Cổ phần hóa Petro Vietnam, TKV, EVN, VNPT, Vinashin trước 2020
Trước năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty phải hoàn thành thoái vốn trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản
Đó là thông tin đáng chú ý từ hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2010, được tổ chức ngày 8/12 tại Hà Nội.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, kế hoạch đến năm 2015 sẽ thực hiện cơ cấu lại 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm 692 doanh nghiệp tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước; 573 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa; thực hiện giải thể, phá sản 13 doanh nghiệp; 31 doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu bằng các phương thức thị trường như bán, chuyển nhượng một phần vốn, tái cơ cấu nợ để chuyển thành công ty cổ phần…
Trong 692 doanh nghiệp tiếp tục duy trì 100 vốn nhà nước có 284 doanh nghiệp công ích, an ninh, quốc phòng và 408 doanh nghiệp kinh doanh. Các doanh nghiệp này hiện nay đang hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước, xuất bản, thủy nông, xổ số kiến thiết, thoát nước, sản xuất và phân phối điện…
Trong 573 doanh nghiệp dự kiến sẽ được cổ phần hóa đáng chú ý có 1 tập đoàn, 5 tổng công ty 91, 51 tổng công ty 90, 1 ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có 187 công ty con, 89 doanh nghiệp độc lập thuộc bộ và 239 doanh nghiệp độc lập địa phương.
Với các đối tượng này, theo kế hoạch, sau khi thực hiện cổ phần hóa nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối ở 392 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng; không chi phối ở 181 doanh nghiệp.
Khi thực hiện phương án nêu trên, sau năm 2015 cả nước còn 692 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được tổ chức thành 44 tập đoàn, tổng công ty với 150 công ty con 100%, 387 doanh nghiệp độc lập địa phương, và 111 doanh nghiệp độc lập thuộc bộ.
Liên quan đến việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ban chỉ đạo cho biết việc thực hiện sẽ theo hướng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ kinh doanh những ngành chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp cho phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành chính.
Đối với những ngành kinh doanh không liên quan, đặc biệt là các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, các tập đoàn, tổng công ty phải hoàn thành thoái vốn trước năm 2015 theo hướng bán phần vốn ra bên ngoài và không bán hoặc chuyển giao cho các đơn vị thành viên; chuyển vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp về tập đoàn, tổng công ty có ngành nghề chính phù hợp…
Cũng theo Ban chỉ đạo, giai đoạn 2015-2020 dự kiến cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty, trong đó nhà nước nắm giữ trên 65 hoặc trên 75% vốn điều lệ tại 11 đơn vị (gồm các tập đoàn Dầu khí, Than - Khoáng sản, Điện lực, Cao su, Bưu chính Viễn thông, Hóa chất, Công nghiệp Tàu thủy, Công nghiệp Xây dựng, Đầu tư phát triển nhà và đô thị; các tổng công ty Cà phê, Hàng hải); không giữ cổ phần chi phối ở 16 tổng công ty.
Như vậy, dự kiến đến năm 2020 cả nước còn 17 tập đoàn, tổng công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, an ninh, quốc phòng và công ích.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, kế hoạch đến năm 2015 sẽ thực hiện cơ cấu lại 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm 692 doanh nghiệp tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước; 573 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa; thực hiện giải thể, phá sản 13 doanh nghiệp; 31 doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu bằng các phương thức thị trường như bán, chuyển nhượng một phần vốn, tái cơ cấu nợ để chuyển thành công ty cổ phần…
Trong 692 doanh nghiệp tiếp tục duy trì 100 vốn nhà nước có 284 doanh nghiệp công ích, an ninh, quốc phòng và 408 doanh nghiệp kinh doanh. Các doanh nghiệp này hiện nay đang hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước, xuất bản, thủy nông, xổ số kiến thiết, thoát nước, sản xuất và phân phối điện…
Trong 573 doanh nghiệp dự kiến sẽ được cổ phần hóa đáng chú ý có 1 tập đoàn, 5 tổng công ty 91, 51 tổng công ty 90, 1 ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có 187 công ty con, 89 doanh nghiệp độc lập thuộc bộ và 239 doanh nghiệp độc lập địa phương.
Với các đối tượng này, theo kế hoạch, sau khi thực hiện cổ phần hóa nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối ở 392 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng; không chi phối ở 181 doanh nghiệp.
Khi thực hiện phương án nêu trên, sau năm 2015 cả nước còn 692 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được tổ chức thành 44 tập đoàn, tổng công ty với 150 công ty con 100%, 387 doanh nghiệp độc lập địa phương, và 111 doanh nghiệp độc lập thuộc bộ.
Liên quan đến việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ban chỉ đạo cho biết việc thực hiện sẽ theo hướng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ kinh doanh những ngành chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp cho phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành chính.
Đối với những ngành kinh doanh không liên quan, đặc biệt là các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, các tập đoàn, tổng công ty phải hoàn thành thoái vốn trước năm 2015 theo hướng bán phần vốn ra bên ngoài và không bán hoặc chuyển giao cho các đơn vị thành viên; chuyển vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp về tập đoàn, tổng công ty có ngành nghề chính phù hợp…
Cũng theo Ban chỉ đạo, giai đoạn 2015-2020 dự kiến cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty, trong đó nhà nước nắm giữ trên 65 hoặc trên 75% vốn điều lệ tại 11 đơn vị (gồm các tập đoàn Dầu khí, Than - Khoáng sản, Điện lực, Cao su, Bưu chính Viễn thông, Hóa chất, Công nghiệp Tàu thủy, Công nghiệp Xây dựng, Đầu tư phát triển nhà và đô thị; các tổng công ty Cà phê, Hàng hải); không giữ cổ phần chi phối ở 16 tổng công ty.
Như vậy, dự kiến đến năm 2020 cả nước còn 17 tập đoàn, tổng công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, an ninh, quốc phòng và công ích.