Cổ phiếu Việt Nam liệu đang là món hời?
Nhiều chuyên gia nhận định, giá cổ phiếu đã trở về với giá trị thực, nhưng liệu mức giá hiện đã về đáy để đầu tư hay chưa?
Sự giảm sút của thị trường chứng khóan trong năm 2008 vẫn chưa tới hồi kết, khi mà xu thế giảm giá vẫn đang tiếp diễn trong những ngày đầu năm 2009.
Đa phần các cổ phiếu niêm yết đều giảm giá ở mức 70% so với mức giá của đầu năm 2008. Nhiều chuyên gia nhận định, giá cổ phiếu đã trở về với giá trị thực, thậm chí còn thấp hơn.
Nhưng liệu rằng, mức giá hiện tại đã là mức đáy để đầu tư được hay chưa?
Sẽ đến “thời kỳ bùng nổ”?
Trong một báo cáo mới nhất phân tích về thị trường chứng khoán Việt Nam với chủ đề: “Triển vọng trong năm 2009: Thời kỳ bùng nổ?” vừa được công bố hồi đầu năm 2009 này, nhóm nghiên cứu và phân tích của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) đã đưa ra đánh giá khá lạc quan rằng: cổ phiếu Việt Nam hiện là món hời với tiềm năng tăng trưởng tốt vào năm 2009, căn cứ vào hệ số P/E thấp và vốn hóa thị trường thấp/GDP.
“Một khi sự thay đổi bắt đầu, chúng tôi kỳ vọng mức lợi nhuận tăng lớn và nhất quán trên thị trường Việt Nam trong trung hạn. Năm 2009 có thể là một năm tốt cho thị trường vì đã khôi phục được những mất mát gần đây do những yếu tố tác động bên ngoài (suy giảm toàn cầu) và lạm phát.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể kỳ vọng hoạt động tốt hơn nhiều hoặc hơn tất cả các nước có chung tình hình vào năm 2009. Tuy nhiên, không nên kỳ vọng vào sự quay trở lại cao như trước đây vì thời kỳ thị trường bùng nổ đã qua”.
Ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc Phân tích đầu tư và ông Joseph Busa, Giám đốc Phân tích kinh tế thuộc Công ty Chứng khoán Thăng Long - tác giả của bản báo cáo này - đã không ngần ngại khi cho rằng: lạm phát đã được kiềm chế và sẽ không kéo hệ số P/E của Việt Nam xuống như nhóm các nước, vùng lãnh thổ có chung tình hình như: Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,...
Bảng so sánh cho thấy, nếu như vào đầu năm, hệ số P/E của Việt Nam cao thứ 2 trong nhóm cùng loại (sau Trung Quốc) thì ngay sau đó, P/E đã giảm mạnh hơn hầu hết các nước, vùng lãnh thổ và hiện nay thấp thứ 2 trong nhóm so sánh - khoảng 7 lần (chỉ cao hơn Thái Lan).
P/E thấp sẽ hấp dẫn nhà đầu tư
Báo cáo cho rằng, với hệ số P/E ở mức khá thấp so với trước đây, thì có thể một khi nhà đầu tư lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro, Việt Nam - với giá trị cổ phiếu thấp, sẽ được hưởng lợi hơn ở bất kỳ thị trường nào. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội “mua thấp, bán cao”, Việt Nam sẽ là một trong những thị trường có cơ hội tốt nhất thế giới năm 2009.
“Thậm chí, vẫn còn có thêm lý do để lạc quan trong năm 2009, không chỉ ở P/E thấp hơn bất cứ nơi nào ở châu Á mà còn vì “room thị trường” (được nhóm nghiên cứu lượng hóa bằng cách tính tỷ lệ của tổng giá trị vốn hóa thị trường/GDP nước đó với dữ liệu sẵn có từ năm 2007 - PV) cũng nhiều hơn so với các nước khác”.
“Room thị trường” có thể biến động rộng nhưng trong quá khứ chỉ dao động giữa 50% và 150%, tức trung bình 100% - nghĩa là giá trị vốn hóa thị trường bằng GDP. Những nước có giá trị vốn hóa thị trường cao hơn đáng kể so với GDP hàng năm được xem là định giá cao.
Những nước có “room thị trường” dưới 50% được xem là bị định giá thấp và có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng về giá chứng khoán cũng như về quá trình cổ phần hóa.
Tỷ lệ “room thị trường” của Việt Nam đã giảm mạnh hơn so với phần lớn các nước khác trong năm, trừ Ấn Độ và hiện Việt Nam có “room thị trường” bằng 1/4 giá trị của các nước có cùng tình hình và 1/5 giá trị của Hoa Kỳ.
Tất nhiên, việc đưa ra nhiều kết luận từ dữ liệu này cũng cần thận trọng vì quá trình cổ phần hóa của Việt Nam không phát triển so với các nước trong khu vực như Trung Quốc.
Vì thế “room” ở đây không ám chỉ đến “room” đơn thuần chỉ là để tăng giá cổ phiếu mà còn có nghĩa để tăng việc cổ phần hóa và tăng số lượng được niêm yết phát hành.
Ngoài ra, một mối đe dọa là cổ phiếu mới phát hành có thể làm giảm giá cổ phiếu hiện tại và ngăn cổ đông hiện tại bán giá cao.
Tuy nhiên, như các thời kỳ phát triển ở Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác đã cho thấy, thị trường thường có khả năng hấp thụ một khối lượng lớn các cổ phiếu phát hành mới trong khi vẫn kéo giá cổ phiếu nói chung lên.
Cổ phần hóa cùng với giá cổ phiếu tăng thường là tạo lực đẩy: việc phát hành cổ phiếu mới thường xuyên là dấu hiệu của niềm tin vào xu hướng thị trường lên hiện nay, thúc đẩy nhà đầu tư không những mua cổ phiếu mới phát hành mà còn làm tăng giá cổ phiếu niêm yết.
Nhìn chung, thị trường cổ phiếu Việt Nam vẫn còn nhiều “room” để phát triển, cả xu hướng đi lên với giá cổ phiếu tăng và xu hướng mở rộng cùng sự phát triển của quá trình cổ phần hóa.
Đa phần các cổ phiếu niêm yết đều giảm giá ở mức 70% so với mức giá của đầu năm 2008. Nhiều chuyên gia nhận định, giá cổ phiếu đã trở về với giá trị thực, thậm chí còn thấp hơn.
Nhưng liệu rằng, mức giá hiện tại đã là mức đáy để đầu tư được hay chưa?
Sẽ đến “thời kỳ bùng nổ”?
Trong một báo cáo mới nhất phân tích về thị trường chứng khoán Việt Nam với chủ đề: “Triển vọng trong năm 2009: Thời kỳ bùng nổ?” vừa được công bố hồi đầu năm 2009 này, nhóm nghiên cứu và phân tích của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) đã đưa ra đánh giá khá lạc quan rằng: cổ phiếu Việt Nam hiện là món hời với tiềm năng tăng trưởng tốt vào năm 2009, căn cứ vào hệ số P/E thấp và vốn hóa thị trường thấp/GDP.
“Một khi sự thay đổi bắt đầu, chúng tôi kỳ vọng mức lợi nhuận tăng lớn và nhất quán trên thị trường Việt Nam trong trung hạn. Năm 2009 có thể là một năm tốt cho thị trường vì đã khôi phục được những mất mát gần đây do những yếu tố tác động bên ngoài (suy giảm toàn cầu) và lạm phát.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể kỳ vọng hoạt động tốt hơn nhiều hoặc hơn tất cả các nước có chung tình hình vào năm 2009. Tuy nhiên, không nên kỳ vọng vào sự quay trở lại cao như trước đây vì thời kỳ thị trường bùng nổ đã qua”.
Ông Quách Mạnh Hào, Giám đốc Phân tích đầu tư và ông Joseph Busa, Giám đốc Phân tích kinh tế thuộc Công ty Chứng khoán Thăng Long - tác giả của bản báo cáo này - đã không ngần ngại khi cho rằng: lạm phát đã được kiềm chế và sẽ không kéo hệ số P/E của Việt Nam xuống như nhóm các nước, vùng lãnh thổ có chung tình hình như: Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,...
Bảng so sánh cho thấy, nếu như vào đầu năm, hệ số P/E của Việt Nam cao thứ 2 trong nhóm cùng loại (sau Trung Quốc) thì ngay sau đó, P/E đã giảm mạnh hơn hầu hết các nước, vùng lãnh thổ và hiện nay thấp thứ 2 trong nhóm so sánh - khoảng 7 lần (chỉ cao hơn Thái Lan).
P/E thấp sẽ hấp dẫn nhà đầu tư
Báo cáo cho rằng, với hệ số P/E ở mức khá thấp so với trước đây, thì có thể một khi nhà đầu tư lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro, Việt Nam - với giá trị cổ phiếu thấp, sẽ được hưởng lợi hơn ở bất kỳ thị trường nào. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội “mua thấp, bán cao”, Việt Nam sẽ là một trong những thị trường có cơ hội tốt nhất thế giới năm 2009.
“Thậm chí, vẫn còn có thêm lý do để lạc quan trong năm 2009, không chỉ ở P/E thấp hơn bất cứ nơi nào ở châu Á mà còn vì “room thị trường” (được nhóm nghiên cứu lượng hóa bằng cách tính tỷ lệ của tổng giá trị vốn hóa thị trường/GDP nước đó với dữ liệu sẵn có từ năm 2007 - PV) cũng nhiều hơn so với các nước khác”.
“Room thị trường” có thể biến động rộng nhưng trong quá khứ chỉ dao động giữa 50% và 150%, tức trung bình 100% - nghĩa là giá trị vốn hóa thị trường bằng GDP. Những nước có giá trị vốn hóa thị trường cao hơn đáng kể so với GDP hàng năm được xem là định giá cao.
Những nước có “room thị trường” dưới 50% được xem là bị định giá thấp và có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng về giá chứng khoán cũng như về quá trình cổ phần hóa.
Tỷ lệ “room thị trường” của Việt Nam đã giảm mạnh hơn so với phần lớn các nước khác trong năm, trừ Ấn Độ và hiện Việt Nam có “room thị trường” bằng 1/4 giá trị của các nước có cùng tình hình và 1/5 giá trị của Hoa Kỳ.
Tất nhiên, việc đưa ra nhiều kết luận từ dữ liệu này cũng cần thận trọng vì quá trình cổ phần hóa của Việt Nam không phát triển so với các nước trong khu vực như Trung Quốc.
Vì thế “room” ở đây không ám chỉ đến “room” đơn thuần chỉ là để tăng giá cổ phiếu mà còn có nghĩa để tăng việc cổ phần hóa và tăng số lượng được niêm yết phát hành.
Ngoài ra, một mối đe dọa là cổ phiếu mới phát hành có thể làm giảm giá cổ phiếu hiện tại và ngăn cổ đông hiện tại bán giá cao.
Tuy nhiên, như các thời kỳ phát triển ở Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác đã cho thấy, thị trường thường có khả năng hấp thụ một khối lượng lớn các cổ phiếu phát hành mới trong khi vẫn kéo giá cổ phiếu nói chung lên.
Cổ phần hóa cùng với giá cổ phiếu tăng thường là tạo lực đẩy: việc phát hành cổ phiếu mới thường xuyên là dấu hiệu của niềm tin vào xu hướng thị trường lên hiện nay, thúc đẩy nhà đầu tư không những mua cổ phiếu mới phát hành mà còn làm tăng giá cổ phiếu niêm yết.
Nhìn chung, thị trường cổ phiếu Việt Nam vẫn còn nhiều “room” để phát triển, cả xu hướng đi lên với giá cổ phiếu tăng và xu hướng mở rộng cùng sự phát triển của quá trình cổ phần hóa.