Có “thương”, chưa có “hiệu”
Hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Tây có mặt trên cả thị trường trong nước và quốc tế, nhưng vẫn chưa có thương hiệu thực sự
Sản phẩm của các làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Tây đã được tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế từ những năm đầu thập kỷ 70. Đến nay, thị trường được mở rộng lên rất nhiều và đặc biệt là đã tiếp cận và đứng vững trên thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật, ...
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Chính, Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Tây, hầu hết các sản phẩm đó đều “có thương mà không có hiệu”. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công của các làng nghề, đem lại lợi ích đến người lao động.
Tự mình đánh mất thương hiệu của sản phẩm
Lý giải điều này, ông Chính cho biết, thực tế sản phẩm này đến những thị trường cao cấp là nhờ những công ty lớn thu mua sản phẩm ở các làng nghề rồi xuất sang các nước. Các làng nghề chỉ đóng vai trò là người sản xuất theo các hợp đồng, đơn đặt hàng... nên nhãn mác của sản phẩm được chuyển tên cho những công ty lớn này.
Chính vì thế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là của Hà Tây nhưng đã được dán mác của các công ty lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rồi đưa sang thị trường tiêu thụ. Như vậy, sản phẩm làng nghề cả tỉnh đã đáp ứng được thị trường và đứng được trên thương trường, song nhãn hiệu thì lại không được sở hữu.
Để chứng minh cho điều này, ông Chính đã dẫn chứng về làng nghề thêu Thường Tín. Tính cuối năm 2005, ở Thường Tín đã có 35 làng nghề được công nhận. Trong đó, có 18 làng nghề thêu tay. Nhưng trên thực tế, con số đó còn lớn hơn nhiều, vì việc nhân cấy nghề ở đây đang được phát triển mạnh.
Hầu hết những cơ sở thêu tay ở Thường Tín chỉ cần biết đến chủ hàng đặt số lượng bao nhiêu, mẫu mã gì, tiền công ra sao chứ không quan tâm đến “thân phận” của sản phẩm.
Sau khi giao hàng và thanh toán tiền công với chủ cơ sở kinh doanh, họ coi như xong việc. Mọi công sức, trí tuệ của họ lại gắn với một cái tên xa lạ nào đó, thậm chí đem lại nguồn thu nhập lớn cho cơ sở tiêu thụ mà đáng ra họ sẽ được hưởng với tỉ lệ cao hơn so với số tiền công được trả hiện nay. Điều quan trọng là sẽ không tạo được vị trí và hình ảnh sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng.
Hiện nay, các làng nghề của tỉnh đang phải đối mặt với một số khó khăn. Sự phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu lao động có tay nghề cao nhưng lại thừa lao động phổ thông.
Ngoài ra là những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin thị trường, khả năng quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu còn kém trong khi mẫu mã sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh. Doanh nghiệp ở làng nghề hầu như đi lên từ người thợ nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế...
Trong hàng loạt khó khăn ấy, định hướng xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu là mối băn khoăn rất lớn đối với các doanh nghiệp làng nghề. Hầu hết số hộ kinh doanh không biết, hoặc biết rất ít về Luật Doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở làng nghề thì bức xúc vì thiếu mặt bằng sản xuất và vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều hộ sản xuất đã tận dụng được vài trăm m2 đất ở làm nơi giao dịch nhưng xưởng sản xuất đặt rải rác ở các hộ dân trong làng nên không tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín, khó hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp được thuê đất của Nhà nước, còn lại phải đi thuê các nguồn khác như: thuê lại của doanh nghiệp Nhà nước và cá nhân.
Ví như nghề làm giấy ở Từ Châu, xã Liên Châu (Thanh Oai) có 7 hộ thì 5 hộ thuê đất canh tác của bà con trong làng (thuê từ 100-1.000 m2). Vì vậy, doanh nghiệp không thể đầu tư một cách ổn định, lâu dài và không thực hiện được các quyền sử dụng đất, nhất là thế chấp vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp này đa phần đành an phận kinh doanh trên phạm vi hẹp và làm thuê cho các ông chủ lớn ở những nơi khác...
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Theo ông Chính, để xây dựng một thương hiệu không phải là chuyện một sớm một chiều mà phải có quá trình, trước tiên là sự chuyển biến về nhận thức. Điều kiện cần cho việc xây dựng thương hiệu là phải nhiệt huyết, có ý tưởng, có một chiến lược bài bản và không thể thiếu những con người chuyên nghiệp. Đặt nền móng cho sự thành công của một thương hiệu phải đến từ hai phía: doanh nghiệp và khách hàng mà doanh nghiệp phải ở thế chủ động.
Ngoài ra, xung quanh thương hiệu này còn là việc biết khai thác kênh tiếp thị thông qua du khách mà hiện nay tỉnh Hà Tây cũng đang xây dựng mô hình du dịch làng nghề. Qua đó, khách tham quan được chứng kiến quy trình làm ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đôi tay người thợ một cách công phu và thấy được sự kiên trì cùng tài hoa của người thợ thủ công, khiến du khách có ấn tượng tốt.
Trong số các giải pháp này có việc tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ theo hướng phát triển sản phẩm mới, sử dụng nguyên vật liệu mới, ứng dụng công nghệ mới, thay thế công nghệ lạc hậu, xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là sự phối hợp các bộ, ngành, địa phương kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về ngành nghề và xây dựng quy hoạch phát triển các cụm, điểm công nghiệp làng nghề để sớm đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Chính, Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Tây, hầu hết các sản phẩm đó đều “có thương mà không có hiệu”. Vì vậy, cần phải có những biện pháp để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công của các làng nghề, đem lại lợi ích đến người lao động.
Tự mình đánh mất thương hiệu của sản phẩm
Lý giải điều này, ông Chính cho biết, thực tế sản phẩm này đến những thị trường cao cấp là nhờ những công ty lớn thu mua sản phẩm ở các làng nghề rồi xuất sang các nước. Các làng nghề chỉ đóng vai trò là người sản xuất theo các hợp đồng, đơn đặt hàng... nên nhãn mác của sản phẩm được chuyển tên cho những công ty lớn này.
Chính vì thế, sản phẩm thủ công mỹ nghệ là của Hà Tây nhưng đã được dán mác của các công ty lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rồi đưa sang thị trường tiêu thụ. Như vậy, sản phẩm làng nghề cả tỉnh đã đáp ứng được thị trường và đứng được trên thương trường, song nhãn hiệu thì lại không được sở hữu.
Để chứng minh cho điều này, ông Chính đã dẫn chứng về làng nghề thêu Thường Tín. Tính cuối năm 2005, ở Thường Tín đã có 35 làng nghề được công nhận. Trong đó, có 18 làng nghề thêu tay. Nhưng trên thực tế, con số đó còn lớn hơn nhiều, vì việc nhân cấy nghề ở đây đang được phát triển mạnh.
Hầu hết những cơ sở thêu tay ở Thường Tín chỉ cần biết đến chủ hàng đặt số lượng bao nhiêu, mẫu mã gì, tiền công ra sao chứ không quan tâm đến “thân phận” của sản phẩm.
Sau khi giao hàng và thanh toán tiền công với chủ cơ sở kinh doanh, họ coi như xong việc. Mọi công sức, trí tuệ của họ lại gắn với một cái tên xa lạ nào đó, thậm chí đem lại nguồn thu nhập lớn cho cơ sở tiêu thụ mà đáng ra họ sẽ được hưởng với tỉ lệ cao hơn so với số tiền công được trả hiện nay. Điều quan trọng là sẽ không tạo được vị trí và hình ảnh sản phẩm của mình trong tâm trí khách hàng.
Hiện nay, các làng nghề của tỉnh đang phải đối mặt với một số khó khăn. Sự phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu lao động có tay nghề cao nhưng lại thừa lao động phổ thông.
Ngoài ra là những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin thị trường, khả năng quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu còn kém trong khi mẫu mã sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh. Doanh nghiệp ở làng nghề hầu như đi lên từ người thợ nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế...
Trong hàng loạt khó khăn ấy, định hướng xây dựng thương hiệu bắt đầu từ đâu là mối băn khoăn rất lớn đối với các doanh nghiệp làng nghề. Hầu hết số hộ kinh doanh không biết, hoặc biết rất ít về Luật Doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở làng nghề thì bức xúc vì thiếu mặt bằng sản xuất và vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều hộ sản xuất đã tận dụng được vài trăm m2 đất ở làm nơi giao dịch nhưng xưởng sản xuất đặt rải rác ở các hộ dân trong làng nên không tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín, khó hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
Hiện nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp được thuê đất của Nhà nước, còn lại phải đi thuê các nguồn khác như: thuê lại của doanh nghiệp Nhà nước và cá nhân.
Ví như nghề làm giấy ở Từ Châu, xã Liên Châu (Thanh Oai) có 7 hộ thì 5 hộ thuê đất canh tác của bà con trong làng (thuê từ 100-1.000 m2). Vì vậy, doanh nghiệp không thể đầu tư một cách ổn định, lâu dài và không thực hiện được các quyền sử dụng đất, nhất là thế chấp vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp này đa phần đành an phận kinh doanh trên phạm vi hẹp và làm thuê cho các ông chủ lớn ở những nơi khác...
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Theo ông Chính, để xây dựng một thương hiệu không phải là chuyện một sớm một chiều mà phải có quá trình, trước tiên là sự chuyển biến về nhận thức. Điều kiện cần cho việc xây dựng thương hiệu là phải nhiệt huyết, có ý tưởng, có một chiến lược bài bản và không thể thiếu những con người chuyên nghiệp. Đặt nền móng cho sự thành công của một thương hiệu phải đến từ hai phía: doanh nghiệp và khách hàng mà doanh nghiệp phải ở thế chủ động.
Ngoài ra, xung quanh thương hiệu này còn là việc biết khai thác kênh tiếp thị thông qua du khách mà hiện nay tỉnh Hà Tây cũng đang xây dựng mô hình du dịch làng nghề. Qua đó, khách tham quan được chứng kiến quy trình làm ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ đôi tay người thợ một cách công phu và thấy được sự kiên trì cùng tài hoa của người thợ thủ công, khiến du khách có ấn tượng tốt.
Trong số các giải pháp này có việc tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ theo hướng phát triển sản phẩm mới, sử dụng nguyên vật liệu mới, ứng dụng công nghệ mới, thay thế công nghệ lạc hậu, xử lý ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó là sự phối hợp các bộ, ngành, địa phương kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về ngành nghề và xây dựng quy hoạch phát triển các cụm, điểm công nghiệp làng nghề để sớm đi vào hoạt động.