Cổ phần hóa: “Giai đoạn quan trọng đã tới!”
Các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường phía trước của cổ phần hóa tại Việt Nam
Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ đã có hơn 15 năm thực hiện với những phương thức và chặng đường phát triển khác nhau.
Từ hơn 12.000 doanh nghiệp nhà nước cần được sắp xếp trong đó phần lớn là cổ phần hóa vào những năm đầu 1990, nay số lượng doanh nghiệp nhà nước còn khoảng hơn 2.200 doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh và giảm bớt gánh nặng cho nhà nước từ những khoản nợ kéo dài. Gần 20% vốn nhà nước đã được cổ phần hóa và tổng giá trị nợ 2.000-3.000 tỷ đồng đã được giải quyết nhờ việc cổ phần hóa. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, những gì cổ phần hóa đạt được vừa qua mới chỉ là màn dạo đầu. Hiện nay công việc này đang bước sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn sắp xếp những “đại” doanh nghiệp quốc doanh. Đây được xem là thách thức đối với chủ trương cổ phần hóa ở Việt Nam.
Các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường phía trước của cổ phần hóa tại Việt Nam.
"Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước loại lớn"
(Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước)
“Doanh nghiệp nhà nước là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 38% GDP, chiếm 33% tín dụng và đóng góp 10% tổng việc làm của cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, có 44,4% doanh nghiệp nhà nước được phân loại theo nhóm A, tức doanh nghiệp có lãi, 39,5% thuộc nhóm B và số còn lại thuộc nhóm C. Các doanh nghiệp nhà nước được cho là làm ăn thua lỗ chiếm khoảng 19,5% tổng số các doanh nghiệp nhà nước với tổng nợ trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực sự đã được khởi động từ những năm 90 sau chính sách đổi mới và được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Giai đoạn 1991-1997 số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và giảm từ 12.000 còn 5.000 doanh nghiệp. Giai đoạn 1997-2000 những nỗ lực cải cách doanh nghiệp nhà nước có phần trì trệ.
Sang giai đoạn 2001-2005, cải cách doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trở lại, 3.349 doanh nghiệp nhà nước đã được tái cơ cấu trong số 5.544 doanh nghiệp. Nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông lớn trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước đã góp phần củng cố khu vực tư nhân và làm giảm nợ công. Theo Bộ Tài chính, có gần 20% vốn nhà nước đã được cổ phần hóa, trung bình trong các công ty đã cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữ gần 30% và số còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Nhà nước nắm giữ hơn 50% cổ phần trong 33% các công ty đã được cổ phần hóa.
Phương thức cổ phần hóa đã được tiến hành trong thời gian qua như duy trì vốn nhà nước và phát hành thêm là 15,1%, bán toàn bộ vốn nhà nước là 15,5% và bán một phần vốn nhà nước cộng với phát hành thêm là 69,4%. cổ phần hóa đã gắn kết với công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Giải quyết cho hơn 200.000 lao động dư thừa mà không xảy ra vấn đề nghiêm trọng nào.
Một điều tra tiến hành trên 2.800 lao động cho thấy 81,7% người lao động có khả năng kiếm được công việc đem lại thu nhập cao hơn trong vòng sáu tháng kể từ khi rời khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Đối với bản thân doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng có những thay đổi đáng kể. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp được cải thiện, nợ quá hạn được giải quyết hợp lý trong hơn 2.000 doanh nghiệp nhà nước. Tổng nợ trị giá 2.000-3.000 tỷ đồng được giải quyết mà không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Việc định giá tài sản của doanh nghiệp cổ phần hóa được tốt hơn.
Cổ phần hóa đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. 2/3 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty cổ phần hóa. Các công ty minh bạch hơn, thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đương với giá trị thị trường. Kết quả một cuộc điều tra trên 850 doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,7%, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 24,9%, thu nhập trung bình tăng 12% và mức cổ tức trung bình chia cho các cổ đông cũng tăng 17,11%.
Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa cũng tạo ra những vấn đề đáng quan ngại cho công tác cổ phần hóa sắp tới. Đó là định giá tài sản doanh nghiệp theo giá trị thị trường phải đáp ứng các yêu cầu minh bạch, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu nhằm tránh mánh khóe của các nhà tài chính.
Cũng cần tạo điều kiện cho người lao động tham gia đồng sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Cần giải quyết hợp lý mối tương quan giữa cổ phần hóa và sự phát triển của thị trường vốn, tránh tình trạng bình mới rượu cũ đối với chương trình cổ phần hóa và tránh phân biệt doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa.
Hiện nay tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bước sang giai đoạn quan trọng, đó là cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn. Theo báo cáo vẫn còn khoảng 2.200 doanh nghiệp nhà nước loại lớn tổng vốn là 31 tỷ USD, tương đương 31% GDP. Nhà nước dự tính sẽ chỉ giữa lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Năm 2007 dự tính thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn với tổng giá trị 10 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa và đặt mục tiêu niêm yết 71 doanh nghiệp nhà nước lớn trên thị trường chứng khoán trước năm 2010. Sẽ mở rộng qui mô của doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa để đưa vào danh sách các công ty TNHH 100% vốn nhà nước và các cơ quan hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước. Tiêu chí lựa chọn và số lượng các nhà đầu tư chiến lược sẽ do Ban chỉ đạo đề xuất và nhà đầu tư chiến lược phải trả giá không thấp hơn giá trúng thầu trung bình.”
“Nên bắt đầu từ ngân hàng mẹ”
(Ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank)
“Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước đang đứng trước những thách thức xuất phát từ bản thân các ngân hàng và tình hình thực tế của nền kinh tế.
Các ngân hàng có những điểm mạnh là thương hiệu được biết đến rộng rãi, có mối quan hệ rộng với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc, có lợi thế về qui mô và thừa hưởng sự hỗ trợ và đảm bảo từ Chính phủ.
Song các ngân hàng thương mại nhà nước cũng có những điểm hạn chế như quyết định kinh doanh không hoàn toàn thuần túy dựa trên mục đích thương mại, cơ chế quản trị doanh nghiệp còn chưa phù hợp và giải phóng được năng lực cạnh tranh, chưa chú trọng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tiến trình tái cơ cấu vẫn đang tiếp tục được triển khai.
Khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước cần phải cải cách nhiều mặt như năng lực tài chính như qui mô vốn chủ sở hữu (chưa có ngân hàng nào đạt tới qui mô vốn chủ sở hữu 1 tỷ USD), chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động. ngân hàng thương mại nhà nước còn có những hạn chế khác như mô thức quản trị ngân hàng còn nhiều bất cập như hệ thống ra quyết định phức tạp và thiếu minh bạch, mâu thuẫn trong việc phân định trách nhiệm và quyền hạn, tổ chức còn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý, thiếu hệ thống MIS/hệ thống quản lý ngân sách hữu hiệu.
Trình độ cán bộ và trình độ ngân hàng còn nhiều hạn chế và hệ thống khuyến khích người lao động không phù hợp vì thế khó tuyển dụng và giữ chân các bộ có chất lượng, có năng lực, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.
Chính vì vậy cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước cần đặt ra mục tiêu đó là tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường năng lực tài chính, sức cạnh tranh, và giữ vững vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa. cổ phần hóa là một quá trình gồm nhiều bước với nhiều mục tiêu. Đó không đơn thuần là việc bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại ngân hàng.
Theo tôi, đối với ngân hàng thương mại nhà nước phương thức cổ phần hóa nên là giữ nguyên phần vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn; bán đấu giá cổ phiếu, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận là những phương thức cổ phần hóa ngân hàng.
Việc cổ phần hóa sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi tiến hành qua một số giai đoạn và kết hợp được các quá trình như bán một phần cho nhà đầu tư chiến lược, bán một phần cho công chúng theo hình thức IPO, bán trực tiếp cổ phần để điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà nước cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thị trường, năng lực quản lý vĩ mô.
Đặc điểm của các ngân hàng thương mại nhà nước là những tập thể kinh tế có mô hình hoạt động ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, cho thuê tài chính, kinh doanh bảo hiểm...vì vậy cổ phần hóa có thể thực hiện theo hai cấp độ.
Thứ nhất là chỉ thực hiện cổ phần hóa ngân hàng mẹ và thứ hai là cả ngân hàng mẹ và công ty con trực thuộc. cổ phần hóa nên tiến hành ở cấp ngân hàng mẹ để đẩy nhanh tiến độ cải cách, đổi mới. Sắp xếp lại mô hình hoạt động sau cổ phần hóa để xây dựng mối quan hệ thích hợp và bền vững giữa các công ty trong tập đoàn và cân nhắc cổ phần hóa các công ty trực thuộc.
“Bảy bài học kinh nghiệm”
(Ông Lito Camacho, Phó chủ tịch Credit Suisse châu Á-Thái Bình Dương)
“Chỉ trong hai năm 2004-2005, hơn 60 nước đã thực hiện gần 400 trường hợp cổ phần hóa với tổng giá trị khoảng 90 tỷ USD. Hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp hơn 1/3 các hoạt động này với giá trị tính bằng USD tương ứng là 18 tỷ và 12,6 tỷ. Ấn Độ và Pakistan cũng đặc biệt tích cực với tổng giá trị hoạt động cổ phần hóa tương đương 8 tỷ USD.
Tại các nước OECD và một số nền kinh tế thị trường tại Mỹ Latinh, hoạt động cổ phần hóa đang chậm lại nhưng lý do bởi rất nhiều nước đã hoàn thành cổ phần hóa trong hai thập kỷ qua.
Có nhiều lý do cụ thể giải thích tại sao các Chính phủ đeo đuổi chương trình cổ phần hóa. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân thúc đẩy thường là sự thay đổi trong triết lý kinh tế của Chính phủ nghiêng hơn về kinh tế thị trường.
Tôi từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính và là người đứng đầu Hội đồng Cổ phần hóa ở Philippines. Tôi cũng có những nhận định về chương trình cổ phần hóa của Việt Nam vì đã từng tham gia vào công tác tư vấn cho một số doanh nghiệp. Chương trình cổ phần hóa là thành tố trong công cuộc chuyển đổi Việt Nam từ một nền kinh tế nhà nước chỉ đạo sang nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế quá độ, một trong những bước đầu tiên thực hiện là tập hợp các doanh nghiệp nhà nước trọng điểm thành các công ty cổ phần để tiến hành bán cổ phần chứ không bán tài sản. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm cổ phần hóa ở các nước trong vài thập kỷ qua.
Thứ nhất, phải xem xét nghiêm túc đến lợi ích của người lao động. Tình trạng người lao động bị mất việc là một điều quan ngại, thường gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ người lao động, các chính trị gia và những ngành khác trong xã hội.
Thứ hai, cổ phần hóa cũng phải đi kèm cải cách thị trường liên quan, cho phép người chủ sở hữu mới vận hành có lãi, đồng thời, đảm bảo lợi ích công chúng được bảo vệ. Ví dụ cổ phần hóa ngành điện, cơ cấu điều tiết bao gồm phương pháp định giá cũng phải rõ ràng nhằm bảo vệ công chúng và nhà đầu tư mới.
Thứ ba, tính minh bạch, rõ ràng và dự đoán được rất quan trọng để thu hút những nhà đầu tư nghiêm túc và tối đa hóa giá trị.
Thứ tư, một cơ quan Chính phủ duy nhất với quyền hạn và quyền lực dẫn dắt chương trình để đem lại tính nhất quán và hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách.
Thứ năm, cổ phần hóa làm thay đổi đáng kể hình thái của môi trường kinh tế một quốc gia. Vì thế rất cần Chính phủ chú ý có kế hoạch thông tin đến tất cả những bên liên quan bao gồm người dân nói chung, người lao động bị ảnh hưởng, chính trị gia, những nhà đầu tư tiềm năng, các cơ quan điều tiết, cơ quan quốc tế...
Thứ sáu, điều rất quan trọng là cần nhận thức rằng để thành công một chính sách cổ phần hóa phải là một cấu phần của chương trình cải cách theo định hướng thị trường. Để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư và tối đa hóa nguồn thu, nhà nước phải bảo đảm môi trường kinh doanh đủ hấp dẫn bằng các cải cách liên quan và chính sách kinh tế lành mạnh.
Thứ bảy, cần khôn ngoan nhận thức rằng kết quả cổ phần hóa là một hàm số của các điều kiện thị trường tại thời điểm thực hiện. Rất dễ khi chỉ trích quá trình cổ phần hóa khi giá trị các “viên đá quí quốc gia” gia tăng sau đó khi nền kinh tế và thị trường cải thiện và chính quá trình chuyển đổi sở hữu dẫn đến sự gia tăng giá trị đó. cổ phần hóa ngoài nguồn vốn nó đem lại còn có sự cải thiện trong dịch vụ, cung cấp nguồn vốn mới và bí quyết trong quản lý, mở rộng doanh nghiệp cũng như nhiều lợi ích gián tiếp khác góp phần dẫn đến phát triển kinh tế nhanh hơn.
Điều muốn nói cuối cùng là do nhiều thách thức, trở ngại và những quan ngại đi kèm theo chính sách cổ phần hóa nên ý chí chính trị và khả năng Chính phủ tập hợp được sự đồng thuần mạnh mẽ giữa những bên liên quan là thiết yếu đối với thành công.
Đã có nhiều nỗ lực thiện chí trong nhiều nền kinh tế nhằm thúc đẩy chính sách như thế nhưng cũng có rất nhiều nỗ lực đã thất bại khi thực thi do thiếu ý chí chính trị và sức thuyết phục của các thủ lĩnh chính trị hay việc họ không dành được đủ sự ủng hộ cần thiết.
“Tổng công ty đầu tiên hoàn thành cổ phần hóa”
(Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Vinaconex)
“Tổng công ty đã chủ động thí điểm cổ phần hóa hai đơn vị thành viên trong 2000-2001. Trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình làm thí điểm, tổng công ty đã tiến hành cổ phần hóa thành công toàn bộ 30 đơn vị thành viên.
Thực tiễn cho thấy, các công ty đều phát triển nhanh, vững chắc và hiệu quả. Doanh thu bình quân tăng từ 15-30%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt bình quân 35-40%, có đơn vị đạt 65%. Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng hàng năm từ 10-30%, cổ tức đạt từ 13-17%. Đầu tư tài sản cố định tăng đáng kể về số lượng và chất lượng giúp doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.
Một số doanh nghiệp thành viên của Vinaconex đã và đang hội đủ các điều kiện để lên sàn giao dịch. Hiện tại có ba đơn vị thành viên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Ngày 21/6/2007 đã diễn ra lễ chuyển giao Tổng công ty Vinaconex sang Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Vinaconex. Hiện nay Vinaconex đang tiến hành các thủ tục cần thiết để niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
So với trước thời điểm cổ phần hóa, qui mô vốn điều lệ của Vinaconex tăng 50% lên 1.500 tỷ đồng, tạo cơ hội cho tổng công ty gia tăng hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ chế quản lý sau cổ phần hóa chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao quyền tự chủ doanh nghiệp.
Quan hệ trong nội bộ chuyển từ tính chất hành chính sang kinh tế, tổ chức bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, hiệu quả. cán bộ công nhân viên với tư cách cổ đông bước đầu đã tích cực tham gia vào hoạt động quản lý, phát triển thương hiệu của tổng công ty.”
Từ hơn 12.000 doanh nghiệp nhà nước cần được sắp xếp trong đó phần lớn là cổ phần hóa vào những năm đầu 1990, nay số lượng doanh nghiệp nhà nước còn khoảng hơn 2.200 doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh và giảm bớt gánh nặng cho nhà nước từ những khoản nợ kéo dài. Gần 20% vốn nhà nước đã được cổ phần hóa và tổng giá trị nợ 2.000-3.000 tỷ đồng đã được giải quyết nhờ việc cổ phần hóa. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, những gì cổ phần hóa đạt được vừa qua mới chỉ là màn dạo đầu. Hiện nay công việc này đang bước sang giai đoạn mới, đó là giai đoạn sắp xếp những “đại” doanh nghiệp quốc doanh. Đây được xem là thách thức đối với chủ trương cổ phần hóa ở Việt Nam.
Các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường phía trước của cổ phần hóa tại Việt Nam.
"Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước loại lớn"
(Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước)
“Doanh nghiệp nhà nước là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 38% GDP, chiếm 33% tín dụng và đóng góp 10% tổng việc làm của cả nước.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, có 44,4% doanh nghiệp nhà nước được phân loại theo nhóm A, tức doanh nghiệp có lãi, 39,5% thuộc nhóm B và số còn lại thuộc nhóm C. Các doanh nghiệp nhà nước được cho là làm ăn thua lỗ chiếm khoảng 19,5% tổng số các doanh nghiệp nhà nước với tổng nợ trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực sự đã được khởi động từ những năm 90 sau chính sách đổi mới và được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Giai đoạn 1991-1997 số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp và giảm từ 12.000 còn 5.000 doanh nghiệp. Giai đoạn 1997-2000 những nỗ lực cải cách doanh nghiệp nhà nước có phần trì trệ.
Sang giai đoạn 2001-2005, cải cách doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trở lại, 3.349 doanh nghiệp nhà nước đã được tái cơ cấu trong số 5.544 doanh nghiệp. Nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông lớn trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Cải cách doanh nghiệp nhà nước đã góp phần củng cố khu vực tư nhân và làm giảm nợ công. Theo Bộ Tài chính, có gần 20% vốn nhà nước đã được cổ phần hóa, trung bình trong các công ty đã cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ khoảng 46% cổ phần, người lao động nắm giữ gần 30% và số còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Nhà nước nắm giữ hơn 50% cổ phần trong 33% các công ty đã được cổ phần hóa.
Phương thức cổ phần hóa đã được tiến hành trong thời gian qua như duy trì vốn nhà nước và phát hành thêm là 15,1%, bán toàn bộ vốn nhà nước là 15,5% và bán một phần vốn nhà nước cộng với phát hành thêm là 69,4%. cổ phần hóa đã gắn kết với công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Giải quyết cho hơn 200.000 lao động dư thừa mà không xảy ra vấn đề nghiêm trọng nào.
Một điều tra tiến hành trên 2.800 lao động cho thấy 81,7% người lao động có khả năng kiếm được công việc đem lại thu nhập cao hơn trong vòng sáu tháng kể từ khi rời khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Đối với bản thân doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng có những thay đổi đáng kể. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp được cải thiện, nợ quá hạn được giải quyết hợp lý trong hơn 2.000 doanh nghiệp nhà nước. Tổng nợ trị giá 2.000-3.000 tỷ đồng được giải quyết mà không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Việc định giá tài sản của doanh nghiệp cổ phần hóa được tốt hơn.
Cổ phần hóa đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. 2/3 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty cổ phần hóa. Các công ty minh bạch hơn, thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đương với giá trị thị trường. Kết quả một cuộc điều tra trên 850 doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,7%, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 24,9%, thu nhập trung bình tăng 12% và mức cổ tức trung bình chia cho các cổ đông cũng tăng 17,11%.
Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa cũng tạo ra những vấn đề đáng quan ngại cho công tác cổ phần hóa sắp tới. Đó là định giá tài sản doanh nghiệp theo giá trị thị trường phải đáp ứng các yêu cầu minh bạch, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu nhằm tránh mánh khóe của các nhà tài chính.
Cũng cần tạo điều kiện cho người lao động tham gia đồng sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Cần giải quyết hợp lý mối tương quan giữa cổ phần hóa và sự phát triển của thị trường vốn, tránh tình trạng bình mới rượu cũ đối với chương trình cổ phần hóa và tránh phân biệt doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa.
Hiện nay tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã bước sang giai đoạn quan trọng, đó là cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn. Theo báo cáo vẫn còn khoảng 2.200 doanh nghiệp nhà nước loại lớn tổng vốn là 31 tỷ USD, tương đương 31% GDP. Nhà nước dự tính sẽ chỉ giữa lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Năm 2007 dự tính thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn với tổng giá trị 10 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa và đặt mục tiêu niêm yết 71 doanh nghiệp nhà nước lớn trên thị trường chứng khoán trước năm 2010. Sẽ mở rộng qui mô của doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa để đưa vào danh sách các công ty TNHH 100% vốn nhà nước và các cơ quan hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước. Tiêu chí lựa chọn và số lượng các nhà đầu tư chiến lược sẽ do Ban chỉ đạo đề xuất và nhà đầu tư chiến lược phải trả giá không thấp hơn giá trúng thầu trung bình.”
“Nên bắt đầu từ ngân hàng mẹ”
(Ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank)
“Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước đang đứng trước những thách thức xuất phát từ bản thân các ngân hàng và tình hình thực tế của nền kinh tế.
Các ngân hàng có những điểm mạnh là thương hiệu được biết đến rộng rãi, có mối quan hệ rộng với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc, có lợi thế về qui mô và thừa hưởng sự hỗ trợ và đảm bảo từ Chính phủ.
Song các ngân hàng thương mại nhà nước cũng có những điểm hạn chế như quyết định kinh doanh không hoàn toàn thuần túy dựa trên mục đích thương mại, cơ chế quản trị doanh nghiệp còn chưa phù hợp và giải phóng được năng lực cạnh tranh, chưa chú trọng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tiến trình tái cơ cấu vẫn đang tiếp tục được triển khai.
Khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước cần phải cải cách nhiều mặt như năng lực tài chính như qui mô vốn chủ sở hữu (chưa có ngân hàng nào đạt tới qui mô vốn chủ sở hữu 1 tỷ USD), chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động. ngân hàng thương mại nhà nước còn có những hạn chế khác như mô thức quản trị ngân hàng còn nhiều bất cập như hệ thống ra quyết định phức tạp và thiếu minh bạch, mâu thuẫn trong việc phân định trách nhiệm và quyền hạn, tổ chức còn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý, thiếu hệ thống MIS/hệ thống quản lý ngân sách hữu hiệu.
Trình độ cán bộ và trình độ ngân hàng còn nhiều hạn chế và hệ thống khuyến khích người lao động không phù hợp vì thế khó tuyển dụng và giữ chân các bộ có chất lượng, có năng lực, dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.
Chính vì vậy cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước cần đặt ra mục tiêu đó là tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường năng lực tài chính, sức cạnh tranh, và giữ vững vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa. cổ phần hóa là một quá trình gồm nhiều bước với nhiều mục tiêu. Đó không đơn thuần là việc bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại ngân hàng.
Theo tôi, đối với ngân hàng thương mại nhà nước phương thức cổ phần hóa nên là giữ nguyên phần vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn; bán đấu giá cổ phiếu, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận là những phương thức cổ phần hóa ngân hàng.
Việc cổ phần hóa sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi tiến hành qua một số giai đoạn và kết hợp được các quá trình như bán một phần cho nhà đầu tư chiến lược, bán một phần cho công chúng theo hình thức IPO, bán trực tiếp cổ phần để điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà nước cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện thị trường, năng lực quản lý vĩ mô.
Đặc điểm của các ngân hàng thương mại nhà nước là những tập thể kinh tế có mô hình hoạt động ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, cho thuê tài chính, kinh doanh bảo hiểm...vì vậy cổ phần hóa có thể thực hiện theo hai cấp độ.
Thứ nhất là chỉ thực hiện cổ phần hóa ngân hàng mẹ và thứ hai là cả ngân hàng mẹ và công ty con trực thuộc. cổ phần hóa nên tiến hành ở cấp ngân hàng mẹ để đẩy nhanh tiến độ cải cách, đổi mới. Sắp xếp lại mô hình hoạt động sau cổ phần hóa để xây dựng mối quan hệ thích hợp và bền vững giữa các công ty trong tập đoàn và cân nhắc cổ phần hóa các công ty trực thuộc.
“Bảy bài học kinh nghiệm”
(Ông Lito Camacho, Phó chủ tịch Credit Suisse châu Á-Thái Bình Dương)
“Chỉ trong hai năm 2004-2005, hơn 60 nước đã thực hiện gần 400 trường hợp cổ phần hóa với tổng giá trị khoảng 90 tỷ USD. Hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp hơn 1/3 các hoạt động này với giá trị tính bằng USD tương ứng là 18 tỷ và 12,6 tỷ. Ấn Độ và Pakistan cũng đặc biệt tích cực với tổng giá trị hoạt động cổ phần hóa tương đương 8 tỷ USD.
Tại các nước OECD và một số nền kinh tế thị trường tại Mỹ Latinh, hoạt động cổ phần hóa đang chậm lại nhưng lý do bởi rất nhiều nước đã hoàn thành cổ phần hóa trong hai thập kỷ qua.
Có nhiều lý do cụ thể giải thích tại sao các Chính phủ đeo đuổi chương trình cổ phần hóa. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân thúc đẩy thường là sự thay đổi trong triết lý kinh tế của Chính phủ nghiêng hơn về kinh tế thị trường.
Tôi từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính và là người đứng đầu Hội đồng Cổ phần hóa ở Philippines. Tôi cũng có những nhận định về chương trình cổ phần hóa của Việt Nam vì đã từng tham gia vào công tác tư vấn cho một số doanh nghiệp. Chương trình cổ phần hóa là thành tố trong công cuộc chuyển đổi Việt Nam từ một nền kinh tế nhà nước chỉ đạo sang nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế quá độ, một trong những bước đầu tiên thực hiện là tập hợp các doanh nghiệp nhà nước trọng điểm thành các công ty cổ phần để tiến hành bán cổ phần chứ không bán tài sản. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm cổ phần hóa ở các nước trong vài thập kỷ qua.
Thứ nhất, phải xem xét nghiêm túc đến lợi ích của người lao động. Tình trạng người lao động bị mất việc là một điều quan ngại, thường gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ người lao động, các chính trị gia và những ngành khác trong xã hội.
Thứ hai, cổ phần hóa cũng phải đi kèm cải cách thị trường liên quan, cho phép người chủ sở hữu mới vận hành có lãi, đồng thời, đảm bảo lợi ích công chúng được bảo vệ. Ví dụ cổ phần hóa ngành điện, cơ cấu điều tiết bao gồm phương pháp định giá cũng phải rõ ràng nhằm bảo vệ công chúng và nhà đầu tư mới.
Thứ ba, tính minh bạch, rõ ràng và dự đoán được rất quan trọng để thu hút những nhà đầu tư nghiêm túc và tối đa hóa giá trị.
Thứ tư, một cơ quan Chính phủ duy nhất với quyền hạn và quyền lực dẫn dắt chương trình để đem lại tính nhất quán và hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách.
Thứ năm, cổ phần hóa làm thay đổi đáng kể hình thái của môi trường kinh tế một quốc gia. Vì thế rất cần Chính phủ chú ý có kế hoạch thông tin đến tất cả những bên liên quan bao gồm người dân nói chung, người lao động bị ảnh hưởng, chính trị gia, những nhà đầu tư tiềm năng, các cơ quan điều tiết, cơ quan quốc tế...
Thứ sáu, điều rất quan trọng là cần nhận thức rằng để thành công một chính sách cổ phần hóa phải là một cấu phần của chương trình cải cách theo định hướng thị trường. Để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư và tối đa hóa nguồn thu, nhà nước phải bảo đảm môi trường kinh doanh đủ hấp dẫn bằng các cải cách liên quan và chính sách kinh tế lành mạnh.
Thứ bảy, cần khôn ngoan nhận thức rằng kết quả cổ phần hóa là một hàm số của các điều kiện thị trường tại thời điểm thực hiện. Rất dễ khi chỉ trích quá trình cổ phần hóa khi giá trị các “viên đá quí quốc gia” gia tăng sau đó khi nền kinh tế và thị trường cải thiện và chính quá trình chuyển đổi sở hữu dẫn đến sự gia tăng giá trị đó. cổ phần hóa ngoài nguồn vốn nó đem lại còn có sự cải thiện trong dịch vụ, cung cấp nguồn vốn mới và bí quyết trong quản lý, mở rộng doanh nghiệp cũng như nhiều lợi ích gián tiếp khác góp phần dẫn đến phát triển kinh tế nhanh hơn.
Điều muốn nói cuối cùng là do nhiều thách thức, trở ngại và những quan ngại đi kèm theo chính sách cổ phần hóa nên ý chí chính trị và khả năng Chính phủ tập hợp được sự đồng thuần mạnh mẽ giữa những bên liên quan là thiết yếu đối với thành công.
Đã có nhiều nỗ lực thiện chí trong nhiều nền kinh tế nhằm thúc đẩy chính sách như thế nhưng cũng có rất nhiều nỗ lực đã thất bại khi thực thi do thiếu ý chí chính trị và sức thuyết phục của các thủ lĩnh chính trị hay việc họ không dành được đủ sự ủng hộ cần thiết.
“Tổng công ty đầu tiên hoàn thành cổ phần hóa”
(Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Vinaconex)
“Tổng công ty đã chủ động thí điểm cổ phần hóa hai đơn vị thành viên trong 2000-2001. Trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình làm thí điểm, tổng công ty đã tiến hành cổ phần hóa thành công toàn bộ 30 đơn vị thành viên.
Thực tiễn cho thấy, các công ty đều phát triển nhanh, vững chắc và hiệu quả. Doanh thu bình quân tăng từ 15-30%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt bình quân 35-40%, có đơn vị đạt 65%. Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng hàng năm từ 10-30%, cổ tức đạt từ 13-17%. Đầu tư tài sản cố định tăng đáng kể về số lượng và chất lượng giúp doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.
Một số doanh nghiệp thành viên của Vinaconex đã và đang hội đủ các điều kiện để lên sàn giao dịch. Hiện tại có ba đơn vị thành viên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Ngày 21/6/2007 đã diễn ra lễ chuyển giao Tổng công ty Vinaconex sang Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Vinaconex. Hiện nay Vinaconex đang tiến hành các thủ tục cần thiết để niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
So với trước thời điểm cổ phần hóa, qui mô vốn điều lệ của Vinaconex tăng 50% lên 1.500 tỷ đồng, tạo cơ hội cho tổng công ty gia tăng hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ chế quản lý sau cổ phần hóa chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao quyền tự chủ doanh nghiệp.
Quan hệ trong nội bộ chuyển từ tính chất hành chính sang kinh tế, tổ chức bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, hiệu quả. cán bộ công nhân viên với tư cách cổ đông bước đầu đã tích cực tham gia vào hoạt động quản lý, phát triển thương hiệu của tổng công ty.”