“Có thể làm chủ doanh nghiệp sau khi tu nghiệp tại Nhật”
Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản nói về cơ hội của tu nghiệp sinh Việt Nam
“Lao động Việt có thể làm chủ doanh nghiệp sau thời gian tu nghiệp tại Nhật”
Đó là khẳng định của ông Kyoei Yanagisawa, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) xung quanh chương trình hợp tác đưa lao động nước Việt Nam sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh “phi lợi nhuận” (người lao động không phải bỏ chi phi trước lúc đi).
Ông Kyoei Yanagisawa nói: tôi đánh giá rất cao lao động Việt Nam. Thứ nhất, họ rất chịu khó, thứ hai họ rất khéo tay và thông minh nên họ tiếp thu kiến thức rất nhanh. Bản thân tôi muốn tu nghiệp sinh Việt Nam đi Nhật Bản thực tập kỹ năng, cách kinh doanh, sản xuất và quản lý, khi về Việt Nam họ có thể trở thành một nhà kinh doanh, là người chủ doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho không chỉ bản thân họ mà có thể kéo thêm 10 hay 20 lao động có việc làm.
Sau hơn 4 năm hợp tác đưa lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản, năm nay, chương trình có điểm gì mới, thưa ông?
Điểm mới của chương trình đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh sau bản thoả thuận này là người lao động chỉ mất một tháng học việc (tu nghiệp) thay vì hai tháng theo quy định chung của Nhật hoặc một năm như trước đây. Khoản trợ cấp tu nghiệp người lao động được nhận trong một tháng đó là 80.000 yên (khoảng 800 USD). Sau thời gian này, người lao động được hưởng các chế độ, quyền lợi theo luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật như lao động sở tại.
Vì thế, nếu lao động biết cách chi tiêu và tiết kiệm, sau mỗi năm tu nghiệp họ cũng để ra được khoảng 1 triệu yên (tương đương với 10.000 USD).
Sau khi hoàn thành thời gian ba năm làm việc, người lao động về nước sẽ được IMM hỗ trợ 600.000 yên (tương đương với hơn 6.000 USD) để người lao động tự tạo việc làm cho mình tại Việt Nam. Như vậy, sau ba năm làm việc tại Nhật, nếu người lao động không tiêu xài xa xỉ, ba năm có thể dành được tới 36.000 USD.
Với số tiền vốn là gần 4 triệu yên cộng với chính sách cho vay vốn ưu đãi của Chính phủ Việt Nam, tu nghiệp sinh sau khi về nước hoàn toàn có thể thành lập một công ty. Nếu họ cần sự giúp đỡ của IMM về mặt chuyên môn, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ họ.
Thực tế, nhu cầu của lao động Việt đi tu nghiệp tại Nhật lớn hơn rất nhiều so với chỉ tiêu hàng năm mà IMM cung cấp, các ông có thể tác động với phía Chính phủ Nhật Bản để tăng mức chỉ tiêu này không?
Chỉ tiêu phải phụ thuộc vào kinh tế Nhật Bản hồi phục lại như thế nào. Tuy nhiên, sau ký kết bản thỏa thuận, chắc chắn chỉ tiêu sẽ tăng lên.
Chúng tôi đã có hơn bốn năm hợp tác với bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam thực hiện chương trình này. Trong thời gian đó đã có hơn 700 người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tại các doanh nghiệp thuộc IMM. Sắp tới, tôi hy vọng số lượng tiếp nhận sẽ tăng nhanh so với bốn năm trước đây. Chúng tôi đang cố gắng tiếp nhận khoảng 1.000 lao động trong hai năm.
Theo ông, năm nay các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có nhu cầu tiếp nhận tu nghiệp sinh cho những ngành nghề nào?
Chương trình hợp tác đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản tu nghiệp là có hai mục đích. Thứ nhất là cung cấp lao động cho Nhật Bản , thứ 2 là đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Vì thế, ngành nghề cũng rất đa dạng ở tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp…
Tuy nhiên, chúng tôi phân tích, đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp, để phát triển kinh tế, chỉ có thể đàu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Tôi lấy ví dụ, Nhật Bản sau đại chiến thứ 2, bị phá hoại hết, vậy mà chỉ sau 20 năm, kinh tế được khôi phục, trở thành một cường quốc mạnh trên thế giới cũng là nhờ vào công nghiệp.
Ông nghĩ thế nào về khoản phí đặt cọc rất cao mà lao động Việt Nam phải bỏ ra khi sang Nhật Bản tu nghiệp?
Tôi được biết, hiện Việt Nam đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản thông qua nhiều tổ chức. Nếu đi qua các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, người lao động phải đóng một khoản phí môi giới và đặt cọc rất lớn. Theo tôi, điều này hoàn toàn không nên bởi nó tạo thêm gánh nặng cho lao động Việt sang Nhật học việc, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Riêng đối với chương trình hợp tác với IMM, hầu hết các chi phí đều do phía cơ quan tiếp nhận đài thọ, vì thế tu nghiệp sinh không mất bất cứ khoản chi phí nào ngoài phí ăn, ở, học tiếng, đào tạo giáo dục định hướng, phí hộ chiếu, visa tại Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã trao đổi và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam sẽ tập trung tạo điều kiện cho những lao động nghèo có cơ hội được học tập tại Nhật Bản. Những thanh niên nghèo nhưng chịu khó và có khả năng đều có thể tiếp cận chương trình này chứ không phải có tiền mới đi được .
Đó là khẳng định của ông Kyoei Yanagisawa, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) xung quanh chương trình hợp tác đưa lao động nước Việt Nam sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh “phi lợi nhuận” (người lao động không phải bỏ chi phi trước lúc đi).
Ông Kyoei Yanagisawa nói: tôi đánh giá rất cao lao động Việt Nam. Thứ nhất, họ rất chịu khó, thứ hai họ rất khéo tay và thông minh nên họ tiếp thu kiến thức rất nhanh. Bản thân tôi muốn tu nghiệp sinh Việt Nam đi Nhật Bản thực tập kỹ năng, cách kinh doanh, sản xuất và quản lý, khi về Việt Nam họ có thể trở thành một nhà kinh doanh, là người chủ doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho không chỉ bản thân họ mà có thể kéo thêm 10 hay 20 lao động có việc làm.
Sau hơn 4 năm hợp tác đưa lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản, năm nay, chương trình có điểm gì mới, thưa ông?
Điểm mới của chương trình đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh sau bản thoả thuận này là người lao động chỉ mất một tháng học việc (tu nghiệp) thay vì hai tháng theo quy định chung của Nhật hoặc một năm như trước đây. Khoản trợ cấp tu nghiệp người lao động được nhận trong một tháng đó là 80.000 yên (khoảng 800 USD). Sau thời gian này, người lao động được hưởng các chế độ, quyền lợi theo luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật như lao động sở tại.
Vì thế, nếu lao động biết cách chi tiêu và tiết kiệm, sau mỗi năm tu nghiệp họ cũng để ra được khoảng 1 triệu yên (tương đương với 10.000 USD).
Sau khi hoàn thành thời gian ba năm làm việc, người lao động về nước sẽ được IMM hỗ trợ 600.000 yên (tương đương với hơn 6.000 USD) để người lao động tự tạo việc làm cho mình tại Việt Nam. Như vậy, sau ba năm làm việc tại Nhật, nếu người lao động không tiêu xài xa xỉ, ba năm có thể dành được tới 36.000 USD.
Với số tiền vốn là gần 4 triệu yên cộng với chính sách cho vay vốn ưu đãi của Chính phủ Việt Nam, tu nghiệp sinh sau khi về nước hoàn toàn có thể thành lập một công ty. Nếu họ cần sự giúp đỡ của IMM về mặt chuyên môn, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ họ.
Thực tế, nhu cầu của lao động Việt đi tu nghiệp tại Nhật lớn hơn rất nhiều so với chỉ tiêu hàng năm mà IMM cung cấp, các ông có thể tác động với phía Chính phủ Nhật Bản để tăng mức chỉ tiêu này không?
Chỉ tiêu phải phụ thuộc vào kinh tế Nhật Bản hồi phục lại như thế nào. Tuy nhiên, sau ký kết bản thỏa thuận, chắc chắn chỉ tiêu sẽ tăng lên.
Chúng tôi đã có hơn bốn năm hợp tác với bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam thực hiện chương trình này. Trong thời gian đó đã có hơn 700 người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tại các doanh nghiệp thuộc IMM. Sắp tới, tôi hy vọng số lượng tiếp nhận sẽ tăng nhanh so với bốn năm trước đây. Chúng tôi đang cố gắng tiếp nhận khoảng 1.000 lao động trong hai năm.
Theo ông, năm nay các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có nhu cầu tiếp nhận tu nghiệp sinh cho những ngành nghề nào?
Chương trình hợp tác đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản tu nghiệp là có hai mục đích. Thứ nhất là cung cấp lao động cho Nhật Bản , thứ 2 là đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Vì thế, ngành nghề cũng rất đa dạng ở tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp…
Tuy nhiên, chúng tôi phân tích, đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp, để phát triển kinh tế, chỉ có thể đàu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Tôi lấy ví dụ, Nhật Bản sau đại chiến thứ 2, bị phá hoại hết, vậy mà chỉ sau 20 năm, kinh tế được khôi phục, trở thành một cường quốc mạnh trên thế giới cũng là nhờ vào công nghiệp.
Ông nghĩ thế nào về khoản phí đặt cọc rất cao mà lao động Việt Nam phải bỏ ra khi sang Nhật Bản tu nghiệp?
Tôi được biết, hiện Việt Nam đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản thông qua nhiều tổ chức. Nếu đi qua các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam, người lao động phải đóng một khoản phí môi giới và đặt cọc rất lớn. Theo tôi, điều này hoàn toàn không nên bởi nó tạo thêm gánh nặng cho lao động Việt sang Nhật học việc, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Riêng đối với chương trình hợp tác với IMM, hầu hết các chi phí đều do phía cơ quan tiếp nhận đài thọ, vì thế tu nghiệp sinh không mất bất cứ khoản chi phí nào ngoài phí ăn, ở, học tiếng, đào tạo giáo dục định hướng, phí hộ chiếu, visa tại Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã trao đổi và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam sẽ tập trung tạo điều kiện cho những lao động nghèo có cơ hội được học tập tại Nhật Bản. Những thanh niên nghèo nhưng chịu khó và có khả năng đều có thể tiếp cận chương trình này chứ không phải có tiền mới đi được .