Cổ phiếu dầu khí bị đốt nóng
Thị trường chứng khoán thời gian qua chứng kiến sức cuốn hút mạnh mẽ của các công ty thuộc ngành dầu khí đối với các nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán thời gian qua chứng kiến sức cuốn hút mạnh mẽ của các công ty thuộc ngành dầu khí đối với các nhà đầu tư.
Giá sửng sốt
Ngày 5/12/2006, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ khoan dầu khí (mã PVD) chào sàn Hà Nội với mức giá 130.000 đồng/cổ phiếu làm sửng sốt nhiều nhà đầu tư. Mức giá này cao hơn gấp hai lần so với giá giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) trước đó.
Nhiều người cho rằng, mức giá trên đã được một số đối tượng đẩy lên quá cao và sẽ có sự điều chỉnh giảm dài ngày. Tuy nhiên chỉ sau hai phiên điều chỉnh, cổ phiếu PVD lại tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch khá lớn, trung bình khoảng 200.000 cổ phiếu/phiên.
Tại phiên giao dịch ngày 11/1, cổ phiếu PVD đạt mức 222.000 đồng/cổ phiếu, tăng 70% sau hơn một tháng lên sàn, nhanh hơn so với tốc độ tăng 22% của VN-Index trong cùng thời gian.
Có thể giải thích nguyên nhân tăng giá của PVD thời gian qua là do lượng cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu này khá lớn. Theo thống kê hai tuần gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã mua được khoảng 1 triệu cổ phiếu PVD.
Phải chăng đang có một tổ chức nước ngoài nào thực hiện các giao dịch "thâu tóm" PVD? Chính động thái mua nhiều PVD của nhà đầu tư nước ngoài đã lôi kéo thêm lượng cầu của nhà đầu tư trong nước với cổ phiếu này.
Sự chào sàn thành công của PVD có vẻ như là tác nhân gây "cộng hưởng" sức hút cho cổ phiếu của Công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI) trong lần chào bán lần đầu ra công chúng. Có 8.000 nhà đầu tư tham gia đăng ký mua 303 triệu cổ phần, cao gấp 26 lượng cổ phần chào bán (11.729.900).
Tại buổi đấu giá ngày 29/12/2006, mức giá trúng thầu bình quân cao gấp gần 16 lần so với giá khởi điểm đã nằm ngoài suy nghĩ của các chuyên gia trên thị trường chứng khoán. Tiếp theo, vào ngày 2/1/2007, phiên đấu giá của Công ty Vận tải dầu khí (PVT) có mức giá bình quân 81.237 đồng/cổ phiếu.
Ngay sau đó, cổ phiếu của các công ty thuộc ngành dầu khí giao dịch trên thị trường OTC cũng được các nhà đầu tư tìm mua một cách "ráo riết" đã làm mức giá tăng lên rất nhiều.
Cổ phiếu PVT ngày 11/1 được chuyển nhượng mức trung bình 89.000 đồng/cổ phiếu, tăng 11% so với giá đấu thành công. Tương tự, giá cổ phiếu Công ty Dịch vụ dầu khí đạt 137.500 đồng/cổ phiếu, tăng 269%, cổ phiếu Công ty Dịch vụ du lịch dầu khí đạt 47.000 đồng/cổ phiếu, tăng 213%...
Cuốn theo lợi nhuận
Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của cổ phiếu dầu khí. Thứ nhất, ở các quốc gia khác trên thế giới, cổ phiếu của ngành này cũng được chấp nhận với mức PE khá cao. Thứ hai, Việt Nam là nước được đánh giá là có lợi thế về tài nguyên này. Năm 2006, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt gần 6 tỉ USD và có đóng góp lớn nhất vào ngân sách quốc gia.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng của ngành dầu khí sẽ đạt tốc độ nhanh. Tuy nhiên, với mức giá mà nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả cho các cổ phiếu này như hiện nay khiến nhiều chuyên gia trên thị trường chứng khoán đặt câu hỏi: liệu nhà đầu tư có kỳ vọng quá cao?
Với trường hợp của PVI, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản qua các năm 2003-2005 chỉ đạt 6,15%-6,25%. Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm từ 19,81% xuống 18,63%. Có thể thấy hai chỉ số này không có sự gia tăng qua các năm hoặc mức tăng không đáng kể, chứng tỏ hy vọng vào sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận là rất ít.
Hơn nữa, sự kỳ vọng của chính lãnh đạo PVI cũng không quá cao, thể hiện qua kế hoạch và chỉ tiêu dự kiến trong tương lai: mức vốn điều lệ của PVI giữ nguyên trong 3 năm tới ở mức 500 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế 2007-2009 tương ứng là 99,7 tỉ, 119,2 tỉ và 121,9 tỉ đồng. Cổ tức dự kiến đạt 10,57%, 12,64% và 12,93%.
Theo kế hoạch hoạt động năm 2007 của PVI, chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phần (EPS) đạt 1.993,56 đồng. Như vậy với mức giá trúng thầu bình quân 160.250 đồng, mức giá trên thu nhập (P/E) của PVI xấp xỉ 80 lần. Đây là con số quá cao.
Nếu định giá theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức với giả thiết lợi nhuận kỳ vọng 15%, mức giá ước đoán của PVI đến năm 2009 đạt 239.578 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá có thể đạt được nếu PVI có tốc độ tăng trưởng bằng tốc độ của ngành.
Tuy nhiên, điều đáng nói là mức giá trên được dự tính trong thời hạn 3 năm. Với đa số cổ đông là người Việt Nam thì liệu họ có đủ kiên nhẫn nắm giữ cổ phiếu PVI lâu như vậy?
Theo thông báo kết quả đấu giá cổ phiếu của PVI thì có 4 tổ chức và có tới 345 nhà đầu tư cá nhân trúng giá. Không có nhà đầu tư nước ngoài nào thành công. Với số lượng nhà đầu tư đấu giá thành công khá đông, khiến nhiều người nghĩ rằng phải chăng đây là một trong những biểu hiện tính phong trào của nhà đầu tư Việt Nam khi mà họ bị "tiếng gọi" lợi nhuận trên thị trường chứng khoán cuốn đi?
Giá sửng sốt
Ngày 5/12/2006, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Dịch vụ khoan dầu khí (mã PVD) chào sàn Hà Nội với mức giá 130.000 đồng/cổ phiếu làm sửng sốt nhiều nhà đầu tư. Mức giá này cao hơn gấp hai lần so với giá giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) trước đó.
Nhiều người cho rằng, mức giá trên đã được một số đối tượng đẩy lên quá cao và sẽ có sự điều chỉnh giảm dài ngày. Tuy nhiên chỉ sau hai phiên điều chỉnh, cổ phiếu PVD lại tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch khá lớn, trung bình khoảng 200.000 cổ phiếu/phiên.
Tại phiên giao dịch ngày 11/1, cổ phiếu PVD đạt mức 222.000 đồng/cổ phiếu, tăng 70% sau hơn một tháng lên sàn, nhanh hơn so với tốc độ tăng 22% của VN-Index trong cùng thời gian.
Có thể giải thích nguyên nhân tăng giá của PVD thời gian qua là do lượng cầu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu này khá lớn. Theo thống kê hai tuần gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã mua được khoảng 1 triệu cổ phiếu PVD.
Phải chăng đang có một tổ chức nước ngoài nào thực hiện các giao dịch "thâu tóm" PVD? Chính động thái mua nhiều PVD của nhà đầu tư nước ngoài đã lôi kéo thêm lượng cầu của nhà đầu tư trong nước với cổ phiếu này.
Sự chào sàn thành công của PVD có vẻ như là tác nhân gây "cộng hưởng" sức hút cho cổ phiếu của Công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI) trong lần chào bán lần đầu ra công chúng. Có 8.000 nhà đầu tư tham gia đăng ký mua 303 triệu cổ phần, cao gấp 26 lượng cổ phần chào bán (11.729.900).
Tại buổi đấu giá ngày 29/12/2006, mức giá trúng thầu bình quân cao gấp gần 16 lần so với giá khởi điểm đã nằm ngoài suy nghĩ của các chuyên gia trên thị trường chứng khoán. Tiếp theo, vào ngày 2/1/2007, phiên đấu giá của Công ty Vận tải dầu khí (PVT) có mức giá bình quân 81.237 đồng/cổ phiếu.
Ngay sau đó, cổ phiếu của các công ty thuộc ngành dầu khí giao dịch trên thị trường OTC cũng được các nhà đầu tư tìm mua một cách "ráo riết" đã làm mức giá tăng lên rất nhiều.
Cổ phiếu PVT ngày 11/1 được chuyển nhượng mức trung bình 89.000 đồng/cổ phiếu, tăng 11% so với giá đấu thành công. Tương tự, giá cổ phiếu Công ty Dịch vụ dầu khí đạt 137.500 đồng/cổ phiếu, tăng 269%, cổ phiếu Công ty Dịch vụ du lịch dầu khí đạt 47.000 đồng/cổ phiếu, tăng 213%...
Cuốn theo lợi nhuận
Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của cổ phiếu dầu khí. Thứ nhất, ở các quốc gia khác trên thế giới, cổ phiếu của ngành này cũng được chấp nhận với mức PE khá cao. Thứ hai, Việt Nam là nước được đánh giá là có lợi thế về tài nguyên này. Năm 2006, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt gần 6 tỉ USD và có đóng góp lớn nhất vào ngân sách quốc gia.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng của ngành dầu khí sẽ đạt tốc độ nhanh. Tuy nhiên, với mức giá mà nhiều nhà đầu tư chấp nhận trả cho các cổ phiếu này như hiện nay khiến nhiều chuyên gia trên thị trường chứng khoán đặt câu hỏi: liệu nhà đầu tư có kỳ vọng quá cao?
Với trường hợp của PVI, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản qua các năm 2003-2005 chỉ đạt 6,15%-6,25%. Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm từ 19,81% xuống 18,63%. Có thể thấy hai chỉ số này không có sự gia tăng qua các năm hoặc mức tăng không đáng kể, chứng tỏ hy vọng vào sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận là rất ít.
Hơn nữa, sự kỳ vọng của chính lãnh đạo PVI cũng không quá cao, thể hiện qua kế hoạch và chỉ tiêu dự kiến trong tương lai: mức vốn điều lệ của PVI giữ nguyên trong 3 năm tới ở mức 500 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế 2007-2009 tương ứng là 99,7 tỉ, 119,2 tỉ và 121,9 tỉ đồng. Cổ tức dự kiến đạt 10,57%, 12,64% và 12,93%.
Theo kế hoạch hoạt động năm 2007 của PVI, chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phần (EPS) đạt 1.993,56 đồng. Như vậy với mức giá trúng thầu bình quân 160.250 đồng, mức giá trên thu nhập (P/E) của PVI xấp xỉ 80 lần. Đây là con số quá cao.
Nếu định giá theo phương pháp chiết khấu luồng cổ tức với giả thiết lợi nhuận kỳ vọng 15%, mức giá ước đoán của PVI đến năm 2009 đạt 239.578 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá có thể đạt được nếu PVI có tốc độ tăng trưởng bằng tốc độ của ngành.
Tuy nhiên, điều đáng nói là mức giá trên được dự tính trong thời hạn 3 năm. Với đa số cổ đông là người Việt Nam thì liệu họ có đủ kiên nhẫn nắm giữ cổ phiếu PVI lâu như vậy?
Theo thông báo kết quả đấu giá cổ phiếu của PVI thì có 4 tổ chức và có tới 345 nhà đầu tư cá nhân trúng giá. Không có nhà đầu tư nước ngoài nào thành công. Với số lượng nhà đầu tư đấu giá thành công khá đông, khiến nhiều người nghĩ rằng phải chăng đây là một trong những biểu hiện tính phong trào của nhà đầu tư Việt Nam khi mà họ bị "tiếng gọi" lợi nhuận trên thị trường chứng khoán cuốn đi?