Cổ phiếu mất giá vì thị trường… không có mắt?
Năm nay, có lẽ chưa bao giờ các lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết lại phải dùng nhiều “thư tay” gửi cổ đông đến vậy
Tình hình chứng khoán năm nay nghe chừng tệ hơn cả thời 2008-2009 nên cũng có nhiều tâm tư trăn trở của lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của nhà đầu tư. Năm nay, có lẽ chưa bao giờ các lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết lại phải dùng nhiều “thư tay” gửi cổ đông đến vậy.
Phát cáu với thị trường khi không phát hiện ra giá trị thực của cổ phiếu doanh nghiệp mình là “bệnh” phổ biến của lãnh đạo. Mặc dù khi cổ phiếu tăng giá quá lố, liên tục thì các văn bản giải trình cứ đổ riệt cho thị trường quá “hỗn” chứ doanh nghiệp chẳng có tội gì. Đến khi giá cổ phiếu giảm quá thì cũng lại tại thị trường không có… mắt.
Trước đây, đã từng có vị chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng “nổ” tới mức đòi thị trường phải trả cho cổ phiếu doanh nghiệp mình tới “chấm nọ chấm kia”. Khi giá không được như ý thì đích thị nhà đầu tư không hiểu được giá trị thực. Hãy bán hết các cổ phiếu khác, chỉ mua cổ phiếu của doanh nghiệp tôi, mua nhanh kẻo hết là những lời hô hào như bán rau ngoài chợ chỉ khiến nhà đầu tư cảm thấy tức cười.
Đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp lãi cả ngàn tỷ đồng mà họ không hưởng được mức cổ tức tiền mặt cao hơn lãi suất ngân hàng, không được hưởng lợi từ giá thị trường thì cũng không được xem trọng bằng những mã “nhỏ” nhưng quanh năm dậy sóng.
Giá cổ phiếu giảm khiến liên tục gần đây xuất hiện nhiều những lời trần tình của lãnh đạo doanh ngiệp lẫn lời than vãn của cổ đông. Cứu giá hay không, cứu bằng cách nào là câu hỏi được đá đi đá lại giữa hai bên. Lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết giấu tên xót xa cho rằng “người nên cứu là chính chúng tôi vì chúng tôi là những người bị tổn thương nhiều nhất khi cổ phiếu mất giá”.
Ngược lại, không ít ý kiến từ phía cổ đông, đa phần là cổ đông nhỏ lẻ, lại cho rằng hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty niêm yết mà không có những hành động thiết thực là “mang tội với cổ đông”. Nói trắng ra là cổ đông đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải cứu giá, chẳng hạn mua lại cổ phiếu quỹ chứ không nên dừng lại ở lời kêu gọi.
Thực tế của thị trường đã cho thấy nhưng bức “tâm thư” hầu như không có tác dụng.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HBC từng “than”: “Lẽ nào một công ty có tài sản cũng như doanh số hơn 100 triệu USD chỉ có giá trị thị trường chưa đầy 20 triệu USD?”. Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBA từ khi cổ phiếu giá 5.900 đồng đã kêu gọi cổ đông đừng bán rẻ và nỗ lực giúp cổ đông bằng cách chưa có tiền lệ: cổ đông có thể ủy thác cho doanh nghiệp bán giúp cổ phiếu giá 10.000 đồng. Đến giờ SBA đã về dưới 4.000 đồng mà chưa rõ kế hoạch tiến triển đến đâu.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị SAM cuối tháng 11 cũng than rằng giá SAM 5.000 đồng là quá vô lý, rồi giá HPC quá thấp so với giá trị thực. Thế nhưng giải pháp nào “cứu giá” thì cũng chỉ là nâng cao hiệu quả hoạt động, cố gắng không lỗ năm nay.
Bất ngờ hơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SMC lại cho rằng mua cổ phiếu quỹ lúc giá thấp là “thu lãi trên lưng cổ đông”. Có lẽ nhà đầu tư sẽ choáng khi nhận thấy sự hảo tâm này. Ngay cả việc bỏ tiền thực ra mua cổ phiếu quỹ còn chưa biết hiệu quả đến đâu, thì những lời kêu gọi hay trần tình càng lạc lõng.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) mới đây có lời kêu gọi doanh nghiệp niêm yết đưa ra giải pháp “an ủi” cổ đông để năm nay có gì đó mà… ănttết. Cổ tức tiền mặt là giải pháp tốt vì nếu doanh nghiệp thực sự có giá trị, làm ăn tốt, tiền mặt nhiều, cớ sao cứ “đùn” giấy cho cổ đông?
Điều tréo ngoe là dù lãnh đạo cho rằng giá cổ phiếu thấp vô lý, nhưng tiền mặt trả cổ tức lại không có, hoặc quá thấp. Phong trào tìm kiếm cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức tiền mặt trên thị giá cao hơn lãi suất ngân hàng đang đi vào ngõ cụt vì số doanh nghiệp xin hoãn hoặc ngâm cổ tức vì thiếu nguồn. Rõ ràng quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận tiền tỷ không có nghĩa là cổ đông sẽ được hưởng một cách trọn vẹn.
Đầu tư dàn trải, mơ mộng một quy mô doanh nghiệp hoành tráng lúc thị trường hưng phát là điểm chung của rất nhiều lãnh đạo. Huy động vốn ồ ạt nhưng hiệu quả của đồng vốn đầu tư không tương xứng thì cổ phiếu tất yếu bị thị trường định giá lại. Đó là hành động bình thường chứ không phải thị trường đang tỏ ra vô lý một cách mù quáng.
Một điểm dễ thấy là nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, sử dụng vốn cổ đông một cách hiệu quả, dòng tiền mặt dồi dào, sẵn sàng trả cổ tức tiền mặt tốt hơn lãi suất ngân hàng thì làm sao thị trường lại có thể định giá cổ phiếu quá thấp?
“Giá cổ phiếu xuống, cổ đông đã vô tình "tặng" những thành quả của mình cho người đến sau một cách rẻ mạt. Còn chúng tôi hoàn toàn có thể đối diện với nguy cơ xa rời doanh nghiệp… Khi đại chúng hóa công ty, chúng tôi đã kỳ vọng rằng, đó sẽ là cơ hội để huy động được nhiều vốn hơn, để có tiền biến những giấc mơ của doanh nghiệp thành hiện thực. Nhưng… giấc mơ chưa thành thì có thể chúng tôi đã mất doanh nghiệp”. Tâm tư của một lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết giấu tên nói trên cũng là “bệnh” phổ biến của những lãnh đạo muốn níu giữ quyền lực đối với doanh nghiệp. Lãnh đạo một công ty đại chúng có thể mất chức nhưng không có nghĩa là mất trắng doanh nghiệp, vì sở hữu vốn cổ phần vẫn nằm trong tay họ. Cái mất đi chỉ là quyền lực.
Tuy nhiên, nếu đã chọn con đường của một công ty đại chúng thì điều đó là bình thường. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ là một cổ đông trong công ty - dù có thể là cổ đông lớn. Nhưng nếu lãnh đạo đó không đem lại lợi nhuận cho cổ đông thì cổ đông có thể lựa chọn người lãnh đạo khác. Chỉ có những người ham mê quyền lực mới đánh đồng việc giữ quyền lãnh đạo với việc sở hữu doanh nghiệp.
Phát cáu với thị trường khi không phát hiện ra giá trị thực của cổ phiếu doanh nghiệp mình là “bệnh” phổ biến của lãnh đạo. Mặc dù khi cổ phiếu tăng giá quá lố, liên tục thì các văn bản giải trình cứ đổ riệt cho thị trường quá “hỗn” chứ doanh nghiệp chẳng có tội gì. Đến khi giá cổ phiếu giảm quá thì cũng lại tại thị trường không có… mắt.
Trước đây, đã từng có vị chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng “nổ” tới mức đòi thị trường phải trả cho cổ phiếu doanh nghiệp mình tới “chấm nọ chấm kia”. Khi giá không được như ý thì đích thị nhà đầu tư không hiểu được giá trị thực. Hãy bán hết các cổ phiếu khác, chỉ mua cổ phiếu của doanh nghiệp tôi, mua nhanh kẻo hết là những lời hô hào như bán rau ngoài chợ chỉ khiến nhà đầu tư cảm thấy tức cười.
Đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp lãi cả ngàn tỷ đồng mà họ không hưởng được mức cổ tức tiền mặt cao hơn lãi suất ngân hàng, không được hưởng lợi từ giá thị trường thì cũng không được xem trọng bằng những mã “nhỏ” nhưng quanh năm dậy sóng.
Giá cổ phiếu giảm khiến liên tục gần đây xuất hiện nhiều những lời trần tình của lãnh đạo doanh ngiệp lẫn lời than vãn của cổ đông. Cứu giá hay không, cứu bằng cách nào là câu hỏi được đá đi đá lại giữa hai bên. Lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết giấu tên xót xa cho rằng “người nên cứu là chính chúng tôi vì chúng tôi là những người bị tổn thương nhiều nhất khi cổ phiếu mất giá”.
Ngược lại, không ít ý kiến từ phía cổ đông, đa phần là cổ đông nhỏ lẻ, lại cho rằng hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty niêm yết mà không có những hành động thiết thực là “mang tội với cổ đông”. Nói trắng ra là cổ đông đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải cứu giá, chẳng hạn mua lại cổ phiếu quỹ chứ không nên dừng lại ở lời kêu gọi.
Thực tế của thị trường đã cho thấy nhưng bức “tâm thư” hầu như không có tác dụng.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc HBC từng “than”: “Lẽ nào một công ty có tài sản cũng như doanh số hơn 100 triệu USD chỉ có giá trị thị trường chưa đầy 20 triệu USD?”. Chủ tịch Hội đồng Quản trị SBA từ khi cổ phiếu giá 5.900 đồng đã kêu gọi cổ đông đừng bán rẻ và nỗ lực giúp cổ đông bằng cách chưa có tiền lệ: cổ đông có thể ủy thác cho doanh nghiệp bán giúp cổ phiếu giá 10.000 đồng. Đến giờ SBA đã về dưới 4.000 đồng mà chưa rõ kế hoạch tiến triển đến đâu.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị SAM cuối tháng 11 cũng than rằng giá SAM 5.000 đồng là quá vô lý, rồi giá HPC quá thấp so với giá trị thực. Thế nhưng giải pháp nào “cứu giá” thì cũng chỉ là nâng cao hiệu quả hoạt động, cố gắng không lỗ năm nay.
Bất ngờ hơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SMC lại cho rằng mua cổ phiếu quỹ lúc giá thấp là “thu lãi trên lưng cổ đông”. Có lẽ nhà đầu tư sẽ choáng khi nhận thấy sự hảo tâm này. Ngay cả việc bỏ tiền thực ra mua cổ phiếu quỹ còn chưa biết hiệu quả đến đâu, thì những lời kêu gọi hay trần tình càng lạc lõng.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) mới đây có lời kêu gọi doanh nghiệp niêm yết đưa ra giải pháp “an ủi” cổ đông để năm nay có gì đó mà… ănttết. Cổ tức tiền mặt là giải pháp tốt vì nếu doanh nghiệp thực sự có giá trị, làm ăn tốt, tiền mặt nhiều, cớ sao cứ “đùn” giấy cho cổ đông?
Điều tréo ngoe là dù lãnh đạo cho rằng giá cổ phiếu thấp vô lý, nhưng tiền mặt trả cổ tức lại không có, hoặc quá thấp. Phong trào tìm kiếm cổ phiếu có tỉ lệ cổ tức tiền mặt trên thị giá cao hơn lãi suất ngân hàng đang đi vào ngõ cụt vì số doanh nghiệp xin hoãn hoặc ngâm cổ tức vì thiếu nguồn. Rõ ràng quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận tiền tỷ không có nghĩa là cổ đông sẽ được hưởng một cách trọn vẹn.
Đầu tư dàn trải, mơ mộng một quy mô doanh nghiệp hoành tráng lúc thị trường hưng phát là điểm chung của rất nhiều lãnh đạo. Huy động vốn ồ ạt nhưng hiệu quả của đồng vốn đầu tư không tương xứng thì cổ phiếu tất yếu bị thị trường định giá lại. Đó là hành động bình thường chứ không phải thị trường đang tỏ ra vô lý một cách mù quáng.
Một điểm dễ thấy là nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, sử dụng vốn cổ đông một cách hiệu quả, dòng tiền mặt dồi dào, sẵn sàng trả cổ tức tiền mặt tốt hơn lãi suất ngân hàng thì làm sao thị trường lại có thể định giá cổ phiếu quá thấp?
“Giá cổ phiếu xuống, cổ đông đã vô tình "tặng" những thành quả của mình cho người đến sau một cách rẻ mạt. Còn chúng tôi hoàn toàn có thể đối diện với nguy cơ xa rời doanh nghiệp… Khi đại chúng hóa công ty, chúng tôi đã kỳ vọng rằng, đó sẽ là cơ hội để huy động được nhiều vốn hơn, để có tiền biến những giấc mơ của doanh nghiệp thành hiện thực. Nhưng… giấc mơ chưa thành thì có thể chúng tôi đã mất doanh nghiệp”. Tâm tư của một lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết giấu tên nói trên cũng là “bệnh” phổ biến của những lãnh đạo muốn níu giữ quyền lực đối với doanh nghiệp. Lãnh đạo một công ty đại chúng có thể mất chức nhưng không có nghĩa là mất trắng doanh nghiệp, vì sở hữu vốn cổ phần vẫn nằm trong tay họ. Cái mất đi chỉ là quyền lực.
Tuy nhiên, nếu đã chọn con đường của một công ty đại chúng thì điều đó là bình thường. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ là một cổ đông trong công ty - dù có thể là cổ đông lớn. Nhưng nếu lãnh đạo đó không đem lại lợi nhuận cho cổ đông thì cổ đông có thể lựa chọn người lãnh đạo khác. Chỉ có những người ham mê quyền lực mới đánh đồng việc giữ quyền lãnh đạo với việc sở hữu doanh nghiệp.