Có thể khống chế chi phí vay vốn của doanh nghiệp
Chính sách dự kiến này nhằm hạn chế tình trạng vay vốn quá mức trong hoạt động doanh nghiệp
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, trong đó có đề xuất khống chế chi phí trả lãi tiền vay của doanh nghiệp.
Cụ thể, dự thảo bổ sung điểm q vào khoản 2 điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 (về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế).
Điểm bổ sung trên quy định chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (5:1) đối với lĩnh vực sản xuất, vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu (4:1) đối với các lĩnh vực còn lại.
Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này là 4:1 đối với lĩnh vực sản xuất và 3:1 đối với các lĩnh vực còn lại.
Riêng tổ chức tín dụng và một số ngành, lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành đã có quy định về tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu thì thực hiện theo quy định đó. Các trường hợp đặc biệt giao Chính phủ quy định.
Quy định mới trên dự kiến sẽ được trình xem xét tại diễn đàn Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới.
Nếu được thông qua và ban hành, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí lãi vay được khấu trừ sẽ chỉ nằm trong các tỷ lệ quy định trên, còn khoản chi lãi vay vượt quá các tỷ lệ đó sẽ không được khấu trừ.
Hiện Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp toàn dân để hoàn thiện đề xuất trên. Còn theo lý giải bước đầu của lãnh đạo chuyên trách, mục đích chính của quy định trên là để hạn chế tình trạng doanh nghiệp yếu vay vốn quá mức dễ dẫn tới rủi ro.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay có tình trạng nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất ít nhưng vay vốn quá nhiều, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu để đầu tư dự án có quy mô hoành tráng, trong đó có những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng - chủ yếu từ vốn vay - nhưng không có lãi, thậm chí lỗ triền miên.
Tình trạng đó dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của doanh nghiệp, gây rủi ro lớn cho khách hàng cũng như nền kinh tế.
Tuy nhiên, do Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cho phép toàn bộ chi phí lãi vay được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ và được khấu trừ nên cơ quan quản lý thiếu công cụ để hạn chế chuyện doanh nghiệp vay vốn quá nhiều.
“Do đó, việc khống chế khoản chi phí lãi vay được khấu trừ căn cứ theo tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp nói riêng mà cả nền kinh tế nói chung”, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nêu quan điểm.
Lãnh đạo chuyên trách này cũng khẳng định, quy định trên hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế nhiều nước cũng có quy định khống chế chi phí lãi vay được khấu trừ căn cứ vào vốn chủ sở hữu trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại Đức, Úc, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan..., tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần (3:1); tại các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Canada... tỷ lệ này chỉ từ 1,5-2 lần...
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng khuyến nghị áp dụng tỷ lệ này nên được khống chế ở mức 3 lần.
Cụ thể, dự thảo bổ sung điểm q vào khoản 2 điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 (về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế).
Điểm bổ sung trên quy định chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (5:1) đối với lĩnh vực sản xuất, vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu (4:1) đối với các lĩnh vực còn lại.
Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này là 4:1 đối với lĩnh vực sản xuất và 3:1 đối với các lĩnh vực còn lại.
Riêng tổ chức tín dụng và một số ngành, lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành đã có quy định về tỷ lệ khống chế chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá vốn chủ sở hữu thì thực hiện theo quy định đó. Các trường hợp đặc biệt giao Chính phủ quy định.
Quy định mới trên dự kiến sẽ được trình xem xét tại diễn đàn Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới.
Nếu được thông qua và ban hành, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí lãi vay được khấu trừ sẽ chỉ nằm trong các tỷ lệ quy định trên, còn khoản chi lãi vay vượt quá các tỷ lệ đó sẽ không được khấu trừ.
Hiện Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp toàn dân để hoàn thiện đề xuất trên. Còn theo lý giải bước đầu của lãnh đạo chuyên trách, mục đích chính của quy định trên là để hạn chế tình trạng doanh nghiệp yếu vay vốn quá mức dễ dẫn tới rủi ro.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay có tình trạng nhiều doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất ít nhưng vay vốn quá nhiều, gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu để đầu tư dự án có quy mô hoành tráng, trong đó có những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng - chủ yếu từ vốn vay - nhưng không có lãi, thậm chí lỗ triền miên.
Tình trạng đó dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của doanh nghiệp, gây rủi ro lớn cho khách hàng cũng như nền kinh tế.
Tuy nhiên, do Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cho phép toàn bộ chi phí lãi vay được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ và được khấu trừ nên cơ quan quản lý thiếu công cụ để hạn chế chuyện doanh nghiệp vay vốn quá nhiều.
“Do đó, việc khống chế khoản chi phí lãi vay được khấu trừ căn cứ theo tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp nói riêng mà cả nền kinh tế nói chung”, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nêu quan điểm.
Lãnh đạo chuyên trách này cũng khẳng định, quy định trên hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế nhiều nước cũng có quy định khống chế chi phí lãi vay được khấu trừ căn cứ vào vốn chủ sở hữu trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tại Đức, Úc, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan..., tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần (3:1); tại các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Canada... tỷ lệ này chỉ từ 1,5-2 lần...
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng khuyến nghị áp dụng tỷ lệ này nên được khống chế ở mức 3 lần.