Con số không trong quản lý rủi ro xây dựng
Lý thuyết và thực tiễn trong việc quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam còn yếu kém và gần như ở mức zero
Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, với mức tăng trưởng xếp thứ tư sau Trung Quốc, Singapore và Hồng Kông. Đầu tư nước ngoài năm 2007 tăng gần 70%, chạm mức 20 tỷ USD. Thị trường bất động sản và xây dựng nhiều tiềm năng đang là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư hướng tới.
Trong đó, ngành xây dựng đóng góp 9% tổng thu nhập quốc nội, với gần 1.500 dự án được cấp phép, đạt tổng giá trị 18 tỷ USD. Theo ước tính, tăng trưởng ngành xây dựng đạt trung bình 7% giai đoạn 2006 - 2007. Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định của Nhà nước và tính an toàn trong xây dựng.
Phòng tránh rủi ro pháp lý và hợp đồng
Các hợp đồng xây dựng rất cần được quản lý hiệu quả. Theo đó, một dự án xây dựng luôn đi kèm với các hợp đồng và quy định, điều lệ bắt buộc cần được quản lý riêng rẽ, chặt chẽ và phối hợp trong một tổng thể. Hợp đồng xây dựng là một công cụ pháp lý quyết định các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ cũng như đưa ra các yếu tố rủi ro cho các bên liên quan.
Theo các chuyên gia, xây dựng là một ngành chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất nên việc hiểu biết để phòng tránh và đối mặt với nó là điều tôi quan trọng, nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu xử lý các trách nhiệm pháp lý không cần thiết.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2008 đã đưa ra những thông tin lý thú, cập nhật, liên quan tới những vấn đề pháp lý trong xây dựng tại Việt Nam, khẳng định rằng, yếu tố quan trọng nhất trong quản lý rủi ro hợp đồng và pháp lý vẫn phải là biện pháp "phòng tránh". Một loạt các dự án xây dựng ở Việt Nam gần đây, đã được ghi nhận là lãng phí, làm thất thoát, tham nhũng trong cả quá trình đầu tư và thực hiện dự án, làm tăng thiệt hại cho ngân sách quốc gia trong ngành xây dựng là 15% so với tổng vốn đầu tư.
Ngoài ra, việc "phòng tránh" cũng còn được hiểu ở phạm vi hẹp hơn, đó là phạm vi liên quan trực tiếp đến các điều khoản, quy định, hoạt động trong ngành xây dựng mà cơ quan quan trọng nhất là Bộ Xây dựng. Theo khảo sát, hơn 40% các hoạt động xây dựng ở Việt Nam vi phạm các điều luật thi hành. Những vi phạm này đã làm tăng thêm chi phí dự án, chi phí xã hội song song những cho phí xử lý các cá nhân gây thiệt hại.
Tiến sĩ Roland Amoussou-Genou, Viện Công nghệ châu Á (AIT), Thái Lan, trong một phát biểu với sinh viên Việt Nam đang theo học tại AIT Phân viện Việt Nam, cùng một số doanh nghiệp ngành xây dựng, tại Diễn đàn "Quản lý rủi ro trong xây dựng - những vấn đề thách thức", đã chia sẻ và khẳng định: "Nỗ lực sử dụng các biện pháp phòng tránh thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ pháp lý như cách tòa án, trọng tài phân xử hay các phương tiện phòng tránh khác là yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu thất thoát, chi phí, thời gian và tránh những nghĩa vụ pháp lý không cần thiết trong quản lý rủi ro ngành xây dựng".
An toàn với mức tai nạn bằng không
Những dự án xây dựng ở các nước đang phát triển đã và đang chú trọng giảm thiểu giá thành để nâng cao lợi nhuận. Quản lý an toàn các công trình, vì thế chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà thầu, các công ty xây dựng lớn, đặc biệt các dự án có nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề quản lý an toàn trong xây dựng. Các ban quản lý các dự án FDI đã có những yêu cầu về quản lý an toàn trong các công trình xây dựng mà họ đầu tư vào và thực hiện.
Điều này xuất phát từ 2 lý do: Các công trình xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn, bởi vì tại nạn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và sự đầu tư quốc tế; và do sự cải tiến của luật an toàn lao động phải được áp dụng. Tại Việt Nam, một vài công ty xây dựng đã nhận thấy lợi ích của việc quản lý an toàn. Họ tin rằng, quản lý an toàn tốt sẽ tạo nên danh tiếng, tinh thần nhân viên tốt hơn và nhiều cơ hội thắng thầu trong các cuộc đấu thầu mang tầm cỡ quốc tế.
Vậy, một công ty cần gì để quản lý độ an toàn trong xây dựng? Tiến sĩ BHW. Hadikusumo, Viện AIT cho biết: "Đó là các công ty xây dựng phải phát triển một hệ thống quản lý an toàn (SMS), và SMS được xây dựng từ cách nhận thức các vấn đề phát sinh. Các vấn đề phát sinh đó có thể được nghiên cứu bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau: chỉ số nội bộ, chỉ số quốc gia, so sánh với các chuẩn bên ngoài".
Phương pháp Chỉ số nội bộ có thể có được bằng cách sử dụng các số liệu định tính và định lượng lịch sử công ty. Ví dụ như, vài công ty thu thập dữ liệu an toàn định lượng thông qua các báo cáo và điều tra về tai nạn,... Mục đích chủ yếu của phương pháp Chỉ số nội bộ là để nhận ra các vấn đề liên quan đến an toàn mà một công ty phải đối mặt như là các dạng tai nạn có khả năng xảy ra, hậu quả lường trước.
Phương pháp Chỉ số quốc gia có được từ thống kê tai nạn từ dữ liệu quốc gia. Phương pháp so sánh với các chuẩn bên ngoài có thể thực hiện được bằng cách so sánh thực tế quản lý an toàn và các vấn đề phát sinh với các công ty xây dựng khác. Phương pháp này thông thường không được áp dụng ở các nước đang phát triển, bởi vì chúng ta thường xem các công ty khác như đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, ở nhiều nước phát triển, nhiều tổ chức được thành lập như là những "mô hình mẫu" cho công nghiệp vì lợi ích quốc gia. Ví như Liên hợp Xây dựng Anh quốc, Viện Công nghiệp xây dựng Mỹ (CII), Hội đồng phát triển công nghiệp xây dựng Malaysia (CIDB),... là những tổ chức "mô hình mẫu" được nhiều quốc gia áp dụng.
Một chuyên gia xây dựng Việt Nam, trong một hội thảo về ngành xây dựng, tổ chức gần đây tại Tp.HCM, đã khẳng định: "Lý thuyết và thực tiễn trong việc quản lý rủi ro tại Việt Nam còn yếu kém và gần như ở mức zero. Tại Việt Nam, những hạn chế đối với quản lý rủi ro đó là thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt về điều kiện yêu cầu như thời gian, tài nguyên và giá thành, các nhà quản lý không quen thuộc với quản lý rủi ro. Ngoài ra, khách hàng lại không có nhu cầu về quản lý rủi ro, thêm việc thiếu hụt chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, thông tin trao đổi giữa các đối tác bị giới hạn".
Trong đó, ngành xây dựng đóng góp 9% tổng thu nhập quốc nội, với gần 1.500 dự án được cấp phép, đạt tổng giá trị 18 tỷ USD. Theo ước tính, tăng trưởng ngành xây dựng đạt trung bình 7% giai đoạn 2006 - 2007. Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan tới tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trường quản lý điều hành, hoạch định của Nhà nước và tính an toàn trong xây dựng.
Phòng tránh rủi ro pháp lý và hợp đồng
Các hợp đồng xây dựng rất cần được quản lý hiệu quả. Theo đó, một dự án xây dựng luôn đi kèm với các hợp đồng và quy định, điều lệ bắt buộc cần được quản lý riêng rẽ, chặt chẽ và phối hợp trong một tổng thể. Hợp đồng xây dựng là một công cụ pháp lý quyết định các mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ cũng như đưa ra các yếu tố rủi ro cho các bên liên quan.
Theo các chuyên gia, xây dựng là một ngành chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất nên việc hiểu biết để phòng tránh và đối mặt với nó là điều tôi quan trọng, nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu xử lý các trách nhiệm pháp lý không cần thiết.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2008 đã đưa ra những thông tin lý thú, cập nhật, liên quan tới những vấn đề pháp lý trong xây dựng tại Việt Nam, khẳng định rằng, yếu tố quan trọng nhất trong quản lý rủi ro hợp đồng và pháp lý vẫn phải là biện pháp "phòng tránh". Một loạt các dự án xây dựng ở Việt Nam gần đây, đã được ghi nhận là lãng phí, làm thất thoát, tham nhũng trong cả quá trình đầu tư và thực hiện dự án, làm tăng thiệt hại cho ngân sách quốc gia trong ngành xây dựng là 15% so với tổng vốn đầu tư.
Ngoài ra, việc "phòng tránh" cũng còn được hiểu ở phạm vi hẹp hơn, đó là phạm vi liên quan trực tiếp đến các điều khoản, quy định, hoạt động trong ngành xây dựng mà cơ quan quan trọng nhất là Bộ Xây dựng. Theo khảo sát, hơn 40% các hoạt động xây dựng ở Việt Nam vi phạm các điều luật thi hành. Những vi phạm này đã làm tăng thêm chi phí dự án, chi phí xã hội song song những cho phí xử lý các cá nhân gây thiệt hại.
Tiến sĩ Roland Amoussou-Genou, Viện Công nghệ châu Á (AIT), Thái Lan, trong một phát biểu với sinh viên Việt Nam đang theo học tại AIT Phân viện Việt Nam, cùng một số doanh nghiệp ngành xây dựng, tại Diễn đàn "Quản lý rủi ro trong xây dựng - những vấn đề thách thức", đã chia sẻ và khẳng định: "Nỗ lực sử dụng các biện pháp phòng tránh thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ pháp lý như cách tòa án, trọng tài phân xử hay các phương tiện phòng tránh khác là yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu thất thoát, chi phí, thời gian và tránh những nghĩa vụ pháp lý không cần thiết trong quản lý rủi ro ngành xây dựng".
An toàn với mức tai nạn bằng không
Những dự án xây dựng ở các nước đang phát triển đã và đang chú trọng giảm thiểu giá thành để nâng cao lợi nhuận. Quản lý an toàn các công trình, vì thế chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà thầu, các công ty xây dựng lớn, đặc biệt các dự án có nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề quản lý an toàn trong xây dựng. Các ban quản lý các dự án FDI đã có những yêu cầu về quản lý an toàn trong các công trình xây dựng mà họ đầu tư vào và thực hiện.
Điều này xuất phát từ 2 lý do: Các công trình xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn, bởi vì tại nạn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và sự đầu tư quốc tế; và do sự cải tiến của luật an toàn lao động phải được áp dụng. Tại Việt Nam, một vài công ty xây dựng đã nhận thấy lợi ích của việc quản lý an toàn. Họ tin rằng, quản lý an toàn tốt sẽ tạo nên danh tiếng, tinh thần nhân viên tốt hơn và nhiều cơ hội thắng thầu trong các cuộc đấu thầu mang tầm cỡ quốc tế.
Vậy, một công ty cần gì để quản lý độ an toàn trong xây dựng? Tiến sĩ BHW. Hadikusumo, Viện AIT cho biết: "Đó là các công ty xây dựng phải phát triển một hệ thống quản lý an toàn (SMS), và SMS được xây dựng từ cách nhận thức các vấn đề phát sinh. Các vấn đề phát sinh đó có thể được nghiên cứu bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau: chỉ số nội bộ, chỉ số quốc gia, so sánh với các chuẩn bên ngoài".
Phương pháp Chỉ số nội bộ có thể có được bằng cách sử dụng các số liệu định tính và định lượng lịch sử công ty. Ví dụ như, vài công ty thu thập dữ liệu an toàn định lượng thông qua các báo cáo và điều tra về tai nạn,... Mục đích chủ yếu của phương pháp Chỉ số nội bộ là để nhận ra các vấn đề liên quan đến an toàn mà một công ty phải đối mặt như là các dạng tai nạn có khả năng xảy ra, hậu quả lường trước.
Phương pháp Chỉ số quốc gia có được từ thống kê tai nạn từ dữ liệu quốc gia. Phương pháp so sánh với các chuẩn bên ngoài có thể thực hiện được bằng cách so sánh thực tế quản lý an toàn và các vấn đề phát sinh với các công ty xây dựng khác. Phương pháp này thông thường không được áp dụng ở các nước đang phát triển, bởi vì chúng ta thường xem các công ty khác như đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, ở nhiều nước phát triển, nhiều tổ chức được thành lập như là những "mô hình mẫu" cho công nghiệp vì lợi ích quốc gia. Ví như Liên hợp Xây dựng Anh quốc, Viện Công nghiệp xây dựng Mỹ (CII), Hội đồng phát triển công nghiệp xây dựng Malaysia (CIDB),... là những tổ chức "mô hình mẫu" được nhiều quốc gia áp dụng.
Một chuyên gia xây dựng Việt Nam, trong một hội thảo về ngành xây dựng, tổ chức gần đây tại Tp.HCM, đã khẳng định: "Lý thuyết và thực tiễn trong việc quản lý rủi ro tại Việt Nam còn yếu kém và gần như ở mức zero. Tại Việt Nam, những hạn chế đối với quản lý rủi ro đó là thiếu hụt về tổ chức, thiếu hụt về điều kiện yêu cầu như thời gian, tài nguyên và giá thành, các nhà quản lý không quen thuộc với quản lý rủi ro. Ngoài ra, khách hàng lại không có nhu cầu về quản lý rủi ro, thêm việc thiếu hụt chuyên gia và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, thông tin trao đổi giữa các đối tác bị giới hạn".