Cổ phiếu khoáng sản hết thời đầu cơ?
Những đợt sóng đầu cơ cổ phiếu khoáng sản đã không còn và đầu tư cổ phiếu này cũng sẽ gặp không ít rủi ro
Tính đến giữa tháng 9/2013, tất cả các công ty niêm yết ngành khoáng sản đã công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2013 với mức lợi nhuận sụt giảm mạnh. Những đợt sóng đầu cơ cổ phiếu khoáng sản đã không còn và trong tương lai đầu tư cổ phiếu khoáng sản cũng sẽ gặp không ít rủi ro.
Hầu hết các công ty khoáng sản niêm yết đều báo lãi trong 6 tháng đầu năm nhưng trị giá lợi nhuận rất ít, nhiều công ty lợi nhuận giảm mạnh, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu khoáng sản rất “nóng bỏng” trong 2 năm liền là Công ty Cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang (mã HGM-HNX). Năm 2011 và 2012, HGM có lãi ròng rất “khủng”, tới 150 tỷ và 139 tỷ đồng, gần bằng tổng doanh thu (195 tỷ và 183 đồng), EPS thuộc loại cao nhất sàn chứng khoán với 25.000 đồng và 22.400 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, lãi ròng 6 tháng đầu năm 2013 sau soát xét của HGM giảm còn lại 50,6 tỷ đồng, EPS cũng chỉ còn 4.018 đồng/cổ phiếu.
Trong báo cáo tài chính bán niên soát xét 2013, kiểm toán còn lưu ý về khoản nợ tiềm tàng của công ty. Theo Luật Khoáng sản, HGM có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Khoản tiền này liên quan chủ yếu tới trữ lượng khoáng sản tại ngày 1/7/2011 còn được phép khai thác khoáng sản do Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công Thương cấp. Do chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính và phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, giá trị của khoản nợ tiềm tàng này chưa thể xác định.
Chính vì vậy, Ban giám đốc công ty chưa ghi nhận khoản dự phòng nào trong báo cáo tài chính cho nghĩa vụ nợ tiềm tàng này. Lãi ròng 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty Cổ phần khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (mã SQC-HNX) còn sụt giảm tệ hại hơn mặc dù SQC đã thoái 200 tỷ đồng vốn tại Du lịch Sài Gòn Hàm Tân.
Lợi nhuận sau thuế quý 2 của SQC chỉ đạt 1,7 tỷ đồng, bằng 2% cùng kỳ (85 tỷ đồng) và bằng 5% kế hoạch cả năm (34 tỷ đồng). Hai doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lãi của ngành khoáng sản niêm yết là KSB và BMC cũng có lãi ròng 6 tháng suy giảm so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm, lãi ròng của KSB giảm gần 24%, của BMC giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2011 và 2012, bất chấp thị trường chứng khoán suy giảm, cổ phiếu khoáng sản vẫn thu hút các nhà đầu cơ, lúc thì khi tăng ào ạt, lúc giảm rất mạnh.
Điển hình là trong tháng 3 và 4/2013, nhóm cổ phiếu khoáng sản được giới đầu cơ mua vào rất mạnh đẩy giá đồng loạt tăng cao, bất kể kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, sau khi thông tin dự án mỏ đa kim Núi Pháo (Đại Từ, Thái Nguyên) sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất khoảng trung tuần tháng 4/2013.
Một số công ty chứng khoán nhận định, cổ phiếu ngành khoáng sản tăng giá có khi chỉ dựa trên yếu tố độc quyền của giấy phép khai thác mỏ hay trữ lượng khoáng sản, một yếu tố "hư hư thực thực" không thể cân đong đo đếm chính xác. Vì vậy, nhà đầu tư chấp nhận trả cho cổ phiếu khoáng sản một mức giá cao ngất ngưởng chủ yếu do yếu tố kỳ vọng.
Thời gian tới, cổ phiếu khoáng sản sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi 3 yếu tố. Theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản, các doanh nghiệp phải hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, căn cứ vào khối lượng công trình, hạng mục công việc đã thi công và đơn giá hiện hành.
Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nhận giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản.
Hiện Bộ Tài chính đang chuẩn bị ban hành quy định phương pháp xác định chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức, thủ tục hoàn trả.
Khi văn bản này ra đời, chi phí của các doanh nghiệp khoáng sản sẽ tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm đi tương ứng, nhất là những doanh nghiệp đang xin giấy phép khai thác mỏ mới.
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét quyết định tăng thuế tài nguyên khoáng sản, kể cả thuế xuất khẩu khoáng sản.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp khoáng sản đang chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh đá, cát, sỏi, đất sét. Vì thế, trong năm 2013 và 2014, khi ngành xây dựng, bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, kinh doanh của những đơn vị này cũng sẽ suy giảm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản, định kỳ thực hiện một năm một lần và phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Như vậy, thông tin về thăm dò, khai thác khoáng sản của doanh nghiệp niêm yết sẽ công khai và minh bạch hơn rất nhiều, giảm bớt “tù mù” như hiện nay.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Hầu hết các công ty khoáng sản niêm yết đều báo lãi trong 6 tháng đầu năm nhưng trị giá lợi nhuận rất ít, nhiều công ty lợi nhuận giảm mạnh, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu khoáng sản rất “nóng bỏng” trong 2 năm liền là Công ty Cổ phần cơ khí và khoáng sản Hà Giang (mã HGM-HNX). Năm 2011 và 2012, HGM có lãi ròng rất “khủng”, tới 150 tỷ và 139 tỷ đồng, gần bằng tổng doanh thu (195 tỷ và 183 đồng), EPS thuộc loại cao nhất sàn chứng khoán với 25.000 đồng và 22.400 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, lãi ròng 6 tháng đầu năm 2013 sau soát xét của HGM giảm còn lại 50,6 tỷ đồng, EPS cũng chỉ còn 4.018 đồng/cổ phiếu.
Trong báo cáo tài chính bán niên soát xét 2013, kiểm toán còn lưu ý về khoản nợ tiềm tàng của công ty. Theo Luật Khoáng sản, HGM có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước một khoản tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Khoản tiền này liên quan chủ yếu tới trữ lượng khoáng sản tại ngày 1/7/2011 còn được phép khai thác khoáng sản do Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công Thương cấp. Do chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính và phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, giá trị của khoản nợ tiềm tàng này chưa thể xác định.
Chính vì vậy, Ban giám đốc công ty chưa ghi nhận khoản dự phòng nào trong báo cáo tài chính cho nghĩa vụ nợ tiềm tàng này. Lãi ròng 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty Cổ phần khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (mã SQC-HNX) còn sụt giảm tệ hại hơn mặc dù SQC đã thoái 200 tỷ đồng vốn tại Du lịch Sài Gòn Hàm Tân.
Lợi nhuận sau thuế quý 2 của SQC chỉ đạt 1,7 tỷ đồng, bằng 2% cùng kỳ (85 tỷ đồng) và bằng 5% kế hoạch cả năm (34 tỷ đồng). Hai doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lãi của ngành khoáng sản niêm yết là KSB và BMC cũng có lãi ròng 6 tháng suy giảm so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm, lãi ròng của KSB giảm gần 24%, của BMC giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2011 và 2012, bất chấp thị trường chứng khoán suy giảm, cổ phiếu khoáng sản vẫn thu hút các nhà đầu cơ, lúc thì khi tăng ào ạt, lúc giảm rất mạnh.
Điển hình là trong tháng 3 và 4/2013, nhóm cổ phiếu khoáng sản được giới đầu cơ mua vào rất mạnh đẩy giá đồng loạt tăng cao, bất kể kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, sau khi thông tin dự án mỏ đa kim Núi Pháo (Đại Từ, Thái Nguyên) sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất khoảng trung tuần tháng 4/2013.
Một số công ty chứng khoán nhận định, cổ phiếu ngành khoáng sản tăng giá có khi chỉ dựa trên yếu tố độc quyền của giấy phép khai thác mỏ hay trữ lượng khoáng sản, một yếu tố "hư hư thực thực" không thể cân đong đo đếm chính xác. Vì vậy, nhà đầu tư chấp nhận trả cho cổ phiếu khoáng sản một mức giá cao ngất ngưởng chủ yếu do yếu tố kỳ vọng.
Thời gian tới, cổ phiếu khoáng sản sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi 3 yếu tố. Theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản, các doanh nghiệp phải hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, căn cứ vào khối lượng công trình, hạng mục công việc đã thi công và đơn giá hiện hành.
Việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nhận giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản.
Hiện Bộ Tài chính đang chuẩn bị ban hành quy định phương pháp xác định chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức, thủ tục hoàn trả.
Khi văn bản này ra đời, chi phí của các doanh nghiệp khoáng sản sẽ tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm đi tương ứng, nhất là những doanh nghiệp đang xin giấy phép khai thác mỏ mới.
Thứ hai, Quốc hội sẽ xem xét quyết định tăng thuế tài nguyên khoáng sản, kể cả thuế xuất khẩu khoáng sản.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp khoáng sản đang chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh đá, cát, sỏi, đất sét. Vì thế, trong năm 2013 và 2014, khi ngành xây dựng, bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, kinh doanh của những đơn vị này cũng sẽ suy giảm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản, định kỳ thực hiện một năm một lần và phải báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Như vậy, thông tin về thăm dò, khai thác khoáng sản của doanh nghiệp niêm yết sẽ công khai và minh bạch hơn rất nhiều, giảm bớt “tù mù” như hiện nay.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)