Cổ phần hoá Vietcombank sẽ tiếp tục bị trì hoãn?
Kế hoạch cổ phần hóa Vietcombank lại được hy vọng vào tháng 11/2007 và bây giờ lại tiếp tục hy vọng vào... cuối năm nay
Chính phủ vừa chỉ đạo Vietcombank IPO trước và chọn nhà đầu tư chiến lược sau theo tinh thần Nghị định 109/CP thay vì làm ngược lại như trước đây.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Một chuyên gia nêu vấn đề: tiến trình cổ phần hóa của Vietcombank sẽ bị chậm trễ do khó khăn trong xác định giá bán cổ phần và chọn cổ đông chiến lược...
Tháng 8/2007, Chính phủ phê duyệt đề án cổ phần hóa Vietcombank và tháo gỡ khá nhiều vướng mắc với hy vọng tiến trình cổ phần hóa ngân hàng này sẽ diễn ra trong tháng 10/2007. Tuy nhiên, kế hoạch này lại được hy vọng vào tháng 11/2007 và bây giờ lại tiếp tục hy vọng vào... cuối năm nay!
Vietcombank bị hớ nước cờ?
Theo thông tin mới nhất, Chính phủ cho phép Vietcombank được IPO trước và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sau, khác hẳn với trước kia: sau khi chọn nhà đầu tư chiến lược mới tiến hành IPO.
Điều này được hiểu, sau khi chọn giá đấu bình quân thành công, Vietcombank sẽ lấy đó làm cơ sở xác định giá bán cho nhà nhà đầu tư chiến lược. Cách làm này đã được quy định tại điểm C khoản 3 điều 6 Nghị định 109/2007/NĐ – CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ: "Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân".
Có điều gì ẩn sau sự thay đổi này? Quan sát diễn biến quá trình cổ phần hóa của Vietcombank thấy nổi lên 2 vấn đề cơ bản: cách thức cổ phần và giá bán cổ phần cho giới đầu tư.
Về cách thức cổ phần, trước đó Vietcombank muốn chọn lối đi khác với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa trước đó như Tập đoàn Bảo Việt hay một số doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí nhằm thể hiện sự cải cách mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt lại nằm ở mức giá chốt cho các nhà đầu tư chiến lược.
Hơn một tháng qua, giới đầu tư luôn quan tâm đến việc các cổ đông chiến lược đã trả giá bao nhiêu trên mỗi cổ phần mà Vietcombank định bán. Theo cách làm này, có vẻ như Vietcombank chưa vội quan tâm tới mức giá của tỷ lệ 6,5% cổ phần/vốn điều lệ (15 nghìn tỷ đồng) đưa ra đấu giá IPO mà ưu tiên quan tâm tới tỷ lệ 15 – 20% cổ phần/vốn điều lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược qua hai yếu tố cơ bản: ai và mức giá nào.
Tuy nhiên, kết quả đến tận bây giờ, Vietcombank vẫn chưa xác định được cụ thể những ai là nhà đầu tư chiến lược cũng như giá bán cho các cổ đông này mà tạm gác vấn đề đó lại chờ IPO xong mới tính tiếp.
Thực tế này châm ngòi cho một loạt tin đồn rằng: rất có thể Vietcombank đã bị các nhà đầu tư chiến lược trả giá thấp và bây giờ lại phải quay về với cách thức: giá bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được xác định sau khi IPO như quy định tại Nghị định 109/CP.
Vậy mức giá IPO tới đây sẽ là bao nhiêu? Thật khó có câu trả lời ngay bây giờ nhưng lời đồn thổi lại cho rằng: lý do Vietcombank không thành công trong việc chọn nhà đầu tư chiến lược là do bị trả giá thấp. Vậy thì khi IPO, các nhà đầu tư sẽ chẳng tội gì mà không trả giá thấp?!
Rất có thể điều này sẽ không bao giờ xảy ra vì tầm vóc của Vietcombank không như các doanh nghiệp đã IPO trước đó nhưng cũng không dễ dàng phủ định vì thực tế, Chính phủ đầy quyết tâm cổ phần hóa Vietcombank ngay trong 2007, thời gian không còn nhiều và đó cũng là một áp lực của ngân hàng này.
Dĩ nhiên, là một người mang hàng đi bán, ai cũng mong bán được giá và họ có quyền chưa bán khi chưa được giá. Nhưng nếu vậy, việc cổ phần hóa của Vietcombank lại tiếp tục “bài ca”... trì hoãn?
Khó thu hút cổ đông chiến lược
Mặc dù các cơ quan liên quan và ngay cả Vietcombank chưa đưa ra lý do của sự thay đổi này nhưng theo các chuyên gia, ngân hàng này sẽ gặp thêm một khó khăn khác trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Theo quy định tại Nghị định 109/CP: "Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân”. Quy định này khiến không ít doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước) gặp khó khăn khi xây dựng phương án cổ phần.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt May nói: “Mặc dù quy định trên không hẳn quá cứng nhưng chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ họ không phải mua với giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua với giá thấp nhất".
Trong khi đó, yêu cầu của một nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định này phải là: “Có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp".
Chưa kể, theo quy định, cổ phần của nhà đầu tư chiến lược không được phép chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm. Giá mua bằng giá như mọi cổ đông khi IPO, lại phải sau 3 năm mới thanh khoản được, trong khi phải mang công nghệ, quản trị hiện đại, phát triển thị trường vào doanh nghiệp mà mình mua cổ phần, vậy ai sẽ là nhà đầu tư chiến lược của Vietcombank?
Tạm gác chuyện chọn nhà đầu tư chiến lược của Vietcombank để bàn sang một vấn đề có liên quan là quy định chọn nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định 109. Trước đây, Nghị định 187/CP quy định rằng: nhà đầu tư chiến lược được phép mua cổ phần thấp hơn 20% so với giá bình quân gia quyền của đấu giá và kèm theo một số ưu đãi khác. Nhân đó, nhiều doanh nghiệp Nhà nước “nhúng” vốn vào nhau để mua bán cổ phiếu loanh quanh kiếm lời.
Vì thế, mới có chuyện những doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần mặc dù sở hữu Nhà nước chỉ giữ lại 51% nhưng thực tế, tỷ lệ này lên tới 70 - 71% và tại đó, mục tiêu cải cách đa dạng sở hữu trong doanh nghiệp của Chính phủ không đạt được kỳ vọng.
Một trong nhiều lý do để ban hành Nghị định 109 là nhằm tháo gỡ vướng mắc này để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa một cách sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, các nhà làm chính sách đang lâm vào tình thế “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.
Bởi vậy, nếu các cơ quan quản lý không lưu ý đến bất cập này thì không riêng gì Vietcombank vốn được coi là “miếng bánh” hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mà còn rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác khi cổ phần hóa sẽ tiếp tục gặp trở ngại này.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Một chuyên gia nêu vấn đề: tiến trình cổ phần hóa của Vietcombank sẽ bị chậm trễ do khó khăn trong xác định giá bán cổ phần và chọn cổ đông chiến lược...
Tháng 8/2007, Chính phủ phê duyệt đề án cổ phần hóa Vietcombank và tháo gỡ khá nhiều vướng mắc với hy vọng tiến trình cổ phần hóa ngân hàng này sẽ diễn ra trong tháng 10/2007. Tuy nhiên, kế hoạch này lại được hy vọng vào tháng 11/2007 và bây giờ lại tiếp tục hy vọng vào... cuối năm nay!
Vietcombank bị hớ nước cờ?
Theo thông tin mới nhất, Chính phủ cho phép Vietcombank được IPO trước và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sau, khác hẳn với trước kia: sau khi chọn nhà đầu tư chiến lược mới tiến hành IPO.
Điều này được hiểu, sau khi chọn giá đấu bình quân thành công, Vietcombank sẽ lấy đó làm cơ sở xác định giá bán cho nhà nhà đầu tư chiến lược. Cách làm này đã được quy định tại điểm C khoản 3 điều 6 Nghị định 109/2007/NĐ – CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ: "Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân".
Có điều gì ẩn sau sự thay đổi này? Quan sát diễn biến quá trình cổ phần hóa của Vietcombank thấy nổi lên 2 vấn đề cơ bản: cách thức cổ phần và giá bán cổ phần cho giới đầu tư.
Về cách thức cổ phần, trước đó Vietcombank muốn chọn lối đi khác với những doanh nghiệp đã cổ phần hóa trước đó như Tập đoàn Bảo Việt hay một số doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí nhằm thể hiện sự cải cách mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt lại nằm ở mức giá chốt cho các nhà đầu tư chiến lược.
Hơn một tháng qua, giới đầu tư luôn quan tâm đến việc các cổ đông chiến lược đã trả giá bao nhiêu trên mỗi cổ phần mà Vietcombank định bán. Theo cách làm này, có vẻ như Vietcombank chưa vội quan tâm tới mức giá của tỷ lệ 6,5% cổ phần/vốn điều lệ (15 nghìn tỷ đồng) đưa ra đấu giá IPO mà ưu tiên quan tâm tới tỷ lệ 15 – 20% cổ phần/vốn điều lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược qua hai yếu tố cơ bản: ai và mức giá nào.
Tuy nhiên, kết quả đến tận bây giờ, Vietcombank vẫn chưa xác định được cụ thể những ai là nhà đầu tư chiến lược cũng như giá bán cho các cổ đông này mà tạm gác vấn đề đó lại chờ IPO xong mới tính tiếp.
Thực tế này châm ngòi cho một loạt tin đồn rằng: rất có thể Vietcombank đã bị các nhà đầu tư chiến lược trả giá thấp và bây giờ lại phải quay về với cách thức: giá bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được xác định sau khi IPO như quy định tại Nghị định 109/CP.
Vậy mức giá IPO tới đây sẽ là bao nhiêu? Thật khó có câu trả lời ngay bây giờ nhưng lời đồn thổi lại cho rằng: lý do Vietcombank không thành công trong việc chọn nhà đầu tư chiến lược là do bị trả giá thấp. Vậy thì khi IPO, các nhà đầu tư sẽ chẳng tội gì mà không trả giá thấp?!
Rất có thể điều này sẽ không bao giờ xảy ra vì tầm vóc của Vietcombank không như các doanh nghiệp đã IPO trước đó nhưng cũng không dễ dàng phủ định vì thực tế, Chính phủ đầy quyết tâm cổ phần hóa Vietcombank ngay trong 2007, thời gian không còn nhiều và đó cũng là một áp lực của ngân hàng này.
Dĩ nhiên, là một người mang hàng đi bán, ai cũng mong bán được giá và họ có quyền chưa bán khi chưa được giá. Nhưng nếu vậy, việc cổ phần hóa của Vietcombank lại tiếp tục “bài ca”... trì hoãn?
Khó thu hút cổ đông chiến lược
Mặc dù các cơ quan liên quan và ngay cả Vietcombank chưa đưa ra lý do của sự thay đổi này nhưng theo các chuyên gia, ngân hàng này sẽ gặp thêm một khó khăn khác trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Theo quy định tại Nghị định 109/CP: "Nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân”. Quy định này khiến không ít doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước) gặp khó khăn khi xây dựng phương án cổ phần.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt May nói: “Mặc dù quy định trên không hẳn quá cứng nhưng chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ họ không phải mua với giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua với giá thấp nhất".
Trong khi đó, yêu cầu của một nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định này phải là: “Có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp".
Chưa kể, theo quy định, cổ phần của nhà đầu tư chiến lược không được phép chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm. Giá mua bằng giá như mọi cổ đông khi IPO, lại phải sau 3 năm mới thanh khoản được, trong khi phải mang công nghệ, quản trị hiện đại, phát triển thị trường vào doanh nghiệp mà mình mua cổ phần, vậy ai sẽ là nhà đầu tư chiến lược của Vietcombank?
Tạm gác chuyện chọn nhà đầu tư chiến lược của Vietcombank để bàn sang một vấn đề có liên quan là quy định chọn nhà đầu tư chiến lược tại Nghị định 109. Trước đây, Nghị định 187/CP quy định rằng: nhà đầu tư chiến lược được phép mua cổ phần thấp hơn 20% so với giá bình quân gia quyền của đấu giá và kèm theo một số ưu đãi khác. Nhân đó, nhiều doanh nghiệp Nhà nước “nhúng” vốn vào nhau để mua bán cổ phiếu loanh quanh kiếm lời.
Vì thế, mới có chuyện những doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần mặc dù sở hữu Nhà nước chỉ giữ lại 51% nhưng thực tế, tỷ lệ này lên tới 70 - 71% và tại đó, mục tiêu cải cách đa dạng sở hữu trong doanh nghiệp của Chính phủ không đạt được kỳ vọng.
Một trong nhiều lý do để ban hành Nghị định 109 là nhằm tháo gỡ vướng mắc này để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa một cách sâu sắc và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, các nhà làm chính sách đang lâm vào tình thế “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.
Bởi vậy, nếu các cơ quan quản lý không lưu ý đến bất cập này thì không riêng gì Vietcombank vốn được coi là “miếng bánh” hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mà còn rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác khi cổ phần hóa sẽ tiếp tục gặp trở ngại này.