Cổ phiếu hoá dầu sắp ra công chúng
Ngành hoá dầu luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh doanh “hot” ở mọi thời kỳ
Đợt đấu giá gây nhiều sự quan tâm trong dư luận thời gian gần đây là cuộc đấu giá của Công ty cổ phần Hoá dầu Petrolimex - PLC (sẽ diễn ra vào ngày 12/7 tới).
Mặc dù giá khởi điểm của PLC được đưa ra trong cuộc đấu giá này lên tới 60.000 đồng/cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư vẫn không vì thế mà nhụt chí.
Lý do là, ngành hoá dầu luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh doanh “hot” ở mọi thời kỳ. Đặc biệt, các nhà đầu tư còn tin tưởng vào sự “hậu thuẫn” của Petrolimex (cổ đông nắm giữ 85% cổ phần) đối với PLC, nên đã đặt khá nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu này.
Theo đại diện PLC, kế hoạch đầu tư toàn bộ công trình, dự án PLC giai đoạn 2007 – 2010 nằm trong phương án sử dụng vốn cổ phần thu được từ chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ và cân đối tổng thể về vốn của PLC giai đoạn 2007 – 2010.
Hiện nay, quy hoạch phát triển và báo cáo nghiên cứu khả khi của hầu hết các công trình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và dự án đầu tư phát triển, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh của PLC đều do Công ty Tư vấn xây dựng Petrolimex và một số tổ chức chuyên môn khác xây dựng.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng đánh giá rằng, quá trình triển khai các công trình, dự án đầu tư của PLC có thể xảy ra những rủi ro nhất định, gây ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 2007 – 2010 là thời gian đến chu kỳ nâng cấp, thay thế, đầu tư mới cơ sở vật chất kỹ thuật của PLC và một số dự án mở rộng sang ngành nghề kinh doanh mới…, nên có thể xảy ra rủi ro về tiến độ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng.
Ngoài ra, một số dự án đầu tư bất động sản theo dự kiến của Công ty cũng có thể xảy ra rủi ro về tiến độ đầu tư, do phụ thuộc tiến độ giải quyết các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng…
Đánh giá về thị trường tiêu thụ dầu nhờn, một trong những sản phẩm chính của PLC, các chuyên gia phân tích cho rằng, ngành công nghiệp dầu nhờn hiện phân thành 3 nhóm chính: nhóm dầu nhờn động cơ; nhóm dầu nhờn công nghiệp và nhóm dầu nhờn hàng hải.
Trong đó, nhóm dầu nhờn động cơ chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 70 - 75% tổng nhu cầu về dầu nhờn; nhóm dầu nhờn công nghiệp chiếm 20% và nhóm dầu nhờn hàng hải chỉ chiếm 5 – 10%. Trong khi đó, thị trường dầu nhờn đang bị cạnh tranh rất quyết liệt bởi các sản phẩm dầu nhờn danh tiếng của nước ngoài như BP, Castrol, Sell, ExxonMobil, Caltex, Total, Vilube…
Riêng đối với PLC, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng các loại dầu nhờn hiện chiếm 5-7%/năm, trong đó nhóm dầu nhờn động cơ và công nghiệp tăng khoảng 7,5%/năm. Thị phần dầu mỡ nhờn của PLC dao động trong khoảng 20-22%.
Ngoài ngành kinh doanh dầu nhớt, nhựa đường cũng là một trong những sản phẩm chính của PLC. Hiện nay, mặt hàng nhựa đường cũng chịu sự cạnh tranh bởi các nhà đầu tư nước ngoài như Sell, Caltex, ExxonMobil… và cả các doanh nghiệp trong nước, như các công ty xuất nhập khẩu thiết bị thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, các công ty kho vận thuộc Bộ Thương mại…
Hiện nay, thị phần sản phẩm nhựa đường được phân chia đều giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước với tỷ lệ 50:50. Riêng đối với PLC, hiện tốc độ tăng trưởng bình quân chung của sản phẩm nhựa đường là 6-8%/năm và thị phần của PLC về mặt hàng này chiếm trên 20%.
Ngoài ra, sản phẩm dung môi hóa chất cũng được xem là rất nhạy cảm về giá, mang tính thời vụ, giá cả thường xuyên biến động bởi yếu tố cung – cầu. Về mặt hàng này, thị phần của PLC đang chiếm trên 30% với tốc độ tăng trưởng 9-10%/năm.
Mặc dù giá khởi điểm của PLC được đưa ra trong cuộc đấu giá này lên tới 60.000 đồng/cổ phiếu, nhưng các nhà đầu tư vẫn không vì thế mà nhụt chí.
Lý do là, ngành hoá dầu luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh doanh “hot” ở mọi thời kỳ. Đặc biệt, các nhà đầu tư còn tin tưởng vào sự “hậu thuẫn” của Petrolimex (cổ đông nắm giữ 85% cổ phần) đối với PLC, nên đã đặt khá nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu này.
Theo đại diện PLC, kế hoạch đầu tư toàn bộ công trình, dự án PLC giai đoạn 2007 – 2010 nằm trong phương án sử dụng vốn cổ phần thu được từ chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ và cân đối tổng thể về vốn của PLC giai đoạn 2007 – 2010.
Hiện nay, quy hoạch phát triển và báo cáo nghiên cứu khả khi của hầu hết các công trình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và dự án đầu tư phát triển, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh của PLC đều do Công ty Tư vấn xây dựng Petrolimex và một số tổ chức chuyên môn khác xây dựng.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng đánh giá rằng, quá trình triển khai các công trình, dự án đầu tư của PLC có thể xảy ra những rủi ro nhất định, gây ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 2007 – 2010 là thời gian đến chu kỳ nâng cấp, thay thế, đầu tư mới cơ sở vật chất kỹ thuật của PLC và một số dự án mở rộng sang ngành nghề kinh doanh mới…, nên có thể xảy ra rủi ro về tiến độ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng.
Ngoài ra, một số dự án đầu tư bất động sản theo dự kiến của Công ty cũng có thể xảy ra rủi ro về tiến độ đầu tư, do phụ thuộc tiến độ giải quyết các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng…
Đánh giá về thị trường tiêu thụ dầu nhờn, một trong những sản phẩm chính của PLC, các chuyên gia phân tích cho rằng, ngành công nghiệp dầu nhờn hiện phân thành 3 nhóm chính: nhóm dầu nhờn động cơ; nhóm dầu nhờn công nghiệp và nhóm dầu nhờn hàng hải.
Trong đó, nhóm dầu nhờn động cơ chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 70 - 75% tổng nhu cầu về dầu nhờn; nhóm dầu nhờn công nghiệp chiếm 20% và nhóm dầu nhờn hàng hải chỉ chiếm 5 – 10%. Trong khi đó, thị trường dầu nhờn đang bị cạnh tranh rất quyết liệt bởi các sản phẩm dầu nhờn danh tiếng của nước ngoài như BP, Castrol, Sell, ExxonMobil, Caltex, Total, Vilube…
Riêng đối với PLC, tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng các loại dầu nhờn hiện chiếm 5-7%/năm, trong đó nhóm dầu nhờn động cơ và công nghiệp tăng khoảng 7,5%/năm. Thị phần dầu mỡ nhờn của PLC dao động trong khoảng 20-22%.
Ngoài ngành kinh doanh dầu nhớt, nhựa đường cũng là một trong những sản phẩm chính của PLC. Hiện nay, mặt hàng nhựa đường cũng chịu sự cạnh tranh bởi các nhà đầu tư nước ngoài như Sell, Caltex, ExxonMobil… và cả các doanh nghiệp trong nước, như các công ty xuất nhập khẩu thiết bị thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, các công ty kho vận thuộc Bộ Thương mại…
Hiện nay, thị phần sản phẩm nhựa đường được phân chia đều giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà sản xuất trong nước với tỷ lệ 50:50. Riêng đối với PLC, hiện tốc độ tăng trưởng bình quân chung của sản phẩm nhựa đường là 6-8%/năm và thị phần của PLC về mặt hàng này chiếm trên 20%.
Ngoài ra, sản phẩm dung môi hóa chất cũng được xem là rất nhạy cảm về giá, mang tính thời vụ, giá cả thường xuyên biến động bởi yếu tố cung – cầu. Về mặt hàng này, thị phần của PLC đang chiếm trên 30% với tốc độ tăng trưởng 9-10%/năm.