Cổ phiếu dầu khí “tối” hơn?
Thị trường sẽ cần một lượng tiền khá lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu do PetroVietnam bán ra
Tính đến ngày 23/8, 19/20 công ty ngành dầu khí niêm yết trên cả hai sàn đã công bố báo cáo tài chính quý 2, riêng PSG mới có báo cáo tài chính quý 1/2013. Trong đó, 7 công ty (GAS, PVD, DPM, PVT, PVS, PET và CNG) có lãi ròng 6 tháng tăng, còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm trước và một số công ty tiếp tục lỗ nặng, giá cổ phiếu chỉ còn vài ngàn đồng.
Ngoài GAS, PVD, DPM có lãi ròng 6 tháng tiếp tục tăng mạnh, 4 công ty khác cũng có lãi ròng tăng so cùng kỳ. Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (mã PVT-HOSE) báo lãi công ty mẹ quý 2/2013 tăng đột biến 95 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ, lũy kế 6 tháng cũng tăng mạnh 125%, đạt mức 122 tỷ đồng, hoạt động tài chính có lãi 40,8 tỷ đồng, ngược với mức lỗ 55,8 của cùng kỳ 2012.
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS-HNX) công bố báo cáo tài chính quý 2/2013 công ty mẹ với lợi nhuận sau thuế đạt 438,32 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do doanh thu tài chính bất ngờ tăng 41%, đạt gần 407 tỷ đồng nhờ lợi nhuận của các công ty con chuyển về công ty mẹ.
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (mã PET-HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng 2103 với doanh thu thuần 5.461 tỷ đồng (cùng kỳ 5.206 tỷ), lãi ròng 113,6 tỷ đồng, tăng 10,3 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước.
Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (mã CNG-HOSE) công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 đã được soát xét với lợi nhuận sau thuế đạt 66,4 tỷ đồng, chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ 2012.
Trong khi đó, giá “bèo” nhất trong các cổ phiếu dầu khí là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây lắp Dầu khí Sài Gòn (mã PSG-HNX), giá ngày 22/8 chỉ còn 600 đồng/cổ phiếu sau khi công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2013 (chưa có báo cáo tài chính quý 2) với con số âm 25 tỷ đồng, ghi nhận mức lỗ quý thứ 6 liên tiếp, nguyên nhân là do doanh thu thuần quý 1 vỏn vẹn chỉ có 7,4 tỷ đồng, giảm 46,7% so cùng kỳ.
Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (mã PXM-HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2013 với mức lỗ ròng gần 120 tỷ đồng, gấp gần 5 lần quý 1, đẩy vốn chủ sở hữu của công ty bị âm gần 100 tỷ đồng, giá ngày 23/8 chỉ còn 900 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (mã PTL-HOSE), giá ngày 22/8 chỉ còn 2.100 đồng/cổ phiếu, vừa báo lỗ đậm 44,7 tỷ đồng trong quý 2 dù quý 1 chỉ lỗ 429 triệu đồng.
Theo giải trình của PTL, nguyên nhân thua lỗ đậm hơn do kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến ngành bất động sản. Vì thế dự án bị chậm trễ tiến độ bàn giao, công ty phải chịu phạt cộng thêm chi phí lãi vay khá lớn đã làm hoạt động kinh doanh của công ty bị lỗ.
Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (mã PVL-HNX), giá phiên 23/8 còn 2.700 đồng/cổ phiếu, công bố báo cáo tài chính tổng hợp quý 2/2013 với mức lỗ hơn 3,4 tỷ đồng do chấp nhận kinh doanh dưới giá vốn, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu PVL chỉ hơn 2 tỷ đồng, giảm hơn 12 tỷ đồng so với nửa đầu năm 2012 và lỗ 7,57 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Dầu khí - Indico (mã PXL-HOSE) lỗ ròng 6 tháng sau soát xét 15,52 tỷ đồng (năm 2012 chỉ lãi 187 triệu đồng), giá ngày 23/8 xuống còn 2.400 đồng/cổ phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí - Công ty Cổ phần (mã PVE-HNX) đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 4 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 12% kế hoạch cả năm.
Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (mã PGS-HNX) báo lãi công ty mẹ quý 2 ở mức 34 tỷ đồng, giảm 24% so cùng kỳ. Công ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (mã PGD) công bố báo cáo tài chính soát xét kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với lợi nhuận sau thuế 142,8 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 2/2013, PGD đạt lợi nhuận sau thuế 81,44 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đáng chú ý là nhiều công ty dầu khí có dòng tiền kinh doanh suy giảm, các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh và vay nợ ngắn hạn rất lớn, điển hình là PGD. Tính đến 30/06/2013, tiền và tương đương tiền của PGD gần 850 tỷ đồng, giảm mạnh so với 1.076 tỷ đồng hồi đầu năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 18% lên gần 1.239 tỷ đồng, trong đó phải thu của khách hàng 1.188 tỷ đồng, vượt qua cả vốn chủ sở hữu (1.107 tỷ đồng).
Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, công ty không nêu khoản phải thu của khách hàng rất lớn (1.188 tỷ đồng) là phải thu những công ty nào trong khi các khoản phải thu khác chỉ có 3,13 tỷ đồng lại được nêu chi tiết. Đáng lưu ý là khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi chỉ vẻn vẹn có 510 triệu đồng, như “muối bỏ bể” so với phải thu ngắn hạn 1.239 tỷ đồng.
Việc không thuyết minh đầy đủ các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khác của doanh nghiệp khiến cho cổ đông và nhà đầu tư không biết đâu mà lần, bởi ngoài kết quả lãi lỗ, cổ đông cũng cần được biết tính hợp lý hay rủi ro đối với các khoản phải thu đột nhiên tăng mạnh của doanh nghiệp ngoài tính thời vụ và các giao dịch thương mại nội bộ, giao dịch với các bên liên quan vì đây là những vần đề rất nhạy cảm chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Những tháng cuối năm 2013 và cả năm 2014 cổ phiếu dầu khí sẽ bị tác động mạnh, bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quyết liệt thoái vốn tại những đơn vị không thuộc ngành nghề kinh doanh chính.
Petro Vietnam không cần nắm giữ cổ phần lớn. Các công ty trong Petro Vietnam cũng bắt đầu tái cấu trúc việc nắm giữ cổ phiếu, đầu tư chéo. Do vậy, thị trường sẽ cần một lượng tiền khá lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu do PetroVietnam bán ra, điều này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường và nhóm cổ phiếu dầu khí.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ngoài GAS, PVD, DPM có lãi ròng 6 tháng tiếp tục tăng mạnh, 4 công ty khác cũng có lãi ròng tăng so cùng kỳ. Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (mã PVT-HOSE) báo lãi công ty mẹ quý 2/2013 tăng đột biến 95 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ, lũy kế 6 tháng cũng tăng mạnh 125%, đạt mức 122 tỷ đồng, hoạt động tài chính có lãi 40,8 tỷ đồng, ngược với mức lỗ 55,8 của cùng kỳ 2012.
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS-HNX) công bố báo cáo tài chính quý 2/2013 công ty mẹ với lợi nhuận sau thuế đạt 438,32 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do doanh thu tài chính bất ngờ tăng 41%, đạt gần 407 tỷ đồng nhờ lợi nhuận của các công ty con chuyển về công ty mẹ.
Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (mã PET-HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng 2103 với doanh thu thuần 5.461 tỷ đồng (cùng kỳ 5.206 tỷ), lãi ròng 113,6 tỷ đồng, tăng 10,3 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước.
Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (mã CNG-HOSE) công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 đã được soát xét với lợi nhuận sau thuế đạt 66,4 tỷ đồng, chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ 2012.
Trong khi đó, giá “bèo” nhất trong các cổ phiếu dầu khí là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây lắp Dầu khí Sài Gòn (mã PSG-HNX), giá ngày 22/8 chỉ còn 600 đồng/cổ phiếu sau khi công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2013 (chưa có báo cáo tài chính quý 2) với con số âm 25 tỷ đồng, ghi nhận mức lỗ quý thứ 6 liên tiếp, nguyên nhân là do doanh thu thuần quý 1 vỏn vẹn chỉ có 7,4 tỷ đồng, giảm 46,7% so cùng kỳ.
Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Trung (mã PXM-HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2013 với mức lỗ ròng gần 120 tỷ đồng, gấp gần 5 lần quý 1, đẩy vốn chủ sở hữu của công ty bị âm gần 100 tỷ đồng, giá ngày 23/8 chỉ còn 900 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (mã PTL-HOSE), giá ngày 22/8 chỉ còn 2.100 đồng/cổ phiếu, vừa báo lỗ đậm 44,7 tỷ đồng trong quý 2 dù quý 1 chỉ lỗ 429 triệu đồng.
Theo giải trình của PTL, nguyên nhân thua lỗ đậm hơn do kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến ngành bất động sản. Vì thế dự án bị chậm trễ tiến độ bàn giao, công ty phải chịu phạt cộng thêm chi phí lãi vay khá lớn đã làm hoạt động kinh doanh của công ty bị lỗ.
Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (mã PVL-HNX), giá phiên 23/8 còn 2.700 đồng/cổ phiếu, công bố báo cáo tài chính tổng hợp quý 2/2013 với mức lỗ hơn 3,4 tỷ đồng do chấp nhận kinh doanh dưới giá vốn, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu PVL chỉ hơn 2 tỷ đồng, giảm hơn 12 tỷ đồng so với nửa đầu năm 2012 và lỗ 7,57 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Dầu khí - Indico (mã PXL-HOSE) lỗ ròng 6 tháng sau soát xét 15,52 tỷ đồng (năm 2012 chỉ lãi 187 triệu đồng), giá ngày 23/8 xuống còn 2.400 đồng/cổ phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Tổng công ty Tư vấn thiết kế Dầu khí - Công ty Cổ phần (mã PVE-HNX) đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 4 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 12% kế hoạch cả năm.
Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (mã PGS-HNX) báo lãi công ty mẹ quý 2 ở mức 34 tỷ đồng, giảm 24% so cùng kỳ. Công ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (mã PGD) công bố báo cáo tài chính soát xét kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với lợi nhuận sau thuế 142,8 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 2/2013, PGD đạt lợi nhuận sau thuế 81,44 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đáng chú ý là nhiều công ty dầu khí có dòng tiền kinh doanh suy giảm, các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh và vay nợ ngắn hạn rất lớn, điển hình là PGD. Tính đến 30/06/2013, tiền và tương đương tiền của PGD gần 850 tỷ đồng, giảm mạnh so với 1.076 tỷ đồng hồi đầu năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 18% lên gần 1.239 tỷ đồng, trong đó phải thu của khách hàng 1.188 tỷ đồng, vượt qua cả vốn chủ sở hữu (1.107 tỷ đồng).
Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, công ty không nêu khoản phải thu của khách hàng rất lớn (1.188 tỷ đồng) là phải thu những công ty nào trong khi các khoản phải thu khác chỉ có 3,13 tỷ đồng lại được nêu chi tiết. Đáng lưu ý là khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi chỉ vẻn vẹn có 510 triệu đồng, như “muối bỏ bể” so với phải thu ngắn hạn 1.239 tỷ đồng.
Việc không thuyết minh đầy đủ các khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu khác của doanh nghiệp khiến cho cổ đông và nhà đầu tư không biết đâu mà lần, bởi ngoài kết quả lãi lỗ, cổ đông cũng cần được biết tính hợp lý hay rủi ro đối với các khoản phải thu đột nhiên tăng mạnh của doanh nghiệp ngoài tính thời vụ và các giao dịch thương mại nội bộ, giao dịch với các bên liên quan vì đây là những vần đề rất nhạy cảm chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Những tháng cuối năm 2013 và cả năm 2014 cổ phiếu dầu khí sẽ bị tác động mạnh, bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) quyết liệt thoái vốn tại những đơn vị không thuộc ngành nghề kinh doanh chính.
Petro Vietnam không cần nắm giữ cổ phần lớn. Các công ty trong Petro Vietnam cũng bắt đầu tái cấu trúc việc nắm giữ cổ phiếu, đầu tư chéo. Do vậy, thị trường sẽ cần một lượng tiền khá lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu do PetroVietnam bán ra, điều này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường và nhóm cổ phiếu dầu khí.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)