Cổ phần hoá doanh nghiệp nông nghiệp: Khó nhất là nông - lâm trường
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sắp xếp, đổi mới toàn bộ 18 tổng công ty trực thuộc
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sắp xếp, đổi mới toàn bộ 18 tổng công ty trực thuộc.
Riêng 4 tổng công ty 91, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép hình thành tập đoàn công nghiệp cao su, 2 tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 390 doanh nghiệp của Bộ đều sắp xếp theo hình thức cổ phần hóa, giao bán, sáp nhập, giải thể hoặc phá sản.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu các tổng công ty và công ty còn lại phải thực hiện đúng Quyết định 298 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2007 phải xử lý dứt điểm các đơn vị thành viên, 6 tháng cuối năm 2007, phải cổ phần hóa hoặc chuyển đổi thành công ty mẹ - công ty con các đơn vị còn lại.
Ông cho biết, không nên cổ phần hóa chung cho 1 công ty mà nên cổ phần hóa riêng các công ty phụ thuộc ở trên nhiều địa bàn. Kinh nghiệm cho thấy, nếu cổ phần hóa chung thì không ai mua cổ phần, cũng không kêu gọi được nhà đầu tư mua cổ phiếu.
Một trong những vấn đề khó nhất là xác định giá trị vườn cây. Ngành cao su đã có phương pháp xác định khá hợp lý giá trị vườn cây, bằng cách lấy giá bình quân của 5 năm gần nhất. Ngành chè và cà phê cũng có cách làm tương tự. Duy chỉ có ngành lâm nghiệp là còn đang loay hoay, nhưng cũng cố gắng giải quyết trong năm nay.
Các tổng công ty chè, rau quả đã thực hiện đầy đủ quy trình chuyển sang công ty mẹ- công ty con, trong khi 3 tổng công ty lương thực miền Nam, chăn nuôi, xây dựng nông nghiệp vẫn chưa có bộ máy của công ty mẹ - công ty con.
Có đến trên 200 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa quyết toán được lần 2, vì còn gặp khó khăn khi "xếp hàng" chờ ngành thuế xác định giá trị. Một số tổng công ty đã cổ phần hóa hoặc thành công ty mẹ - công ty con, nhưng vẫn với tay đến các công ty con, hoặc mua lén cổ phần, nhằm chi phối theo bao cấp.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đề nghị các tổng công ty và công ty cổ phần nên bán bớt, hoặc bán hết cổ phần chi phối, trừ các lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần nắm quyền chi phối.
Theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Sắp xếp đổi mới của Văn phòng Chính phủ, 3 năm tới sẽ cổ phần hóa 71 tổng công ty và doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực: an ninh quốc phòng, ở vùng sâu vùng xa, ngành đặc thù (xổ số, thuốc lá, trục viễn thông). Đến năm 2010 chỉ còn 30 tập đoàn và tổng công ty lớn. Chính phủ chủ trương uỷ quyền tối đa cho các bộ, ngành.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng nêu quyết tâm hoàn thành cổ phần hóa 12 tổng công ty còn lại trong năm 2007-2008. Ông nói: "Khó nhất là 687 nông - lâm trường. Nhưng không lo về 340 nông trường chỉ với 600.000 ha, mà lo ngại về 347 lâm trường đang quản lý trên 4,1 triệu ha mà chỉ giải quyết được 17.000 người. 70% số vụ cháy rừng, 70% diện tích rừng bị tàn phá nằm ở những lâm trường này”.
“Không thể để các lâm trường "ôm" đất, trong lúc thiếu đất giao cho đồng bào dân tộc. Sắp tới cần rà soát kỹ từng lâm trường, chính quyền nơi đó sẽ thu hồi đất để giao cho dân, giao cho các doanh nghiệp đang rất cần đất để đầu tư sản xuất - kinh doanh", ông nhấn mạnh.
Riêng 4 tổng công ty 91, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép hình thành tập đoàn công nghiệp cao su, 2 tổng công ty lương thực miền Nam và miền Bắc chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 390 doanh nghiệp của Bộ đều sắp xếp theo hình thức cổ phần hóa, giao bán, sáp nhập, giải thể hoặc phá sản.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu các tổng công ty và công ty còn lại phải thực hiện đúng Quyết định 298 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2007 phải xử lý dứt điểm các đơn vị thành viên, 6 tháng cuối năm 2007, phải cổ phần hóa hoặc chuyển đổi thành công ty mẹ - công ty con các đơn vị còn lại.
Ông cho biết, không nên cổ phần hóa chung cho 1 công ty mà nên cổ phần hóa riêng các công ty phụ thuộc ở trên nhiều địa bàn. Kinh nghiệm cho thấy, nếu cổ phần hóa chung thì không ai mua cổ phần, cũng không kêu gọi được nhà đầu tư mua cổ phiếu.
Một trong những vấn đề khó nhất là xác định giá trị vườn cây. Ngành cao su đã có phương pháp xác định khá hợp lý giá trị vườn cây, bằng cách lấy giá bình quân của 5 năm gần nhất. Ngành chè và cà phê cũng có cách làm tương tự. Duy chỉ có ngành lâm nghiệp là còn đang loay hoay, nhưng cũng cố gắng giải quyết trong năm nay.
Các tổng công ty chè, rau quả đã thực hiện đầy đủ quy trình chuyển sang công ty mẹ- công ty con, trong khi 3 tổng công ty lương thực miền Nam, chăn nuôi, xây dựng nông nghiệp vẫn chưa có bộ máy của công ty mẹ - công ty con.
Có đến trên 200 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa quyết toán được lần 2, vì còn gặp khó khăn khi "xếp hàng" chờ ngành thuế xác định giá trị. Một số tổng công ty đã cổ phần hóa hoặc thành công ty mẹ - công ty con, nhưng vẫn với tay đến các công ty con, hoặc mua lén cổ phần, nhằm chi phối theo bao cấp.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đề nghị các tổng công ty và công ty cổ phần nên bán bớt, hoặc bán hết cổ phần chi phối, trừ các lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần nắm quyền chi phối.
Theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Sắp xếp đổi mới của Văn phòng Chính phủ, 3 năm tới sẽ cổ phần hóa 71 tổng công ty và doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực: an ninh quốc phòng, ở vùng sâu vùng xa, ngành đặc thù (xổ số, thuốc lá, trục viễn thông). Đến năm 2010 chỉ còn 30 tập đoàn và tổng công ty lớn. Chính phủ chủ trương uỷ quyền tối đa cho các bộ, ngành.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng nêu quyết tâm hoàn thành cổ phần hóa 12 tổng công ty còn lại trong năm 2007-2008. Ông nói: "Khó nhất là 687 nông - lâm trường. Nhưng không lo về 340 nông trường chỉ với 600.000 ha, mà lo ngại về 347 lâm trường đang quản lý trên 4,1 triệu ha mà chỉ giải quyết được 17.000 người. 70% số vụ cháy rừng, 70% diện tích rừng bị tàn phá nằm ở những lâm trường này”.
“Không thể để các lâm trường "ôm" đất, trong lúc thiếu đất giao cho đồng bào dân tộc. Sắp tới cần rà soát kỹ từng lâm trường, chính quyền nơi đó sẽ thu hồi đất để giao cho dân, giao cho các doanh nghiệp đang rất cần đất để đầu tư sản xuất - kinh doanh", ông nhấn mạnh.