Cổ phần hóa Vietcombank: Đối tác chiến lược trả giá bao nhiêu?
Ai sẽ trở thành đối tác chiến lược và các đối tác này sẽ chấp nhận cái giá bao nhiêu cho 20% cổ phần của Vietcombank?
Bài viết của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam.
Ai sẽ trở thành đối tác chiến lược và các đối tác này sẽ chấp nhận cái giá bao nhiêu cho 20% cổ phần của Vietcombank là vấn đề đang được quan tâm. Có thể phỏng đoán thêm "kịch bản" của Vietcombank qua câu chuyện đã diễn ra ở Trung Quốc.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Trung Quốc có bốn ngân hàng thương mại nhà nước gồm: Công thương (ICBC), Ngoại thương (BOC), Xây dựng (CCB) và Nông nghiệp (ABC). Ba ngân hàng CCB, BOC và ICBC đã được cổ phần hóa mà nổi bật nhất là trường hợp của ICBC, doanh nghiệp có đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới từ trước đến nay với số tiền thu được đến 21,9 tỉ USD.
Cổ phần hóa các ngân hàng Trung Quốc
Trước khi IPO, vào tháng 4/2006, ICBC đã bán 10% cổ phần cho ba đối tác chiến lược gồm: Goldman Sachs, Allianz và American Express với giá 3,8 tỉ USD, chưa bằng 1/3 và 1/4 giá trị thị trường trước và sau thời điểm IPO.
Các điều khoản kèm theo gồm: đối tác chiến lược có một chân trong hội đồng quản trị của ICBC và hai bên sẽ hợp tác toàn diện về quản trị công ty, điều hành nguồn vốn, quản lý rủi ro, quản lý tài sản và đào tạo nguồn nhân lực.
Chưa đầy một năm sau khi phát hành, ngày 12/10/2007, giá cổ phiếu của ICBC đã tăng hơn hai lần, đưa giá trị thị trường của ngân hàng này lên trên 300 tỉ USD và đang là ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.
Tương tự ICBC, tháng 6/2005, CCB đã bán 9,1% cổ phần cho Bank of America với giá 2,5 tỉ USD; tháng 8/2005, BOC bán 10% cổ phần cho Royal Bank of Scotland với giá 3,034 tỉ USD. Các điều kiện kèm theo nhìn chung cũng tương tự như ICBC.
Điều lý thú là tại sao Trung Quốc lại đồng ý bán cổ phần các ngân hàng với giá chưa bằng 1/3 giá trị thị trường, phải chăng họ bị "lỡm"?
Cần phải tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng cụ thể mới có thể biết được, nhưng có lẽ các ngân hàng Trung Quốc muốn có những đối tác chiến lược thật sự cùng họ làm ăn lâu dài. Với những ràng buộc, Goldman Sachs không thể bán lượng cổ phần họ đang nắm giữ, khi mà giá cổ phiếu của ICBC đang ở mức không tưởng, 3 tỉ USD cho 1% cổ phần.
Lựa chọn đối tác chiến lược ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có ngân hàng thương mại nhà nước nào được cổ phần hóa. Tuy nhiên một số ngân hàng cổ phần hàng đầu đã bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài như: vào năm 2005, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bán 10% cổ phần cho ANZ với giá 27 triệu USD, Ngân hàng Á Châu (ACB) bán 10% cho Standard Charter Bank với giá 45 triệu USD và năm 2006, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) bán 10% cổ phần cho HSBC với giá 17 triệu USD.
Ở thời điểm cổ phần được bán đã có sự chênh lệch giữa giá chấp nhận mua và giá thị trường. Đến nay, giá trị thị trường của ACB lên đến 3,3 tỉ và Sacombank 2 tỉ USD, cao hơn rất nhiều giá mà các ngân hàng nước ngoài đã mua.
Trường hợp Vietcombank
Nhìn chung, trong tất cả các trường hợp, giá chấp nhận mua của các đối tác chiến lược ở các ngân hàng Trung Quốc thấp hơn giá trị thị trường rất nhiều và giá của các ngân hàng Việt Nam ở thời điểm bán cho các đối tác nước ngoài cũng rất thấp so với giá trị thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các đối tác chiến lược có thể chấp nhận mua ở một mức giá cao hơn con số được định giá vì hai lý do. Thứ nhất, không phải lúc nào họ cũng phải bỏ ra toàn bộ tiền mặt để mua, mà có thể bằng chuyển giao công nghệ. Thứ hai, mục tiêu của họ không đơn thuần chỉ là kiếm lợi trên số tiền bỏ ra mà là chiếm lĩnh hay chia xẻ thị phần.
Ngược lại, đối với các "nhà đầu cơ chiến lược", họ có thể chấp nhận một giá rất cao, nhưng khả năng họ sẽ bán cổ phiếu sau thời hạn mà họ phải nắm giữ cổ phiếu theo qui định là rất có thể xảy ra.
Sẽ không lạ nếu Vietcombank chấp nhận bán 20% cổ phần của mình cho các đối tác chiến lược với một cái giá thấp hơn mức mà nhiều người kỳ vọng. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, để tránh tình trạng lựa chọn phải những nhà đầu cơ, cần phải có những ràng buộc hết sức chặt chẽ...
Ai sẽ trở thành đối tác chiến lược và các đối tác này sẽ chấp nhận cái giá bao nhiêu cho 20% cổ phần của Vietcombank là vấn đề đang được quan tâm. Có thể phỏng đoán thêm "kịch bản" của Vietcombank qua câu chuyện đã diễn ra ở Trung Quốc.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Trung Quốc có bốn ngân hàng thương mại nhà nước gồm: Công thương (ICBC), Ngoại thương (BOC), Xây dựng (CCB) và Nông nghiệp (ABC). Ba ngân hàng CCB, BOC và ICBC đã được cổ phần hóa mà nổi bật nhất là trường hợp của ICBC, doanh nghiệp có đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới từ trước đến nay với số tiền thu được đến 21,9 tỉ USD.
Cổ phần hóa các ngân hàng Trung Quốc
Trước khi IPO, vào tháng 4/2006, ICBC đã bán 10% cổ phần cho ba đối tác chiến lược gồm: Goldman Sachs, Allianz và American Express với giá 3,8 tỉ USD, chưa bằng 1/3 và 1/4 giá trị thị trường trước và sau thời điểm IPO.
Các điều khoản kèm theo gồm: đối tác chiến lược có một chân trong hội đồng quản trị của ICBC và hai bên sẽ hợp tác toàn diện về quản trị công ty, điều hành nguồn vốn, quản lý rủi ro, quản lý tài sản và đào tạo nguồn nhân lực.
Chưa đầy một năm sau khi phát hành, ngày 12/10/2007, giá cổ phiếu của ICBC đã tăng hơn hai lần, đưa giá trị thị trường của ngân hàng này lên trên 300 tỉ USD và đang là ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.
Tương tự ICBC, tháng 6/2005, CCB đã bán 9,1% cổ phần cho Bank of America với giá 2,5 tỉ USD; tháng 8/2005, BOC bán 10% cổ phần cho Royal Bank of Scotland với giá 3,034 tỉ USD. Các điều kiện kèm theo nhìn chung cũng tương tự như ICBC.
Điều lý thú là tại sao Trung Quốc lại đồng ý bán cổ phần các ngân hàng với giá chưa bằng 1/3 giá trị thị trường, phải chăng họ bị "lỡm"?
Cần phải tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng cụ thể mới có thể biết được, nhưng có lẽ các ngân hàng Trung Quốc muốn có những đối tác chiến lược thật sự cùng họ làm ăn lâu dài. Với những ràng buộc, Goldman Sachs không thể bán lượng cổ phần họ đang nắm giữ, khi mà giá cổ phiếu của ICBC đang ở mức không tưởng, 3 tỉ USD cho 1% cổ phần.
Lựa chọn đối tác chiến lược ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có ngân hàng thương mại nhà nước nào được cổ phần hóa. Tuy nhiên một số ngân hàng cổ phần hàng đầu đã bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài như: vào năm 2005, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bán 10% cổ phần cho ANZ với giá 27 triệu USD, Ngân hàng Á Châu (ACB) bán 10% cho Standard Charter Bank với giá 45 triệu USD và năm 2006, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) bán 10% cổ phần cho HSBC với giá 17 triệu USD.
Ở thời điểm cổ phần được bán đã có sự chênh lệch giữa giá chấp nhận mua và giá thị trường. Đến nay, giá trị thị trường của ACB lên đến 3,3 tỉ và Sacombank 2 tỉ USD, cao hơn rất nhiều giá mà các ngân hàng nước ngoài đã mua.
Trường hợp Vietcombank
Nhìn chung, trong tất cả các trường hợp, giá chấp nhận mua của các đối tác chiến lược ở các ngân hàng Trung Quốc thấp hơn giá trị thị trường rất nhiều và giá của các ngân hàng Việt Nam ở thời điểm bán cho các đối tác nước ngoài cũng rất thấp so với giá trị thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các đối tác chiến lược có thể chấp nhận mua ở một mức giá cao hơn con số được định giá vì hai lý do. Thứ nhất, không phải lúc nào họ cũng phải bỏ ra toàn bộ tiền mặt để mua, mà có thể bằng chuyển giao công nghệ. Thứ hai, mục tiêu của họ không đơn thuần chỉ là kiếm lợi trên số tiền bỏ ra mà là chiếm lĩnh hay chia xẻ thị phần.
Ngược lại, đối với các "nhà đầu cơ chiến lược", họ có thể chấp nhận một giá rất cao, nhưng khả năng họ sẽ bán cổ phiếu sau thời hạn mà họ phải nắm giữ cổ phiếu theo qui định là rất có thể xảy ra.
Sẽ không lạ nếu Vietcombank chấp nhận bán 20% cổ phần của mình cho các đối tác chiến lược với một cái giá thấp hơn mức mà nhiều người kỳ vọng. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, để tránh tình trạng lựa chọn phải những nhà đầu cơ, cần phải có những ràng buộc hết sức chặt chẽ...