Cổ phiếu “vàng” hút khách
Trong sự biến động của giá vàng thế giới, các công ty vàng bạc đá quý trong nước đang bước vào thời kỳ làm ăn phát đạt
Giá vàng thế giới 3 năm vừa qua lên xuống “phập phù”, khó dự đoán, giá vàng tại Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhưng trong sự biến động đó có một điều trông thấy là các công ty vàng bạc đá quý đang bước vào thời kỳ làm ăn phát đạt.
Kết quả tất yếu là cổ phần của các công ty vàng bạc đá quý này trở thành đích săn đón của nhà đầu tư, trong nước thì chưa rõ nhưng nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức bày tỏ sự quan tâm.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng trung bình trong 3 năm gần đây của Việt Nam lớn hơn 70 tấn/năm, và riêng năm 2006 vừa qua thì tổng nhu cầu vàng đã vọt lên 86 tấn, tăng 41% so với năm 2005. Cũng theo Hội đồng Vàng thế giới, năm nay, nhu cầu vàng của Việt Nam sẽ vào khoảng 75 - 80 tấn.
Nhu cầu tăng mạnh được lý giải là do tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt khiến thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về vàng trang sức cũng như vàng miếng đang tăng mạnh. Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 10 triệu lượng vàng miếng (khoảng 380 tấn vàng) đã được các công ty vàng bạc đưa vào lưu thông.
Sự tăng trưởng của thị trường có thể thấy rõ qua các động thái mới đây nhất của đại gia ngành vàng là SJC (Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn), thay vì tập trung chính tại thị trường phía Nam đã “hành quân” ra Bắc với việc thành lập chi nhánh cũng như xưởng sản xuất vàng tại Hà Nội (xưởng sản xuất thứ ba của SJC). SJC cũng là doanh nghiệp vàng bạc đầu tiên tại Việt Nam có doanh số vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2006.
Một “đại gia” khác là Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng đã khai trương Trung tâm Kim hoàn PNJ tại Hà Nội, với vốn đầu tư 25 tỷ đồng.
Vào tháng 3/2007, SJC đã khai trương Kho ngoại quan vàng tại TP.HCM với sức chứa hơn 20 tấn vàng. Trước đó, tại Hà Nội, Công ty Kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AJC), với sản phẩm vàng chủ đạo AAA cũng đã khai trương Kho ngoại quan vàng tại Sân bay Nội Bài.
Với sự tăng trưởng ổn định, thị trường vàng Việt Nam đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài. Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Tổng giám đốc AJC, hiện nay đang có một số ngân hàng nước ngoài muốn trở thành cổ đông chiến lược của Công ty, trong đó có Ngân hàng Standard Chartered Bank, Ngân hàng Mitsui Bank (Nhật Bản) và Ngân hàng Bipielle Suisse Bank (Thụy Sỹ).
Hiện AJC vẫn đang theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc Agribank, nên vấn đề về cổ phần, cổ phiếu chỉ có thể được xử lý sau khi cổ phần hóa. Cũng theo ông Trúc, Công ty dự định sẽ dành 10% cho đối tác chiến lược nước ngoài sau khi tiến hành cổ phần hóa dự kiến vào năm 2008 cùng với Agribank. “Việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài nhằm đưa Công ty phát triển nhanh hơn nữa việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế”, ông Trúc cho biết.
Ngoài AJC, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Công ty Kinh doanh vàng của Ngân hàng UOB (Singapore), theo đó Phương Nam sẽ bán cổ phần chi phối 51% cho đối tác Singapore nếu được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành kim loại quý, hoạt động của các công ty vàng bạc tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển lớn. Ngoài sự hậu thuẫn của một thị trường đang tăng trưởng mạnh hơn 80 triệu dân với nhu cầu vàng đang tăng lên thì các công ty này còn nhiều cơ hội tham gia vào khâu chế tác vàng trang sức quốc tế.
Đây cũng là vấn đề mà nhiều công ty vàng bạc đã lên tiếng để Nhà nước có chính sách định hướng phát triển cụ thể hơn cho các công ty có thể tham gia vào khâu xuất khẩu vàng trang sức chất lượng cao trên thị trường quốc tế. Ngay quốc gia gần Việt Nam là Thái Lan, từ một nước xuất khẩu vàng nguyên liệu nay dần trở thành một nước có khối lượng chế tác vàng lớn.
Ngoài những cơ hội phát triển các lĩnh vực mới khi thị trường vàng tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, thì một cơ hội “kiếm lời” rất lớn sẽ được trao cho các công ty vàng bạc này nếu được phép xuất khẩu vàng.
Cũng theo ông Trúc, do cung cầu trên thị trường nên nhiều thời điểm, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch tới 200.000 đồng/ounce, nếu cho phép xuất khẩu, Việt Nam có thể thu về hàng triệu USD/năm. Ngay ở thời điểm hiện tại, khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế khoảng 256.000 đồng/lượng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng “vàng chảy ngược qua biên giới” theo đường tiểu ngạch.
Cơ hội phát triển cho các công ty vàng bạc đá quý Việt Nam còn nhiều, kỳ vọng tăng trưởng còn lớn thì nhu cầu về cổ phiếu “vàng” tất yếu sẽ còn tăng.
Kết quả tất yếu là cổ phần của các công ty vàng bạc đá quý này trở thành đích săn đón của nhà đầu tư, trong nước thì chưa rõ nhưng nhà đầu tư nước ngoài đã chính thức bày tỏ sự quan tâm.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng trung bình trong 3 năm gần đây của Việt Nam lớn hơn 70 tấn/năm, và riêng năm 2006 vừa qua thì tổng nhu cầu vàng đã vọt lên 86 tấn, tăng 41% so với năm 2005. Cũng theo Hội đồng Vàng thế giới, năm nay, nhu cầu vàng của Việt Nam sẽ vào khoảng 75 - 80 tấn.
Nhu cầu tăng mạnh được lý giải là do tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt khiến thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về vàng trang sức cũng như vàng miếng đang tăng mạnh. Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 10 triệu lượng vàng miếng (khoảng 380 tấn vàng) đã được các công ty vàng bạc đưa vào lưu thông.
Sự tăng trưởng của thị trường có thể thấy rõ qua các động thái mới đây nhất của đại gia ngành vàng là SJC (Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn), thay vì tập trung chính tại thị trường phía Nam đã “hành quân” ra Bắc với việc thành lập chi nhánh cũng như xưởng sản xuất vàng tại Hà Nội (xưởng sản xuất thứ ba của SJC). SJC cũng là doanh nghiệp vàng bạc đầu tiên tại Việt Nam có doanh số vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2006.
Một “đại gia” khác là Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng đã khai trương Trung tâm Kim hoàn PNJ tại Hà Nội, với vốn đầu tư 25 tỷ đồng.
Vào tháng 3/2007, SJC đã khai trương Kho ngoại quan vàng tại TP.HCM với sức chứa hơn 20 tấn vàng. Trước đó, tại Hà Nội, Công ty Kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AJC), với sản phẩm vàng chủ đạo AAA cũng đã khai trương Kho ngoại quan vàng tại Sân bay Nội Bài.
Với sự tăng trưởng ổn định, thị trường vàng Việt Nam đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài. Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Tổng giám đốc AJC, hiện nay đang có một số ngân hàng nước ngoài muốn trở thành cổ đông chiến lược của Công ty, trong đó có Ngân hàng Standard Chartered Bank, Ngân hàng Mitsui Bank (Nhật Bản) và Ngân hàng Bipielle Suisse Bank (Thụy Sỹ).
Hiện AJC vẫn đang theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn trực thuộc Agribank, nên vấn đề về cổ phần, cổ phiếu chỉ có thể được xử lý sau khi cổ phần hóa. Cũng theo ông Trúc, Công ty dự định sẽ dành 10% cho đối tác chiến lược nước ngoài sau khi tiến hành cổ phần hóa dự kiến vào năm 2008 cùng với Agribank. “Việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài nhằm đưa Công ty phát triển nhanh hơn nữa việc tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế”, ông Trúc cho biết.
Ngoài AJC, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Công ty Kinh doanh vàng của Ngân hàng UOB (Singapore), theo đó Phương Nam sẽ bán cổ phần chi phối 51% cho đối tác Singapore nếu được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành kim loại quý, hoạt động của các công ty vàng bạc tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển lớn. Ngoài sự hậu thuẫn của một thị trường đang tăng trưởng mạnh hơn 80 triệu dân với nhu cầu vàng đang tăng lên thì các công ty này còn nhiều cơ hội tham gia vào khâu chế tác vàng trang sức quốc tế.
Đây cũng là vấn đề mà nhiều công ty vàng bạc đã lên tiếng để Nhà nước có chính sách định hướng phát triển cụ thể hơn cho các công ty có thể tham gia vào khâu xuất khẩu vàng trang sức chất lượng cao trên thị trường quốc tế. Ngay quốc gia gần Việt Nam là Thái Lan, từ một nước xuất khẩu vàng nguyên liệu nay dần trở thành một nước có khối lượng chế tác vàng lớn.
Ngoài những cơ hội phát triển các lĩnh vực mới khi thị trường vàng tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, thì một cơ hội “kiếm lời” rất lớn sẽ được trao cho các công ty vàng bạc này nếu được phép xuất khẩu vàng.
Cũng theo ông Trúc, do cung cầu trên thị trường nên nhiều thời điểm, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch tới 200.000 đồng/ounce, nếu cho phép xuất khẩu, Việt Nam có thể thu về hàng triệu USD/năm. Ngay ở thời điểm hiện tại, khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng quốc tế khoảng 256.000 đồng/lượng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng “vàng chảy ngược qua biên giới” theo đường tiểu ngạch.
Cơ hội phát triển cho các công ty vàng bạc đá quý Việt Nam còn nhiều, kỳ vọng tăng trưởng còn lớn thì nhu cầu về cổ phiếu “vàng” tất yếu sẽ còn tăng.