam đã xây dựng chiến lược hoàn chỉnh định hướng cho các đơn vị trong ngành họat động tạo sự thuận lợi nhất định về thị trường.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng đã đưa ra chiến lược phát triển dịch vụ của ngành dầu khí với chỉ tiêu tổng doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 25%-30%, đến năm 2015 đạt 30%-35% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí và ổn định đến năm 2025 (năm 2006, tổng doanh thu của toàn ngành dịch vụ dầu khí đạt 24.100 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí).
Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, Việt Nam đã chính thức gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế lớn của khu vực và thế giới như AFTA, WTO... do đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa để chấp nhận các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế hàng đầu thế giới sẽ tham gia vào thị trường dịch vụ dầu khí trong nước.
Những công ty này có lợi thế cạnh tranh rất lớn về công nghệ, kỹ thuật và tài chính. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí Việt Nam vì các đối thủ cạnh tranh là những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, lâu đời, vượt trội hơn hẳn cả về năng lực, kinh nghiệm và công nghệ.
Đặc biệt, với lợi thế về công nghệ và vốn, cơ chế linh hoạt trong quản lý nhân sự, chính sách đãi ngộ người tài, những công ty nước ngoài sẽ thu hút một lượng lớn những lao động có chất lượng trong nước, dẫn đến nguy cơ chảy máu chất xám cao trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dầu khí.
Hiện nay, phần lớn vật tư, thiết bị trong ngành dầu khí vẫn đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, cùng với việc sản phẩm dầu thô của Việt Nam hiện vẫn xuất khẩu hầu như toàn bộ, nên những thay đổi về tỷ giá giữa VND và ngoại tệ mạnh sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của những công ty trong lĩnh vực dầu khí.