Con dấu sẽ không cần giấy phép
Doanh nghiệp khi làm thủ tục thành lập phải khắc dấu nhưng không cần phải xin cấp giấy phép
Doanh nghiệp khi làm thủ tục thành lập phải khắc dấu nhưng không cần phải xin cấp giấy phép.
>>Khổ với con dấu
Đó là tinh thần của văn bản mà Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn vừa ký ban hành, theo đó, kể từ ngày 15/12, công an các đơn vị, địa phương phải bãi bỏ giấy phép khắc dấu trong thủ tục khắc dấu cho doanh nghiệp.
Đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhận định việc bãi bỏ giấy phép khắc dấu là hợp lý vì theo quy định Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005, con dấu là tài sản của doanh nghiệp.
Việc bãi bỏ giấy phép khắc dấu là một trong những mục tiêu của Việt Nam trong lộ trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Trước đó, nhằm đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính, ngày 27/2/2007, liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công an và Tài chính đã ban hành thông tư về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhằm giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu cho doanh nghiệp.
Ngay sau khi thông tư này được ban hành, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện và đến nay hầu hết các tỉnh thành đã thiết lập được cơ chế liên thông (chỉ còn một số tỉnh chưa thực hiện là Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Yên).
Kết quả, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã rút ngắn thời gian trung bình giải quyết ba thủ tục trên từ 32 ngày (những năm trước 2006) xuống còn tối đa 22 ngày từ 1/7/2006, và giảm còn 15 ngày đối với thành lập doanh nghiệp mới, 12 ngày đối với lập chi nhánh, văn phòng đại diện và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
>>Khổ với con dấu
Đó là tinh thần của văn bản mà Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn vừa ký ban hành, theo đó, kể từ ngày 15/12, công an các đơn vị, địa phương phải bãi bỏ giấy phép khắc dấu trong thủ tục khắc dấu cho doanh nghiệp.
Đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhận định việc bãi bỏ giấy phép khắc dấu là hợp lý vì theo quy định Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005, con dấu là tài sản của doanh nghiệp.
Việc bãi bỏ giấy phép khắc dấu là một trong những mục tiêu của Việt Nam trong lộ trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Trước đó, nhằm đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính, ngày 27/2/2007, liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công an và Tài chính đã ban hành thông tư về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhằm giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu cho doanh nghiệp.
Ngay sau khi thông tư này được ban hành, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện và đến nay hầu hết các tỉnh thành đã thiết lập được cơ chế liên thông (chỉ còn một số tỉnh chưa thực hiện là Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Yên).
Kết quả, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã rút ngắn thời gian trung bình giải quyết ba thủ tục trên từ 32 ngày (những năm trước 2006) xuống còn tối đa 22 ngày từ 1/7/2006, và giảm còn 15 ngày đối với thành lập doanh nghiệp mới, 12 ngày đối với lập chi nhánh, văn phòng đại diện và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.