Cổ phiếu ngành dược: Ưu thế và rủi ro
Yếu điểm lớn nhất của các công ty dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất những loại thuốc thông thường có giá thấp
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, cổ phiếu Dược Hậu Giang (DHG) đứng ở mức 388.000 đồng/cổ phiếu. Đây là cổ phiếu có giá cao đứng thứ 2 trên sàn chứng khoán Tp.HCM hiện nay.
Hai cổ phiếu ngành dược còn lại là Domesco (DMC) và Imexpharm (IMP) cũng có giá lần lượt là 160.000 đồng/cổ phiếu và 171.000 đồng/cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư đang có nhận xét khá tốt về cổ phiếu ngành dược trên thị trường hiện nay.
Ưu thế
Ngành dược đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những ngành có triển vọng phát triển khá tốt. Đặc biệt tại Việt Nam, Chính phủ vẫn có sự kiểm soát về giá thuốc cũng như hệ thống phân phối nên các công ty trong nước đang có nhiều lợi thế cạnh tranh. Theo Phòng phân tích của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 18-20%/năm và lợi nhuận cũng đạt khá.
Thử điểm qua mấy công ty dược đang được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM sẽ thấy được điều đó. Dược Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt doanh thu thuần 554,3 tỉ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận đạt 58,1 tỉ đồng, tăng 37%. Do đó, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) cả năm 2007 ước đạt 11.624 đồng.
Trong khi đó, Công ty y tế Domesco có doanh thu 6 tháng đầu năm nay là 391,5 tỉ đồng, tăng 24% và lợi nhuận đạt 25,5 tỉ đồng, tăng 22%. EPS ước tính cả năm 2007 của Domesco đạt 3.708 đồng. Tương tự, lợi nhuận của Imexpharm cũng tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và EPS cả năm dự kiến đạt 6.264 đồng. Những công ty có cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường OTC như Vidipha, Dược Mekophar, OPC... cũng được nhà đầu tư đánh giá khá cao.
Doanh thu của ngành dược trong giai đoạn 1995-2005 đã tăng gấp 6 lần nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước, số còn lại đều phải nhập khẩu. Do đó mục tiêu phát triển của ngành dược Việt Nam đến năm 2010 là sản xuất trong nước phải đáp ứng được 60% nhu cầu của thị trường và đạt mức tiêu thụ 12 - 15 USD/người (hiện tại khoảng 10 USD/người).
Ngành dược là một ngành sản xuất đặc biệt với sản phẩm đặc biệt, nhất là từ trước đến nay Việt Nam chưa cho phép các công ty nước ngoài được phân phối trực tiếp. Do đó, lợi thế lớn nhất của các công ty dược trong nước hiện nay là hệ thống phân phối rộng khắp và không bị cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài; giá thành sản phẩm thấp và chiếm lĩnh phân khúc thị trường giá thuốc bình dân.
Rủi ro
Theo phân tích của HSC, rủi ro có thể xảy đến cho ngành dược chính là những thay đổi về chính sách quản lý ngành, quản lý giá thuốc của Nhà nước.
Bên cạnh đó là khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về một số loại thuốc theo cam kết của WTO mà nhiều công ty vốn chưa thể đạt được... Các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ từ nhiều nơi trên thế giới luôn mạnh hơn về nhiều mặt như tài chính, chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing...
Từ ngày 1/1/2007, các hãng dược nước ngoài đã được phép lập chi nhánh tại Việt Nam; Từ ngày 1/1/2008, các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài dưới 51% được phép xuất nhập khẩu các sản phẩm dược và kể từ ngày 1/1/2009, các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam...
Yếu điểm lớn nhất của các công ty dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất thuốc generic (những loại thuốc thông thường có giá thấp), không sản xuất được những loại thuốc đặc trị. Hơn nữa, nhiều cơ sở sản xuất thuốc trong nước chưa đạt được tiêu chuẩn thực hành quản lý tốt (GMP).
Ước tính chỉ có khoảng 1/3 trong số gần 200 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong khi GMP là một trong những điều kiện để các công ty dược nước ngoài ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tên thương mại sau khi Việt Nam là thành viên WTO.
Vì vậy các chuyên gia cho rằng các công ty dược trong nước phải hướng vào sản xuất những sản phẩm đặc trị, có hàm lượng giá trị cao hơn. Điều này sẽ tạo nên uy tín, khẳng định thương hiệu và mang lại một lợi nhuận cao hơn cho bản thân công ty.
Một chuyên gia chứng khoán nhận xét, nếu tính đầu tư lâu dài thì cổ phiếu ngành dược đáng để cho nhà đầu tư xem xét và lựa chọn cho vào rổ cổ phiếu của mình. Tuy nhiên nếu đi theo chiến lược đầu tư ngắn hạn thì những sự phân tích hay xem xét trên sẽ khó phù hợp và đôi khi khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.
"Vì vậy tất cả những phân tích của các công ty chứng khoán hay các tổ chức tài chính đưa ra đều chỉ mang tính tham khảo vì quyết định cuối cùng là do nhà đầu tư đưa ra", chuyên gia này nói.
Hai cổ phiếu ngành dược còn lại là Domesco (DMC) và Imexpharm (IMP) cũng có giá lần lượt là 160.000 đồng/cổ phiếu và 171.000 đồng/cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư đang có nhận xét khá tốt về cổ phiếu ngành dược trên thị trường hiện nay.
Ưu thế
Ngành dược đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một trong những ngành có triển vọng phát triển khá tốt. Đặc biệt tại Việt Nam, Chính phủ vẫn có sự kiểm soát về giá thuốc cũng như hệ thống phân phối nên các công ty trong nước đang có nhiều lợi thế cạnh tranh. Theo Phòng phân tích của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC), ngành dược có tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 18-20%/năm và lợi nhuận cũng đạt khá.
Thử điểm qua mấy công ty dược đang được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM sẽ thấy được điều đó. Dược Hậu Giang trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt doanh thu thuần 554,3 tỉ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận đạt 58,1 tỉ đồng, tăng 37%. Do đó, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) cả năm 2007 ước đạt 11.624 đồng.
Trong khi đó, Công ty y tế Domesco có doanh thu 6 tháng đầu năm nay là 391,5 tỉ đồng, tăng 24% và lợi nhuận đạt 25,5 tỉ đồng, tăng 22%. EPS ước tính cả năm 2007 của Domesco đạt 3.708 đồng. Tương tự, lợi nhuận của Imexpharm cũng tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và EPS cả năm dự kiến đạt 6.264 đồng. Những công ty có cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường OTC như Vidipha, Dược Mekophar, OPC... cũng được nhà đầu tư đánh giá khá cao.
Doanh thu của ngành dược trong giai đoạn 1995-2005 đã tăng gấp 6 lần nhưng cũng chỉ mới đáp ứng được 40% nhu cầu trong nước, số còn lại đều phải nhập khẩu. Do đó mục tiêu phát triển của ngành dược Việt Nam đến năm 2010 là sản xuất trong nước phải đáp ứng được 60% nhu cầu của thị trường và đạt mức tiêu thụ 12 - 15 USD/người (hiện tại khoảng 10 USD/người).
Ngành dược là một ngành sản xuất đặc biệt với sản phẩm đặc biệt, nhất là từ trước đến nay Việt Nam chưa cho phép các công ty nước ngoài được phân phối trực tiếp. Do đó, lợi thế lớn nhất của các công ty dược trong nước hiện nay là hệ thống phân phối rộng khắp và không bị cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài; giá thành sản phẩm thấp và chiếm lĩnh phân khúc thị trường giá thuốc bình dân.
Rủi ro
Theo phân tích của HSC, rủi ro có thể xảy đến cho ngành dược chính là những thay đổi về chính sách quản lý ngành, quản lý giá thuốc của Nhà nước.
Bên cạnh đó là khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về một số loại thuốc theo cam kết của WTO mà nhiều công ty vốn chưa thể đạt được... Các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ từ nhiều nơi trên thế giới luôn mạnh hơn về nhiều mặt như tài chính, chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing...
Từ ngày 1/1/2007, các hãng dược nước ngoài đã được phép lập chi nhánh tại Việt Nam; Từ ngày 1/1/2008, các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài dưới 51% được phép xuất nhập khẩu các sản phẩm dược và kể từ ngày 1/1/2009, các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam...
Yếu điểm lớn nhất của các công ty dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất thuốc generic (những loại thuốc thông thường có giá thấp), không sản xuất được những loại thuốc đặc trị. Hơn nữa, nhiều cơ sở sản xuất thuốc trong nước chưa đạt được tiêu chuẩn thực hành quản lý tốt (GMP).
Ước tính chỉ có khoảng 1/3 trong số gần 200 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong khi GMP là một trong những điều kiện để các công ty dược nước ngoài ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tên thương mại sau khi Việt Nam là thành viên WTO.
Vì vậy các chuyên gia cho rằng các công ty dược trong nước phải hướng vào sản xuất những sản phẩm đặc trị, có hàm lượng giá trị cao hơn. Điều này sẽ tạo nên uy tín, khẳng định thương hiệu và mang lại một lợi nhuận cao hơn cho bản thân công ty.
Một chuyên gia chứng khoán nhận xét, nếu tính đầu tư lâu dài thì cổ phiếu ngành dược đáng để cho nhà đầu tư xem xét và lựa chọn cho vào rổ cổ phiếu của mình. Tuy nhiên nếu đi theo chiến lược đầu tư ngắn hạn thì những sự phân tích hay xem xét trên sẽ khó phù hợp và đôi khi khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.
"Vì vậy tất cả những phân tích của các công ty chứng khoán hay các tổ chức tài chính đưa ra đều chỉ mang tính tham khảo vì quyết định cuối cùng là do nhà đầu tư đưa ra", chuyên gia này nói.