“Còn thờ ơ, còn tai nạn lao động”
Ý kiến của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng trước tình trạng tai nạn lao động ngày một gia tăng
Ý kiến của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng trước tình trạng tai nạn lao động ngày một gia tăng.
Năm 2008, việc tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động đã bước sang năm thứ 10. Thế nhưng, tai nạn lao động vẫn không hề giảm. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Thưa ông, nguyên nhân này do đâu?
Tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ các địa phương cho thấy, có đến trên 36% tổng số vụ nguyên nhân do người sử dụng lao động.
Trong đó, người sử dụng lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm an toàn chiếm 17,62% tổng số vụ; không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 11,89%; chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,72%; thiết bị không đảm bảo lao động chiếm 1,7%; không có thiết bị an toàn chiếm 2,2% tổng số vụ.
Có đến 30% là do người lao động. Trong đó, người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 25,3% tổng số vụ; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,7% tổng số vụ.
Nhưng thưa ông, hình như nguyên nhân này một phần là do nhiều doanh nghiệp không quan tâm còn chính quyền địa phương thì vẫn “đủng đỉnh”?
Đúng vậy. Theo quy định pháp luật, khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì doanh nghiệp phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với thanh tra sở lao động, cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Nhưng quy định này đã bị doanh nghiệp bỏ qua. Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả chính quyền cũng không quan tâm tới công tác an toàn lao động.
Từ tháng 10/2006, Thủ tướng đã phê duyệt chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, với mục tiêu là giảm 5% tần suất tai nạn lao động mỗi năm. Nhưng đến tháng 1/2008, vẫn còn 11 tỉnh thành chưa xây dựng kế hoạch triển khai trong năm 2008 để trình UBND phê duyệt.
Đầu tháng 1, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có công văn gửi tất cả tỉnh thành, trong đó nêu đích danh 11 tỉnh thành chưa xây dựng kế hoạch chương trình quốc gia an toàn lao động trình UBND tỉnh, gia hạn đến 15/2 phải xong. Nếu địa phương nào không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm về vấn đề tai nạn lao động xảy ra tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn 7 tỉnh thành chưa xây dựng xong kế hoạch triển khai, đó là Tp.HCM, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận và Bạc Liêu.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tình trạng thờ ơ của các bộ ngành và địa phương trong vấn đề an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Về mặt quản lý nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về bảo hiểm lao động và Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình an toàn vệ sinh lao động để tạo cơ chế các bộ, ngành cùng phối hợp. Còn các địa phương, chúng tôi đã liên tục tổ chức các hội nghị tập huấn.
Tuy nhiên, hội nghị nào cũng mời cả lãnh đạo tỉnh và thanh tra địa phương tuyến dưới, nhưng hội nghị này thì người này đi, hội nghị sau lại người khác đi nên khi về địa phương việc lĩnh hội triển khai không được quyết liệt và thông suốt.
Chúng tôi đang nghĩ tới chế tài thế nào để buộc doanh nghiệp báo cáo. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ làm việc với từng tỉnh để xem vướng mắc ở chỗ nào và giúp tháo gỡ. Nếu địa phương vẫn không thực hiện sẽ báo cáo Thủ tướng.
Còn đối với các bộ ngành, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ liên tục lập các đoàn thanh kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Nhưng dù có biện pháp gì đi nữa mà ý thức của người lãnh đạo bộ, ngành và chính quyền địa phương còn thờ ơ thì tai nạn lao động vẫn có nguy cơ xảy ra.
Vậy điểm mới trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong năm 2008 là gì?
Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động lần thứ 10 được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ sẽ có chủ đề “Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ”.
Theo đó, có những giải pháp chủ yếu mà ngành lao động - thương binh và xã hội đặt ra là tập trung thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở các lĩnh vực “nóng” như khai thác khoáng sản, khai thác đá, công trình xây dựng có sử dụng nhiều lao động thời vụ; người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc; chấn chỉnh công tác báo cáo tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc; phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động chết người; xử lý nghiêm và kiên quyết xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng và đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa về an toàn vệ sinh lao động.
* Năm 2007, cả nước đã xảy ra 5.951 vụ tai nạn lao động , trong đó 505 vụ tai nạn lao động làm chết người; tổng số người bị nạn là 6.337 người, trong đó có 621 người chết, 2.553 người bị thương nặng. Số thiệt hại chi cho nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động là 48,035 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là 10,493 tỷ đồng.
Đầu năm 2008, hàng loạt vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra như vụ nổ sà lan ngày 7/1 tại Công ty Cổ phần Xây dựng Long An làm chết 5 người; vụ sập lò gạch ở Hà Tây xảy ra chiều 7/1 làm 6 người chết và 5 người bị thương...
Năm 2008, việc tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động đã bước sang năm thứ 10. Thế nhưng, tai nạn lao động vẫn không hề giảm. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Thưa ông, nguyên nhân này do đâu?
Tổng hợp tình hình tai nạn lao động từ các địa phương cho thấy, có đến trên 36% tổng số vụ nguyên nhân do người sử dụng lao động.
Trong đó, người sử dụng lao động vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm an toàn chiếm 17,62% tổng số vụ; không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 11,89%; chưa huấn luyện an toàn lao động, không có phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,72%; thiết bị không đảm bảo lao động chiếm 1,7%; không có thiết bị an toàn chiếm 2,2% tổng số vụ.
Có đến 30% là do người lao động. Trong đó, người bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 25,3% tổng số vụ; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,7% tổng số vụ.
Nhưng thưa ông, hình như nguyên nhân này một phần là do nhiều doanh nghiệp không quan tâm còn chính quyền địa phương thì vẫn “đủng đỉnh”?
Đúng vậy. Theo quy định pháp luật, khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì doanh nghiệp phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với thanh tra sở lao động, cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Nhưng quy định này đã bị doanh nghiệp bỏ qua. Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả chính quyền cũng không quan tâm tới công tác an toàn lao động.
Từ tháng 10/2006, Thủ tướng đã phê duyệt chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, với mục tiêu là giảm 5% tần suất tai nạn lao động mỗi năm. Nhưng đến tháng 1/2008, vẫn còn 11 tỉnh thành chưa xây dựng kế hoạch triển khai trong năm 2008 để trình UBND phê duyệt.
Đầu tháng 1, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có công văn gửi tất cả tỉnh thành, trong đó nêu đích danh 11 tỉnh thành chưa xây dựng kế hoạch chương trình quốc gia an toàn lao động trình UBND tỉnh, gia hạn đến 15/2 phải xong. Nếu địa phương nào không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm về vấn đề tai nạn lao động xảy ra tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn còn 7 tỉnh thành chưa xây dựng xong kế hoạch triển khai, đó là Tp.HCM, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận và Bạc Liêu.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tình trạng thờ ơ của các bộ ngành và địa phương trong vấn đề an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Về mặt quản lý nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về bảo hiểm lao động và Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình an toàn vệ sinh lao động để tạo cơ chế các bộ, ngành cùng phối hợp. Còn các địa phương, chúng tôi đã liên tục tổ chức các hội nghị tập huấn.
Tuy nhiên, hội nghị nào cũng mời cả lãnh đạo tỉnh và thanh tra địa phương tuyến dưới, nhưng hội nghị này thì người này đi, hội nghị sau lại người khác đi nên khi về địa phương việc lĩnh hội triển khai không được quyết liệt và thông suốt.
Chúng tôi đang nghĩ tới chế tài thế nào để buộc doanh nghiệp báo cáo. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ làm việc với từng tỉnh để xem vướng mắc ở chỗ nào và giúp tháo gỡ. Nếu địa phương vẫn không thực hiện sẽ báo cáo Thủ tướng.
Còn đối với các bộ ngành, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ liên tục lập các đoàn thanh kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Nhưng dù có biện pháp gì đi nữa mà ý thức của người lãnh đạo bộ, ngành và chính quyền địa phương còn thờ ơ thì tai nạn lao động vẫn có nguy cơ xảy ra.
Vậy điểm mới trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong năm 2008 là gì?
Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động lần thứ 10 được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ sẽ có chủ đề “Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ”.
Theo đó, có những giải pháp chủ yếu mà ngành lao động - thương binh và xã hội đặt ra là tập trung thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở các lĩnh vực “nóng” như khai thác khoáng sản, khai thác đá, công trình xây dựng có sử dụng nhiều lao động thời vụ; người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc; chấn chỉnh công tác báo cáo tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc; phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động chết người; xử lý nghiêm và kiên quyết xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng và đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa về an toàn vệ sinh lao động.
* Năm 2007, cả nước đã xảy ra 5.951 vụ tai nạn lao động , trong đó 505 vụ tai nạn lao động làm chết người; tổng số người bị nạn là 6.337 người, trong đó có 621 người chết, 2.553 người bị thương nặng. Số thiệt hại chi cho nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động là 48,035 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là 10,493 tỷ đồng.
Đầu năm 2008, hàng loạt vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra như vụ nổ sà lan ngày 7/1 tại Công ty Cổ phần Xây dựng Long An làm chết 5 người; vụ sập lò gạch ở Hà Tây xảy ra chiều 7/1 làm 6 người chết và 5 người bị thương...