“Cơn bão” thanh lọc trên thị trường chứng khoán
Cuộc đại giải phẫu công ty chứng khoán đang vào giai đoạn quyết liệt
Hàng loạt những tin bất lợi đã ập đến với các công ty chứng khoán trong tháng 7/2013, cùng với kết quả kinh doanh bết bát trong qúy 2/2013 đánh dấu cuộc đại giải phẫu công ty chứng khoán đang vào giai đoạn quyết liệt và chắc chắn trong 6 tháng cuối năm, ít nhất sẽ có 10 công ty chứng khoán biến mất dù tự nguyện hay bị thu hồi giấy phép.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán vẫn rất khó khăn. Báo cáo tài chính 31/12/2012 của các công ty này cho thấy, có 65/95 công ty chứng khoán có lỗ luỹ kế, tổng lỗ lũy kế là 6.079 tỷ đồng.
Trong khi đó, tính đến 12/7 mới chỉ có 5 công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính qúy 2/2013 với kết quả nhiều mảng xám và chưa có công ty nào công bố báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng 6 tháng.
Công ty Chứng khoán Euro Capital (ECC) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2013 với lợi nhuận sau thuế 454 triệu đồng, chỉ bằng 8% cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, ECC đạt 7,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và lỗ lũy kế của ECC đến 30/6 hơn 54 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu 150 tỷ đồng.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt ECC vào tình trạng kiểm soát từ ngày 16/4/2013 do không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Trong quý 2/2013, Công ty Chứng khoán Việt Thành (VTSC) báo lỗ 4,5 triệu đồng. Quý 2/2013, Công ty Chứng khoán Nam An (NASC) lỗ thêm 375 triệu đồng, nâng mức lỗ lũy kế 6 tháng lên 1,4 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2013 với số lỗ gần 1,5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, KVS lỗ 1,31 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Hồng Bàng (Hobase) quý 2/2013 lỗ 1,49 tỷ, (cùng kỳ lỗ 881 triệu đồng). Trước đó, ngày 6/5/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt Hobase vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Quý 2, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đạt doanh thu 70,61 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ có 3,33 tỷ đồng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đó thực hiện việc sắp xếp, phân loại các công ty chứng khoán theo 3 nhóm được quy định tại Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đặt 5 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, 9 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt.
Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã triển khai các biện pháp mạnh trong việc tái cơ cấu như: đình chỉ hoạt động 4 công ty chứng khoán do hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và đạt mức lỗ gộp trên 50% vốn điều lệ.
Trong đó, Ủy ban đang xem xét thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của 3 công ty chứng khoán do hết thời hạn đình chỉ hoạt động nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng bị đình chỉ; rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 4 công ty chứng khoán; rút nghiệp vụ tự doanh của 2 công ty; rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của 3 công ty; rút giấy chứng nhận hoạt động lưu ký của 1 công ty chứng khoán và đang triển khai các thủ tục đối với 2 trường hợp hợp nhất công ty chứng khoán.
Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 7, 3 công ty chứng khoán đầu tiên chính thức bị chấm dứt hoạt động để thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập, gồm: Công ty Chứng khoán Delta - DTSC, Công ty Chứng khoán Hà Nội - HSSC và Công ty Chứng khoán Trường Sơn – TSS.
Ngoài ra, Công ty Chứng khoán Chợ Lớn đã công bố quyết định về việc giải thể công ty, cổ đông Công ty Chứng khoán Âu Việt cũng đã thông qua chủ trương giải thể công ty.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, hiện nay số lượng công ty chứng khoán là 105, quá nhiều so với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều công ty chứng khoán hiện nay gần như không hoạt động hay hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo dài đến mức ăn thâm vào vốn sở hữu dẫn đến năng lực tài chính yếu kém, do đó sẽ rất nguy hiểm cho nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch tại những công ty chứng khoán này.
Trong tháng 8/2013, các công ty chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính bán niên 2013 và báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đã được soát xét. Đây sẽ là căn cứ quan trọng nhất để đưa các công ty chứng khoán vào diện bị kiểm soát đặc biệt và đình chỉ hoạt động.
Ngoài ra, theo thông tư 165, có thêm hai trường hợp thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt: không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai kỳ báo cáo liên tiếp, hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán mà tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến, từ chối đưa ra ý kiến hoặc không thể đưa ra ý kiến.
Do đó, độ nóng của hoạt động tái cấu trúc công ty chứng khoán sẽ tăng nhiệt rất mạnh trong 6 tháng cuối năm 2013, sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2014 và kết thúc vào năm 2015 theo đúng lộ trình với khoảng 70 công ty chứng khoán sẽ biến mất.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, về kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán vẫn rất khó khăn. Báo cáo tài chính 31/12/2012 của các công ty này cho thấy, có 65/95 công ty chứng khoán có lỗ luỹ kế, tổng lỗ lũy kế là 6.079 tỷ đồng.
Trong khi đó, tính đến 12/7 mới chỉ có 5 công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính qúy 2/2013 với kết quả nhiều mảng xám và chưa có công ty nào công bố báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng 6 tháng.
Công ty Chứng khoán Euro Capital (ECC) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2013 với lợi nhuận sau thuế 454 triệu đồng, chỉ bằng 8% cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, ECC đạt 7,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và lỗ lũy kế của ECC đến 30/6 hơn 54 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu 150 tỷ đồng.
Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt ECC vào tình trạng kiểm soát từ ngày 16/4/2013 do không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
Trong quý 2/2013, Công ty Chứng khoán Việt Thành (VTSC) báo lỗ 4,5 triệu đồng. Quý 2/2013, Công ty Chứng khoán Nam An (NASC) lỗ thêm 375 triệu đồng, nâng mức lỗ lũy kế 6 tháng lên 1,4 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam (KVS) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2013 với số lỗ gần 1,5 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm 2013, KVS lỗ 1,31 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Hồng Bàng (Hobase) quý 2/2013 lỗ 1,49 tỷ, (cùng kỳ lỗ 881 triệu đồng). Trước đó, ngày 6/5/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đặt Hobase vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Quý 2, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đạt doanh thu 70,61 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ có 3,33 tỷ đồng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đó thực hiện việc sắp xếp, phân loại các công ty chứng khoán theo 3 nhóm được quy định tại Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đặt 5 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, 9 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát đặc biệt.
Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã triển khai các biện pháp mạnh trong việc tái cơ cấu như: đình chỉ hoạt động 4 công ty chứng khoán do hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và đạt mức lỗ gộp trên 50% vốn điều lệ.
Trong đó, Ủy ban đang xem xét thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của 3 công ty chứng khoán do hết thời hạn đình chỉ hoạt động nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng bị đình chỉ; rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 4 công ty chứng khoán; rút nghiệp vụ tự doanh của 2 công ty; rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của 3 công ty; rút giấy chứng nhận hoạt động lưu ký của 1 công ty chứng khoán và đang triển khai các thủ tục đối với 2 trường hợp hợp nhất công ty chứng khoán.
Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 7, 3 công ty chứng khoán đầu tiên chính thức bị chấm dứt hoạt động để thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép thành lập, gồm: Công ty Chứng khoán Delta - DTSC, Công ty Chứng khoán Hà Nội - HSSC và Công ty Chứng khoán Trường Sơn – TSS.
Ngoài ra, Công ty Chứng khoán Chợ Lớn đã công bố quyết định về việc giải thể công ty, cổ đông Công ty Chứng khoán Âu Việt cũng đã thông qua chủ trương giải thể công ty.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, hiện nay số lượng công ty chứng khoán là 105, quá nhiều so với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều công ty chứng khoán hiện nay gần như không hoạt động hay hoạt động cầm chừng, thua lỗ kéo dài đến mức ăn thâm vào vốn sở hữu dẫn đến năng lực tài chính yếu kém, do đó sẽ rất nguy hiểm cho nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch tại những công ty chứng khoán này.
Trong tháng 8/2013, các công ty chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính bán niên 2013 và báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng đã được soát xét. Đây sẽ là căn cứ quan trọng nhất để đưa các công ty chứng khoán vào diện bị kiểm soát đặc biệt và đình chỉ hoạt động.
Ngoài ra, theo thông tư 165, có thêm hai trường hợp thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt: không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai kỳ báo cáo liên tiếp, hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán mà tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến, từ chối đưa ra ý kiến hoặc không thể đưa ra ý kiến.
Do đó, độ nóng của hoạt động tái cấu trúc công ty chứng khoán sẽ tăng nhiệt rất mạnh trong 6 tháng cuối năm 2013, sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2014 và kết thúc vào năm 2015 theo đúng lộ trình với khoảng 70 công ty chứng khoán sẽ biến mất.
Đánh giá về thực trạng các công ty chứng khoán hiện nay, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận xét rằng, hoạt động của nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ do mô hình kinh doanh cũng như trình độ quản trị rủi ro còn hạn chế. Việc chạy theo lợi nhuận với các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro dẫn tới vi phạm các chỉ tiêu an toàn tài chính và thua lỗ còn nhiều, thậm chí xâm hại tài sản và lợi ích của khách hàng. Quá trình xử lý tái cấu trúc còn vướng mắc do giấy phép hoạt động và giấy phép thành lập là một nên việc rút giấy phép hoạt động sẽ dẫn đến rút giấy phép thành lập, công ty chứng khoán sẽ không còn tồn tại pháp nhân để xử lý các nghĩa vụ phải trả của công ty chứng khoán với các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, công tác tái cấu trúc công ty chứng khoán trong thời gian qua mặc dù rất nỗ lực nhưng chưa đạt được như mong muốn. Để khắc phục khó khăn trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xử lý theo hướng sau: mở thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; yêu cầu và giám sát công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quá trình thực hiện các bước để thu hồi giấp phép (chuyển tài khoản, xử lý các khoản nợ...), tiến hành giải thể, phá sản; sau khi công ty chứng khoán đã hoàn tất các nghĩa vụ nợ sẽ thu lại Giấy phép thành lập và hoạt động để chấm dứt tư cách pháp nhân của công ty chứng khoán. |
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)