Cổ phần hoá Tập đoàn Dệt may
Phỏng vấn bà Đặng Phương Dung, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)
Phỏng vấn bà Đặng Phương Dung, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Thưa bà, lộ trình cổ phần hóa của Vinatex hiện đang diễn ra như thế nào?
Theo định hướng của Bộ Công nghiệp cũng như xu hướng phát triển chung, chúng tôi sẽ tiến hành cổ phần hóa toàn thể tập đoàn, dĩ nhiên là theo một lộ trình nhất định.
Cụ thể, những đơn vị trước đây theo mô hình công ty TNHH một thành viên cũng chuyển đổi thành cổ phần hóa. Năm 2007, sẽ gần như cổ phần hóa tất cả đơn vị thành viên. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể để quyết định phần vốn của Nhà nước lớn hay nhỏ, chi phối hay không chi phối.
Đặc biệt, chúng tôi cũng xác định, Nhà nước giữ lại phần vốn chi phối khoảng 70 - 75% tại những đơn vị lớn hoạt động trong lĩnh vực dệt kim, dệt thoi như 3 tổng công ty Việt Tiến, Phong Phú, Dệt may Hà Nội để làm nòng cốt cho toàn ngành.
Được biết, số vốn cần cho các dự án cho Vinatex trong thời gian tới rất lớn, giải pháp huy động vốn ở đây là gì, thưa bà?
Số vốn cần cho đầu tư của tập đoàn từ nay đến 2010 và 2015 là rất lớn. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư các dự án nguyên phụ liệu. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn của các đơn vị thành viên thì chắc chắn không đáp ứng đủ. Vì thế, Vinatex phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế cùng tham gia.
Với số vốn lớn như vậy, trong khi lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư của ngành dệt may là rất thấp, bà có kỳ vọng thành công không?
Tôi cho rằng chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư như hiện nay. Đây là một cơ hội rất tốt.
Dĩ nhiên, hiện tại ngành dệt may đang gặp một số khó khăn như xuất khẩu vào thị trường Mỹ hết hạn ngạch lại đến cơ chế giám sát, chống phá giá nhưng dư luận chung từ nước Mỹ và tất cả các nước khác đều đang kêu gọi cho sự tự do hóa mậu dịch, tự do hóa thương mại.
Mặt khác, cùng với sự ổn định chính trị doanh nghiệp và cởi mở của chính sách đầu tư đã tạo thêm động lực cho thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư vào ngành dệt may. Vì thế, khi đặt vấn đề kêu gọi vốn đầu tư cho tập đoàn, chúng tôi nghĩ đó không phải là chuyện trên trời!
Công nghiệp thời trang nước ngoài luôn có sự phối hợp giữa thiết kế và sản xuất hàng loạt, giữa đội ngũ với thiết kế với doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam vẫn chưa làm được như vậy. Theo bà, giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đúng vậy. Lâu nay, thời trang của ta vẫn chỉ là thứ “showing”, chỉ để cho người tiêu dùng thưởng thức sự phối màu hay ý tưởng kỳ lạ nào đó, chứ chưa phải để phục vụ cho sản xuất và thương mại. Chúng tôi ý thức rõ điều này và đã có những chuyển hướng tích cực.
Về vấn đề thiết kế, nhiều năm nay, tập đoàn đã thành lập Viện Mẫu thời trang Fadin và tổ chức các chương trình thiết kế thời trang, thi thời trang trẻ, hội chợ thời trang, hội thảo, tham quan quốc tế, chúng tôi đã phát hiện ra những nhà thiết kế phù hợp với doanh nghiệp để gắn kết họ với doanh nghiệp, nhằm phối hợp nguồn lực với ý tưởng thiết kế.
Gần đây, tại những cuộc thi thời trang, bên cạnh những nhà thiết kế tự do, bắt đầu đã có những đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp của từng doanh nghiệp để thông qua đó, doanh nghiệp bán các bộ sưu tập hoặc đưa vào ứng dụng sản xuất hàng loạt. Cách làm này đã chứng minh hiệu quả rất tốt.
Nhưng bằng cách nào để gắn kết giữa thiết kế với sản xuất công nghiệp?
Điều đầu tiên, giáo dục là phải thuộc về xã hội, các trường hàn lâm như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ở Hà Nội, Tp.HCM và các khoa thời trang trong các trường của Vinatex. Những giáo viên và đội ngũ đào tạo tại các trung tâm này đã có sự trao đổi với các doanh nghiệp ngành may để chương trình đào tạo gắn kết với hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
Cùng với đó, việc thông tin, truyền thông đã làm thay đổi nhận thức về thời trang, mẫu mốt của người tiêu dùng. Trước kia, kinh tế chưa phát triển, chỉ cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Còn bây giờ, mặc phải đi liền với mẫu mốt.
Và hơn ai hết, doanh nghiệp lại càng phải nhận thức rõ điều này. Bởi lẽ, những cuộc thi thời trang, viện mẫu thời trang chỉ tạo ra những mẫu mốt đơn lẻ, số lượng nhỏ chứ chưa phải phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng loạt và thương mại.
Chúng tôi nhận thấy rằng, việc liên thông giữa các hoạt động của Viện Mẫu thời trang Fadin, tạp chí thời trang, trung tâm đào tạo và các doanh nghiệp có vẻ như đã hình thành nên những bánh răng ăn khớp với nhau. Đối chiếu với công nghiệp thời trang những nước tiên tiến, hầu hết các doanh nghiệp đều có đội ngũ thời trang và bên cạnh đó, họ còn hợp tác với đội ngũ thời trang bên ngoài để làm đa dạng hoá nguồn mẫu mã thiết kế.
Đó là con đường đi tất yếu của công nghiệp thời trang, và công nghiệp thời trang Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Thưa bà, lộ trình cổ phần hóa của Vinatex hiện đang diễn ra như thế nào?
Theo định hướng của Bộ Công nghiệp cũng như xu hướng phát triển chung, chúng tôi sẽ tiến hành cổ phần hóa toàn thể tập đoàn, dĩ nhiên là theo một lộ trình nhất định.
Cụ thể, những đơn vị trước đây theo mô hình công ty TNHH một thành viên cũng chuyển đổi thành cổ phần hóa. Năm 2007, sẽ gần như cổ phần hóa tất cả đơn vị thành viên. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể để quyết định phần vốn của Nhà nước lớn hay nhỏ, chi phối hay không chi phối.
Đặc biệt, chúng tôi cũng xác định, Nhà nước giữ lại phần vốn chi phối khoảng 70 - 75% tại những đơn vị lớn hoạt động trong lĩnh vực dệt kim, dệt thoi như 3 tổng công ty Việt Tiến, Phong Phú, Dệt may Hà Nội để làm nòng cốt cho toàn ngành.
Được biết, số vốn cần cho các dự án cho Vinatex trong thời gian tới rất lớn, giải pháp huy động vốn ở đây là gì, thưa bà?
Số vốn cần cho đầu tư của tập đoàn từ nay đến 2010 và 2015 là rất lớn. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư các dự án nguyên phụ liệu. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn của các đơn vị thành viên thì chắc chắn không đáp ứng đủ. Vì thế, Vinatex phải kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế cùng tham gia.
Với số vốn lớn như vậy, trong khi lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư của ngành dệt may là rất thấp, bà có kỳ vọng thành công không?
Tôi cho rằng chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư như hiện nay. Đây là một cơ hội rất tốt.
Dĩ nhiên, hiện tại ngành dệt may đang gặp một số khó khăn như xuất khẩu vào thị trường Mỹ hết hạn ngạch lại đến cơ chế giám sát, chống phá giá nhưng dư luận chung từ nước Mỹ và tất cả các nước khác đều đang kêu gọi cho sự tự do hóa mậu dịch, tự do hóa thương mại.
Mặt khác, cùng với sự ổn định chính trị doanh nghiệp và cởi mở của chính sách đầu tư đã tạo thêm động lực cho thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư vào ngành dệt may. Vì thế, khi đặt vấn đề kêu gọi vốn đầu tư cho tập đoàn, chúng tôi nghĩ đó không phải là chuyện trên trời!
Công nghiệp thời trang nước ngoài luôn có sự phối hợp giữa thiết kế và sản xuất hàng loạt, giữa đội ngũ với thiết kế với doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam vẫn chưa làm được như vậy. Theo bà, giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đúng vậy. Lâu nay, thời trang của ta vẫn chỉ là thứ “showing”, chỉ để cho người tiêu dùng thưởng thức sự phối màu hay ý tưởng kỳ lạ nào đó, chứ chưa phải để phục vụ cho sản xuất và thương mại. Chúng tôi ý thức rõ điều này và đã có những chuyển hướng tích cực.
Về vấn đề thiết kế, nhiều năm nay, tập đoàn đã thành lập Viện Mẫu thời trang Fadin và tổ chức các chương trình thiết kế thời trang, thi thời trang trẻ, hội chợ thời trang, hội thảo, tham quan quốc tế, chúng tôi đã phát hiện ra những nhà thiết kế phù hợp với doanh nghiệp để gắn kết họ với doanh nghiệp, nhằm phối hợp nguồn lực với ý tưởng thiết kế.
Gần đây, tại những cuộc thi thời trang, bên cạnh những nhà thiết kế tự do, bắt đầu đã có những đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp của từng doanh nghiệp để thông qua đó, doanh nghiệp bán các bộ sưu tập hoặc đưa vào ứng dụng sản xuất hàng loạt. Cách làm này đã chứng minh hiệu quả rất tốt.
Nhưng bằng cách nào để gắn kết giữa thiết kế với sản xuất công nghiệp?
Điều đầu tiên, giáo dục là phải thuộc về xã hội, các trường hàn lâm như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ở Hà Nội, Tp.HCM và các khoa thời trang trong các trường của Vinatex. Những giáo viên và đội ngũ đào tạo tại các trung tâm này đã có sự trao đổi với các doanh nghiệp ngành may để chương trình đào tạo gắn kết với hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp.
Cùng với đó, việc thông tin, truyền thông đã làm thay đổi nhận thức về thời trang, mẫu mốt của người tiêu dùng. Trước kia, kinh tế chưa phát triển, chỉ cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Còn bây giờ, mặc phải đi liền với mẫu mốt.
Và hơn ai hết, doanh nghiệp lại càng phải nhận thức rõ điều này. Bởi lẽ, những cuộc thi thời trang, viện mẫu thời trang chỉ tạo ra những mẫu mốt đơn lẻ, số lượng nhỏ chứ chưa phải phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng loạt và thương mại.
Chúng tôi nhận thấy rằng, việc liên thông giữa các hoạt động của Viện Mẫu thời trang Fadin, tạp chí thời trang, trung tâm đào tạo và các doanh nghiệp có vẻ như đã hình thành nên những bánh răng ăn khớp với nhau. Đối chiếu với công nghiệp thời trang những nước tiên tiến, hầu hết các doanh nghiệp đều có đội ngũ thời trang và bên cạnh đó, họ còn hợp tác với đội ngũ thời trang bên ngoài để làm đa dạng hoá nguồn mẫu mã thiết kế.
Đó là con đường đi tất yếu của công nghiệp thời trang, và công nghiệp thời trang Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.