“Cơn sốt” giá dầu sắp hạ nhiệt?
Do giá dầu tăng quá cao, nhu cầu sử dụng dầu mỏ trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, đang giảm khá mạnh
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 12/8 đã đưa ra nhận định, do giá dầu tăng quá cao, nhu cầu sử dụng dầu mỏ trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, đang giảm khá mạnh. Theo đó, cơn sốt giá dầu sẽ hạ nhiệt vào năm 2009.
Giới phân tích cho rằng, tâm lý lo ngại kinh tế suy yếu sẽ dẫn đến giảm cầu về dầu mỏ, đặc biệt ở các nền kinh tế lớn như khu vực đồng Euro và Trung Quốc. Đồng USD lên giá cũng góp phần đẩy giá dầu xuống thấp.
Các nền kinh tế lớn giảm tiêu thụ “vàng đen”
Nhu cầu tiêu thụ dầu giảm đã đưa giá dầu trên thị trường thế giới liên tiếp giảm trong mấy tuần qua. Chỉ trong tuần trước, giá dầu thô đã giảm khoảng 10 USD/thùng. Trưa 13/8, trên thị trường New York, giá dầu giao tháng 9/2008 ở mức 113,08 USD/thùng (giảm 0,59 USD/thùng so với 16h chiều 12/8).
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ ở các nước phát triển đang giảm mạnh do giá xăng tăng cao khiến người dân hạn chế việc đi lại bằng ô tô, trong khi đó các nguồn cung dầu mỏ lại đang tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ ở 30 nền kinh tế hàng đầu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã giảm và trận bão đầu tiên trong mùa bão năm nay ở khu vực Vịnh Mexico đã đi qua mà không ảnh hưởng tới hoạt động khai thác dầu của Mỹ tại đây.
Theo đó, nhu cầu dầu mỏ của Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, có thể giảm 3,1% năm nay, xuống 20 triệu thùng/ngày và tiếp tục giảm khoảng 2% trong năm tới, xuống 19,6 triệu thùng/ngày.
IEA vẫn giữ nguyên dự đoán về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay là 86,9 triệu thùng/ngày, tăng 800.000 thùng/ngày (0,9%) so với năm ngoái và năm tới sẽ tăng thêm 900.000 thùng/ngày (1,1%) lên 87,8 triệu thùng/ngày, mức tăng này chủ yếu từ các nước ngoài OECD.
Tháng 6/2008, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đã tăng thêm 890.000 thùng/ngày, đạt 87,8 triệu thùng. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng tăng thêm 145.000 thùng/ngày, lên 32,8 triệu thùng/ngày.
Tăng trưởng kinh tế quý 2/2008 tại 15 nước sử dụng đồng EUR đang có những dấu hiệu không lạc quan, đặc biệt là tại Đức và Italy. Kinh tế Italy chỉ được dự báo mức tăng trưởng là 0,4% cho năm nay và cả năm tới.
Đức chuẩn bị công bố những con số gây thất vọng về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng EUR này trong quý 2/2008. Theo các con số thống kê chính thức, sản lượng công nghiệp của Pháp đã giảm mạnh trong tháng 6/2008, báo hiệu một sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng EUR trong quý 2/2008.
Chưa khẳng định thời kỳ sốt giá dầu đã qua
IEA cho biết, tại các nước châu Âu, nhu cầu dầu mỏ trong 12 tháng qua (tính tới tháng 6/2008) đã giảm 2,3% và mức tiêu thụ trung bình năm nay chỉ còn 15,2 triệu thùng/ngày, giảm 0,4% so với năm ngoái và dự kiến giảm thêm 0,3% vào năm 2009.
Kinh tế Trung Quốc dù vẫn tăng trưởng mạnh, song cũng đã bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự ảm đạm của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng của Trung Quốc đã giảm ở nhiều nước, khiến Chính phủ Trung Quốc vừa phải điều chỉnh thuế để kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Giới quan sát cho biết, nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc, quốc gia "khát" dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, đã giảm 7% trong tháng 7, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2007.
Kinh tế Nhật Bản cũng đang suy thoái, kéo theo nhu cầu sử dụng dầu lửa phục vụ phát triển kinh tế giảm. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, GDP của Nhật năm nay chỉ tăng 1,5%, so với mức 2,1% của năm ngoái.
Ngoài ra, sự phục hồi của đồng USD cũng là nguyên nhân khiến giá dầu mỏ liên tục giảm. Đồng USD của Mỹ đã tăng giá, 1 EUR đổi được 1,48 USD trong ngày 11/8 so với 1,50 USD trước đó 3 ngày. Tuần qua, đồng USD cũng tăng giá khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác như Bảng Anh, Yên Nhật Bản...
Dù giá dầu đã giảm tới 30 USD/thùng trong tháng 7/2008, song IEA vẫn cho rằng còn quá sớm để có thể tuyên bố thời kỳ giá dầu mỏ cao đã qua. Đưa ra nhận định về một sự "giảm nhiệt mạnh" trên thị trường dầu mỏ, song IEA vẫn cảnh báo về những nguy cơ nằm ngoài dự đoán, như cuộc xung đột Nga - Gruzia hiện nay, đối với lĩnh vực dầu mỏ; các yếu tố địa chính trị khác...
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích loại bỏ khả năng cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia có thể tác động tới giá dầu, nhất là trong bối cảnh ngày 13/8, Nga đã quyết định ngừng chiến dịch quân sự ở Gruzia.
Giới phân tích cho rằng, tâm lý lo ngại kinh tế suy yếu sẽ dẫn đến giảm cầu về dầu mỏ, đặc biệt ở các nền kinh tế lớn như khu vực đồng Euro và Trung Quốc. Đồng USD lên giá cũng góp phần đẩy giá dầu xuống thấp.
Các nền kinh tế lớn giảm tiêu thụ “vàng đen”
Nhu cầu tiêu thụ dầu giảm đã đưa giá dầu trên thị trường thế giới liên tiếp giảm trong mấy tuần qua. Chỉ trong tuần trước, giá dầu thô đã giảm khoảng 10 USD/thùng. Trưa 13/8, trên thị trường New York, giá dầu giao tháng 9/2008 ở mức 113,08 USD/thùng (giảm 0,59 USD/thùng so với 16h chiều 12/8).
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ ở các nước phát triển đang giảm mạnh do giá xăng tăng cao khiến người dân hạn chế việc đi lại bằng ô tô, trong khi đó các nguồn cung dầu mỏ lại đang tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ ở 30 nền kinh tế hàng đầu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã giảm và trận bão đầu tiên trong mùa bão năm nay ở khu vực Vịnh Mexico đã đi qua mà không ảnh hưởng tới hoạt động khai thác dầu của Mỹ tại đây.
Theo đó, nhu cầu dầu mỏ của Mỹ, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, có thể giảm 3,1% năm nay, xuống 20 triệu thùng/ngày và tiếp tục giảm khoảng 2% trong năm tới, xuống 19,6 triệu thùng/ngày.
IEA vẫn giữ nguyên dự đoán về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay là 86,9 triệu thùng/ngày, tăng 800.000 thùng/ngày (0,9%) so với năm ngoái và năm tới sẽ tăng thêm 900.000 thùng/ngày (1,1%) lên 87,8 triệu thùng/ngày, mức tăng này chủ yếu từ các nước ngoài OECD.
Tháng 6/2008, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đã tăng thêm 890.000 thùng/ngày, đạt 87,8 triệu thùng. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng tăng thêm 145.000 thùng/ngày, lên 32,8 triệu thùng/ngày.
Tăng trưởng kinh tế quý 2/2008 tại 15 nước sử dụng đồng EUR đang có những dấu hiệu không lạc quan, đặc biệt là tại Đức và Italy. Kinh tế Italy chỉ được dự báo mức tăng trưởng là 0,4% cho năm nay và cả năm tới.
Đức chuẩn bị công bố những con số gây thất vọng về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng EUR này trong quý 2/2008. Theo các con số thống kê chính thức, sản lượng công nghiệp của Pháp đã giảm mạnh trong tháng 6/2008, báo hiệu một sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng EUR trong quý 2/2008.
Chưa khẳng định thời kỳ sốt giá dầu đã qua
IEA cho biết, tại các nước châu Âu, nhu cầu dầu mỏ trong 12 tháng qua (tính tới tháng 6/2008) đã giảm 2,3% và mức tiêu thụ trung bình năm nay chỉ còn 15,2 triệu thùng/ngày, giảm 0,4% so với năm ngoái và dự kiến giảm thêm 0,3% vào năm 2009.
Kinh tế Trung Quốc dù vẫn tăng trưởng mạnh, song cũng đã bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự ảm đạm của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Nhu cầu nhập khẩu hàng của Trung Quốc đã giảm ở nhiều nước, khiến Chính phủ Trung Quốc vừa phải điều chỉnh thuế để kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Giới quan sát cho biết, nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc, quốc gia "khát" dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, đã giảm 7% trong tháng 7, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2007.
Kinh tế Nhật Bản cũng đang suy thoái, kéo theo nhu cầu sử dụng dầu lửa phục vụ phát triển kinh tế giảm. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, GDP của Nhật năm nay chỉ tăng 1,5%, so với mức 2,1% của năm ngoái.
Ngoài ra, sự phục hồi của đồng USD cũng là nguyên nhân khiến giá dầu mỏ liên tục giảm. Đồng USD của Mỹ đã tăng giá, 1 EUR đổi được 1,48 USD trong ngày 11/8 so với 1,50 USD trước đó 3 ngày. Tuần qua, đồng USD cũng tăng giá khá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác như Bảng Anh, Yên Nhật Bản...
Dù giá dầu đã giảm tới 30 USD/thùng trong tháng 7/2008, song IEA vẫn cho rằng còn quá sớm để có thể tuyên bố thời kỳ giá dầu mỏ cao đã qua. Đưa ra nhận định về một sự "giảm nhiệt mạnh" trên thị trường dầu mỏ, song IEA vẫn cảnh báo về những nguy cơ nằm ngoài dự đoán, như cuộc xung đột Nga - Gruzia hiện nay, đối với lĩnh vực dầu mỏ; các yếu tố địa chính trị khác...
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích loại bỏ khả năng cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia có thể tác động tới giá dầu, nhất là trong bối cảnh ngày 13/8, Nga đã quyết định ngừng chiến dịch quân sự ở Gruzia.