Cổ phần hóa không nhất thiết cứ phải IPO
Có chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cổ phần hóa không nhất thiết cứ phải bắt đầu bằng con đường IPO
Phát biểu tại một buổi hội thảo về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ông Dominic Scriven, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, cho rằng các doanh nghiệp cổ phần hóa không nhất thiết cứ phải bắt đầu bằng con đường đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), thậm chí điều đó cũng không cần thiết nữa.
Trao đổi thêm với báo giới, ông Scriven nói: “Mong muốn của Nhà nước là cổ phần hóa, có một giá trị phù hợp cho doanh nghiệp cổ phần hóa và không muốn giá bán cho nhà đầu tư chiến lược thấp hơn giá bán cho công chúng”.
Theo ông, để đạt được các mục tiêu này, các doanh nghiệp trước tiên cần chọn cho mình một nhà tư vấn. Công việc của tư vấn là đi tìm các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng, tổ chức đấu giá cổ phần giữa họ để chọn ra một hoặc vài nhà đầu tư chiến lược, và giá trúng thầu cũng sẽ là giá bán cho công chúng nếu doanh nghiệp muốn IPO.
Lâu nay, để chuyển đổi hình thức sở hữu từ 100% vốn nhà nước sang cổ phần, đa số các doanh nghiệp theo quy trình: chọn một công ty chứng khoán làm tư vấn (một số trường hợp công ty chứng khoán cũng đồng thời là nhà bảo lãnh phát hành), tổ chức đấu giá công khai, bán cho cán bộ công nhân viên và bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư có tổ chức, trong đó có nhà đầu tư chiến lược.
Cách làm này có nhược điểm lớn là không tận dụng được sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược cho việc cổ phần hóa. Một nhược điểm khác là việc Nghị định 109 quy định giá bán cho nhà đầu tư chiến lược không được thấp hơn giá đấu bình quân thành công tại đợt IPO đã khiến các nhà đầu tư chiến lược không vui vì họ cảm thấy bị đối xử không công bằng.
Liên quan đến việc chọn nhà đầu tư chiến lược, ông Scriven nói: “Tôi được biết có công ty đã chọn cho mình 19 nhà đầu tư chiến lược. Điều này có nghĩa công ty sẽ có 19 chiến lược kinh doanh khác nhau!”. Theo ông, các khái niệm nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư chiến lược cần phải được xem lại.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề có nên IPO hay không. Theo ông Chris Freund, Giám đốc điều hành Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital, các nhà đầu tư có tổ chức thực sự muốn có một tỷ lệ cố phiếu đủ lớn để có thể giúp xây dựng đội ngũ quản trị và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. IPO sẽ khiến các nhà đầu tư này bị động.
Nhưng lại có người lo ngại về việc thất thoát tài sản nhà nước nếu không có IPO. Trao đổi với báo giới, ông Kevin Snowball, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management, thừa nhận rằng cạnh tranh càng cao thì giá sẽ càng tốt, và để tối đa hóa lợi ích của những người liên quan thì quy trình phải được công bằng và minh bạch, như thế IPO sẽ là cách tốt nhất.
Theo Nghị định 109 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ban hành cuối tháng 6, bán cổ phần lần đầu có các phương thức sau: đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu mà Nhà nước sẽ xác định phương án cho phù hợp.
Trao đổi thêm với báo giới, ông Scriven nói: “Mong muốn của Nhà nước là cổ phần hóa, có một giá trị phù hợp cho doanh nghiệp cổ phần hóa và không muốn giá bán cho nhà đầu tư chiến lược thấp hơn giá bán cho công chúng”.
Theo ông, để đạt được các mục tiêu này, các doanh nghiệp trước tiên cần chọn cho mình một nhà tư vấn. Công việc của tư vấn là đi tìm các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng, tổ chức đấu giá cổ phần giữa họ để chọn ra một hoặc vài nhà đầu tư chiến lược, và giá trúng thầu cũng sẽ là giá bán cho công chúng nếu doanh nghiệp muốn IPO.
Lâu nay, để chuyển đổi hình thức sở hữu từ 100% vốn nhà nước sang cổ phần, đa số các doanh nghiệp theo quy trình: chọn một công ty chứng khoán làm tư vấn (một số trường hợp công ty chứng khoán cũng đồng thời là nhà bảo lãnh phát hành), tổ chức đấu giá công khai, bán cho cán bộ công nhân viên và bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư có tổ chức, trong đó có nhà đầu tư chiến lược.
Cách làm này có nhược điểm lớn là không tận dụng được sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược cho việc cổ phần hóa. Một nhược điểm khác là việc Nghị định 109 quy định giá bán cho nhà đầu tư chiến lược không được thấp hơn giá đấu bình quân thành công tại đợt IPO đã khiến các nhà đầu tư chiến lược không vui vì họ cảm thấy bị đối xử không công bằng.
Liên quan đến việc chọn nhà đầu tư chiến lược, ông Scriven nói: “Tôi được biết có công ty đã chọn cho mình 19 nhà đầu tư chiến lược. Điều này có nghĩa công ty sẽ có 19 chiến lược kinh doanh khác nhau!”. Theo ông, các khái niệm nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư chiến lược cần phải được xem lại.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề có nên IPO hay không. Theo ông Chris Freund, Giám đốc điều hành Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital, các nhà đầu tư có tổ chức thực sự muốn có một tỷ lệ cố phiếu đủ lớn để có thể giúp xây dựng đội ngũ quản trị và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. IPO sẽ khiến các nhà đầu tư này bị động.
Nhưng lại có người lo ngại về việc thất thoát tài sản nhà nước nếu không có IPO. Trao đổi với báo giới, ông Kevin Snowball, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management, thừa nhận rằng cạnh tranh càng cao thì giá sẽ càng tốt, và để tối đa hóa lợi ích của những người liên quan thì quy trình phải được công bằng và minh bạch, như thế IPO sẽ là cách tốt nhất.
Theo Nghị định 109 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ban hành cuối tháng 6, bán cổ phần lần đầu có các phương thức sau: đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu mà Nhà nước sẽ xác định phương án cho phù hợp.