Có tiền vẫn khó tiêu
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho biết, tiến độ giải ngân 9 tháng đầu 2007 chỉ đạt 34% kế hoạch Thủ tướng giao
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho biết, tiến độ giải ngân 9 tháng đầu 2007 chỉ đạt 34% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, dự án nhóm A chỉ đạt 36% kế hoạch cả năm.
Nghịch lý
Theo Quyết định 108/2006/QĐ - TTg của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ phát triển và chính thức hoạt động từ 01/7/2006.
Tính đến 30/9/2007, tổng nguồn vốn huy động của VDB lên tới 80.200 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ chiếm 6,2% (khoảng 5.000 tỷ đồng).
Là ngân hàng chính sách nên đối tượng giải ngân của VDB tập trung vào cho vay đầu tư dự án công, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát và cho vay uỷ thác với khá nhiều ưu đãi về lãi suất, thời hạn trả nợ và điều kiện thế chấp so với cho vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần (mặc dù thủ tục nặng nề hơn).
Trong đó, hoạt động cho vay đầu tư và cho vay hỗ trợ xuất khẩu là hai nghiệp vụ cơ bản, chiếm tỷ trọng dư nợ giải ngân khá lớn.
Cụ thể, đối với cho vay đầu tư: VDB hiện đang quản lý cho vay, thu hồi nợ vay 5.475 dự án vốn trong nước, với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký gần 99.900 tỷ đồng, dư nợ trên 48.810 tỷ đồng (dự án nhóm A chiếm 41%) và 336 dự án vay vốn ODA với tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký hơn 6,6 tỷ USD, dư nợ hơn 47.350 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tình hình giải ngân trong 9 tháng không đạt kế hoạch, mặc dù kế hoạch 2007, VDB đã bố trí giải ngân cho 339 dự án chuyển tiếp với số vốn trên 16.500 tỷ đồng, trong đó 68 dự án nhóm A trị giá 11.870 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc VDB cho biết: "Mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn nhưng 9 tháng qua, giải ngân cho vay đầu tư chỉ đạt 34% so với chỉ tiêu Thủ tướng giao, dự án nhóm A chỉ đạt 36% kế hoạch của cả năm 2007".
Một điều khá nghịch lý là nếu như tiến độ giải ngân đầu tư chỉ đạt tỷ lệ thấp thì cho vay xuất khẩu lại khá cao. Theo đó, tín dụng xuất khẩu 9 tháng 2007 đạt 5.000 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9/2007 đạt 2.845 tỷ đồng, dư nợ bình quân 9 tháng đạt 2.400 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch Thủ tướng giao.
Như vậy, nếu so sánh về số lượng tiền giải ngân giữa tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong 9 tháng qua thì tổng vốn giải ngân cho tín dụng đầu tư nhiều hơn (5.610 tỷ đồng so với 2.400 tỷ đồng) nhưng nếu xét về tỷ lệ thì lại thấp hơn (34% so với 96%).
Từ thực tế trên, không ít người lầm tưởng rằng, việc chậm tiến độ dự án công là do thiếu vốn nhưng trên thực tế, nguyên nhân lại do vướng mắc từ phía chính sách.
Thứ nhất, nguồn vốn mà VDB hiện đang nắm giữ được coi là vốn nhà nước. Vì thế, quá trình giải ngân phải chấp hành tuyệt đối các quy định như giải ngân vốn ngân sách nhà nước.
Trong khi đó, cơ cấu nguồn vốn một dự án không chỉ từ VDB mà còn có vốn vay ngân hàng thương mại; nguồn vốn ngân hàng thương mại chịu sự quản lý vận hành theo thoả thuận giữa chủ đầu tư và các ngân hàng thương mại, thủ tục vay cũng không "nhiêu khê" như vay vốn VDB.
Thứ hai, mặc dù các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý công trình và chi phí công trình tại các Nghị định của Chính phủ đã được ban hành nhưng hiện tại, văn bản hướng dẫn các Nghị định này lại chậm được ban hành.
Đơn cử, Nghị định 78/2007/NĐ - CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao về đầu tư theo các hình thức: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); xây dựng - chuyển giao - kinh doanh; xây dựng - chuyển giao (BT) đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện.
Thứ ba, việc tách rời các hình thức đầu tư BOT và BT được coi là cần thiết nhưng đối với những dự án lớn về hạ tầng, cần quy mô vốn lớn thì việc tách rời trên lại là một trở ngại về mặt kỹ thuật và không phù hợp với chủ trương xã hội hoá đầu tư dự án lớn của Chính phủ.
Thứ tư, thực tế vai trò tư vấn đối với sự thành công của dự án là rất lớn nhưng xem ra, đây lại là khâu "nhiều vấn đề" trong các dự án công hiện nay. Ông Dũng cho rằng, chất lượng thẩm định dự án của tư vấn không đáp ứng được yêu cầu, nhất là tư vấn dự án địa phương, khiến cho dự án phải làm đi, làm lại nhiều lần, dẫn đến chậm tiến độ cho cả giải ngân và thi công.
Làm sao để công trình đúng tiến độ?
Trước tình hình giải ngân không đạt chỉ tiêu và nhiều công trình đầu tư đang "giẫm chân tại chỗ", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã trực tiếp làm việc với VDB và các bộ ngành liên quan.
Tại đây, VDB đề xuất 5 kiến nghị lớn.
Một là, tháo gỡ khó khăn vê trình tự, thủ tục vay vốn VDB cũng như khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, hình thức đầu tư, quản lý công trình... để đẩy nhanh tiến độ rót vốn.
Hai là, phải kiểm tra năng lực thực sự toàn bộ các công ty tư vấn trong nước, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đồng thời ban hành bộ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập nghiêm ngặt hơn đối với các tổ chức tư vấn.
Ba là, theo Nghị định 151/2006/NĐ - CP, thời hạn cho vay đối với các dự án đầu tư hạ tầng 12 năm là quá ngắn và nên nâng lên 15 năm, thậm chí 20 năm.
Bốn là, để tăng vốn ngoại tệ, Chính phủ nên cho phép VDB huy động ngoại tệ theo hướng tự chịu trách nhiệm vay trả, không bù lỗ, vay theo gói và được Bộ Tài chính bảo lãnh; được tăng cường huy động nguồn lực của nước ngoài thông qua đàm phán hợp tác với các ngân hàng phát triển, ngân hàng xuất nhập khẩu các nước trong khu vực để hình thành các Quỹ đầu tư hạ tầng tại Việt Nam.
Năm là, đối với vay ODA cho vay lại, VDB cũng đề nghị Chính phủ cho VDB vay lại với lãi suất bằng hoặc cao hơn lãi suất vay nước ngoài theo nguyên tắc đảm bảo khi cho vay lại bằng lãi suất tín dụng đầu tư, VDB sẽ bù đắp mọi chi phí và có một phần lợi nhuận, VDB cũng cam kết tự chịu trách nhiệm chọn dự án cho vay, trả nợ Bộ Tài chính để thanh toán nợ với nước ngoài và chịu rủi ro tín dụng.
Nghịch lý
Theo Quyết định 108/2006/QĐ - TTg của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ phát triển và chính thức hoạt động từ 01/7/2006.
Tính đến 30/9/2007, tổng nguồn vốn huy động của VDB lên tới 80.200 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ chiếm 6,2% (khoảng 5.000 tỷ đồng).
Là ngân hàng chính sách nên đối tượng giải ngân của VDB tập trung vào cho vay đầu tư dự án công, cho vay hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát và cho vay uỷ thác với khá nhiều ưu đãi về lãi suất, thời hạn trả nợ và điều kiện thế chấp so với cho vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần (mặc dù thủ tục nặng nề hơn).
Trong đó, hoạt động cho vay đầu tư và cho vay hỗ trợ xuất khẩu là hai nghiệp vụ cơ bản, chiếm tỷ trọng dư nợ giải ngân khá lớn.
Cụ thể, đối với cho vay đầu tư: VDB hiện đang quản lý cho vay, thu hồi nợ vay 5.475 dự án vốn trong nước, với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký gần 99.900 tỷ đồng, dư nợ trên 48.810 tỷ đồng (dự án nhóm A chiếm 41%) và 336 dự án vay vốn ODA với tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký hơn 6,6 tỷ USD, dư nợ hơn 47.350 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tình hình giải ngân trong 9 tháng không đạt kế hoạch, mặc dù kế hoạch 2007, VDB đã bố trí giải ngân cho 339 dự án chuyển tiếp với số vốn trên 16.500 tỷ đồng, trong đó 68 dự án nhóm A trị giá 11.870 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc VDB cho biết: "Mặc dù chúng tôi đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn nhưng 9 tháng qua, giải ngân cho vay đầu tư chỉ đạt 34% so với chỉ tiêu Thủ tướng giao, dự án nhóm A chỉ đạt 36% kế hoạch của cả năm 2007".
Một điều khá nghịch lý là nếu như tiến độ giải ngân đầu tư chỉ đạt tỷ lệ thấp thì cho vay xuất khẩu lại khá cao. Theo đó, tín dụng xuất khẩu 9 tháng 2007 đạt 5.000 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9/2007 đạt 2.845 tỷ đồng, dư nợ bình quân 9 tháng đạt 2.400 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch Thủ tướng giao.
Như vậy, nếu so sánh về số lượng tiền giải ngân giữa tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong 9 tháng qua thì tổng vốn giải ngân cho tín dụng đầu tư nhiều hơn (5.610 tỷ đồng so với 2.400 tỷ đồng) nhưng nếu xét về tỷ lệ thì lại thấp hơn (34% so với 96%).
Từ thực tế trên, không ít người lầm tưởng rằng, việc chậm tiến độ dự án công là do thiếu vốn nhưng trên thực tế, nguyên nhân lại do vướng mắc từ phía chính sách.
Thứ nhất, nguồn vốn mà VDB hiện đang nắm giữ được coi là vốn nhà nước. Vì thế, quá trình giải ngân phải chấp hành tuyệt đối các quy định như giải ngân vốn ngân sách nhà nước.
Trong khi đó, cơ cấu nguồn vốn một dự án không chỉ từ VDB mà còn có vốn vay ngân hàng thương mại; nguồn vốn ngân hàng thương mại chịu sự quản lý vận hành theo thoả thuận giữa chủ đầu tư và các ngân hàng thương mại, thủ tục vay cũng không "nhiêu khê" như vay vốn VDB.
Thứ hai, mặc dù các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý công trình và chi phí công trình tại các Nghị định của Chính phủ đã được ban hành nhưng hiện tại, văn bản hướng dẫn các Nghị định này lại chậm được ban hành.
Đơn cử, Nghị định 78/2007/NĐ - CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao về đầu tư theo các hình thức: xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); xây dựng - chuyển giao - kinh doanh; xây dựng - chuyển giao (BT) đến nay vẫn chưa có hướng dẫn thực hiện.
Thứ ba, việc tách rời các hình thức đầu tư BOT và BT được coi là cần thiết nhưng đối với những dự án lớn về hạ tầng, cần quy mô vốn lớn thì việc tách rời trên lại là một trở ngại về mặt kỹ thuật và không phù hợp với chủ trương xã hội hoá đầu tư dự án lớn của Chính phủ.
Thứ tư, thực tế vai trò tư vấn đối với sự thành công của dự án là rất lớn nhưng xem ra, đây lại là khâu "nhiều vấn đề" trong các dự án công hiện nay. Ông Dũng cho rằng, chất lượng thẩm định dự án của tư vấn không đáp ứng được yêu cầu, nhất là tư vấn dự án địa phương, khiến cho dự án phải làm đi, làm lại nhiều lần, dẫn đến chậm tiến độ cho cả giải ngân và thi công.
Làm sao để công trình đúng tiến độ?
Trước tình hình giải ngân không đạt chỉ tiêu và nhiều công trình đầu tư đang "giẫm chân tại chỗ", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã trực tiếp làm việc với VDB và các bộ ngành liên quan.
Tại đây, VDB đề xuất 5 kiến nghị lớn.
Một là, tháo gỡ khó khăn vê trình tự, thủ tục vay vốn VDB cũng như khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, hình thức đầu tư, quản lý công trình... để đẩy nhanh tiến độ rót vốn.
Hai là, phải kiểm tra năng lực thực sự toàn bộ các công ty tư vấn trong nước, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đồng thời ban hành bộ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập nghiêm ngặt hơn đối với các tổ chức tư vấn.
Ba là, theo Nghị định 151/2006/NĐ - CP, thời hạn cho vay đối với các dự án đầu tư hạ tầng 12 năm là quá ngắn và nên nâng lên 15 năm, thậm chí 20 năm.
Bốn là, để tăng vốn ngoại tệ, Chính phủ nên cho phép VDB huy động ngoại tệ theo hướng tự chịu trách nhiệm vay trả, không bù lỗ, vay theo gói và được Bộ Tài chính bảo lãnh; được tăng cường huy động nguồn lực của nước ngoài thông qua đàm phán hợp tác với các ngân hàng phát triển, ngân hàng xuất nhập khẩu các nước trong khu vực để hình thành các Quỹ đầu tư hạ tầng tại Việt Nam.
Năm là, đối với vay ODA cho vay lại, VDB cũng đề nghị Chính phủ cho VDB vay lại với lãi suất bằng hoặc cao hơn lãi suất vay nước ngoài theo nguyên tắc đảm bảo khi cho vay lại bằng lãi suất tín dụng đầu tư, VDB sẽ bù đắp mọi chi phí và có một phần lợi nhuận, VDB cũng cam kết tự chịu trách nhiệm chọn dự án cho vay, trả nợ Bộ Tài chính để thanh toán nợ với nước ngoài và chịu rủi ro tín dụng.