Có thể thực hiện tố cáo qua email, điện thoại
Dự án Luật Tố cáo đã mở rộng các hình thức tố cáo bao gồm cả tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax
Mở rộng các hình thức tố cáo là nội dung nhận được sự đồng thuận cao của Ủy ban Pháp luật khi thẩm tra dự án Luật Tố cáo, vừa được trình Quốc hội chiều 10/11.
Gồm 9 chương và 72 điều, dự án Luật Tố cáo được xây dựng với quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo; quy định rõ trình tự, thủ tục giải quyết các loại tố cáo; có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo…
Tán thành với sự cần thiết ban hành và cho rằng dự án luật được chuẩn bị khá công phu, song cơ quan thẩm tra còn băn khoăn. Bởi về cơ bản, cơ chế giải quyết từ khâu tiếp nhận, trình tự thủ tục xử lý, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết tố cáo, cơ chế bảo vệ người tố cáo… vẫn là những cơ chế hiện hành thì có thể thực sự đáp ứng được các yêu cầu của công tác giải quyết tố cáo hiện nay hay chưa, nhất là việc khắc phục những hạn chế của công tác giải quyết tố cáo cũng như hiệu quả giải quyết tố cáo không cao hiện nay.
Về một số nội dung cụ thể, theo quy định tại dự thảo luật, các hình thức tố cáo bao gồm tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo, tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax.
Uỷ ban Pháp luật tán thành với quy định nêu trên và cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thì người tố cáo có thể dùng nhiều hình thức khác nhau để thực hiện việc tố cáo tới các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, bên cạnh các hình thức tố cáo truyền thống như hình thức tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo qua đơn, thư thì cũng cần mở rộng đối với các hình thức tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax. Việc mở rộng các hình thức tố cáo là phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và cũng thống nhất với quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thựchiện quyền tố cáo của mình.
“Mặt khác, vấn đề quan trọng không phải tố cáo theo hình thức nào mà là nội dung tố cáo có đúng hay không”, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo luật cần quy định rõ các yêu cầu khi người tố cáo sử dụng các hình thức tố cáo nói trên.
Về trình tự, thủ tục tiếp nhận tố cáo cũng cần có cơ chế kiểm tra, xác minh để bảo đảm chính xác các thông tin liên quan đến người tố cáo cũng như người bị tố cáo. Đối với những tố cáo không bảo đảm được các yêu cầu theo quy định của luật hoặc sau khi xác minh mà tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc không có thì phải xem đó là các tố cáo nặc danh, không xem xét, xử lý.
Liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo, Ủy ban Pháp luật cho rằng, các quy định về bảo vệ người tố cáo trong dự thảo luật vẫn chung chung, còn mang tính nguyên tắc, thiếu cơ chế thực hiện và chưa có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn bảo vệ người tố cáo để có thể thực hiện trên thực tiễn.
Vì vậy, cần được nghiên cứu để quy định chi tiết hơn như xác định về cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ; thứ tự ưu tiên bảo vệ, ví dụ trước hết cần phải bảo vệ tính mạng, tài sản của người tố cáo, thậm chí là cả người thân của họ.
Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về bảo vệ các quyền lợi về chính trị, kinh tế, việc làm, bảo vệ uy tín cho người tố cáo. Đồng thời, cần nghiên cứu quy định cơ chế, biện pháp bảo vệ cả những người bị tố cáo, đảm bảo khôi phục danh dự, quyền và lợi ích của họ trong trường hợp bị tố cáo sai, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Chiều mai (11/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án luật này.
Gồm 9 chương và 72 điều, dự án Luật Tố cáo được xây dựng với quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc giải quyết tố cáo; quy định rõ trình tự, thủ tục giải quyết các loại tố cáo; có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo…
Tán thành với sự cần thiết ban hành và cho rằng dự án luật được chuẩn bị khá công phu, song cơ quan thẩm tra còn băn khoăn. Bởi về cơ bản, cơ chế giải quyết từ khâu tiếp nhận, trình tự thủ tục xử lý, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết tố cáo, cơ chế bảo vệ người tố cáo… vẫn là những cơ chế hiện hành thì có thể thực sự đáp ứng được các yêu cầu của công tác giải quyết tố cáo hiện nay hay chưa, nhất là việc khắc phục những hạn chế của công tác giải quyết tố cáo cũng như hiệu quả giải quyết tố cáo không cao hiện nay.
Về một số nội dung cụ thể, theo quy định tại dự thảo luật, các hình thức tố cáo bao gồm tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo, tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax.
Uỷ ban Pháp luật tán thành với quy định nêu trên và cho rằng cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thì người tố cáo có thể dùng nhiều hình thức khác nhau để thực hiện việc tố cáo tới các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, bên cạnh các hình thức tố cáo truyền thống như hình thức tố cáo trực tiếp hoặc tố cáo qua đơn, thư thì cũng cần mở rộng đối với các hình thức tố cáo bằng điện thoại, thư điện tử, fax. Việc mở rộng các hình thức tố cáo là phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và cũng thống nhất với quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thựchiện quyền tố cáo của mình.
“Mặt khác, vấn đề quan trọng không phải tố cáo theo hình thức nào mà là nội dung tố cáo có đúng hay không”, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, dự thảo luật cần quy định rõ các yêu cầu khi người tố cáo sử dụng các hình thức tố cáo nói trên.
Về trình tự, thủ tục tiếp nhận tố cáo cũng cần có cơ chế kiểm tra, xác minh để bảo đảm chính xác các thông tin liên quan đến người tố cáo cũng như người bị tố cáo. Đối với những tố cáo không bảo đảm được các yêu cầu theo quy định của luật hoặc sau khi xác minh mà tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc không có thì phải xem đó là các tố cáo nặc danh, không xem xét, xử lý.
Liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo, Ủy ban Pháp luật cho rằng, các quy định về bảo vệ người tố cáo trong dự thảo luật vẫn chung chung, còn mang tính nguyên tắc, thiếu cơ chế thực hiện và chưa có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn bảo vệ người tố cáo để có thể thực hiện trên thực tiễn.
Vì vậy, cần được nghiên cứu để quy định chi tiết hơn như xác định về cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ; thứ tự ưu tiên bảo vệ, ví dụ trước hết cần phải bảo vệ tính mạng, tài sản của người tố cáo, thậm chí là cả người thân của họ.
Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về bảo vệ các quyền lợi về chính trị, kinh tế, việc làm, bảo vệ uy tín cho người tố cáo. Đồng thời, cần nghiên cứu quy định cơ chế, biện pháp bảo vệ cả những người bị tố cáo, đảm bảo khôi phục danh dự, quyền và lợi ích của họ trong trường hợp bị tố cáo sai, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Chiều mai (11/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án luật này.