Công bố kết quả kiểm toán: Sờ đâu sai đấy
Ngày 1/7, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán năm 2007 của các địa phương, bộ ngành và các tổ chức kinh tế
Ngày 1/7, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán năm 2007 của các địa phương, bộ ngành và các tổ chức kinh tế.
Báo cáo cho thấy, ngoài một số kết quả đạt được nhất định trong thu, chi ngân sách của các bộ, ngành, địa phương và công tác quản lý tài chính của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế được kiểm toán, còn lại hầu hết đều “có vấn đề” về lập kế hoạch, thu chi, và quản lý tài chính.
Sai từ Trung ương… tới địa phương
Về thu chi ngân sách, kết quả kiểm toán cho thấy, tại 11/29 tỉnh thành được kiểm toán dự toán thu nội địa (đã loại trừ các khoản thu không ổn định) do Trung ương giao chỉ bằng mức thực hiện của năm 2005. Có hai chỉ tiêu thu không đạt dự toán, trong đó thu phí xăng dầu chỉ đạt 81,8% (giảm 881 tỷ đồng).
Trong khi đó, việc bội chi và chi sai mục đích ngân sách lại xảy ra khá phổ biến tại các địa phương và các bộ ngành. Có 10/29 tỉnh, thành được kiểm toán không phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm và có 8/29 tỉnh thành không phân bổ chi cho giáo dục, khoa học công nghệ thấp hơn chỉ tiêu được giao, có 7/29 địa phương thực hiện không đạt dự toán chi cho đầu tư phát triển.
Đáng chú ý, qua kiểm toán cho thấy, hầu hết các dự án đều bộc lộ sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng, quản lý, nghiệm thu hoặc quyết định đầu tư khi không có nhu cầu sử dụng, vượt định mức hoặc không cần thiết, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước, như Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn có công trình hoàn thành từ năm 2002 đến nay chưa đưa vào sử dụng; trụ sở Viện Khoa học xã hội Việt Nam vượt 420 m2, trụ sử làm việc của các quận huyện thành phố Cần Thơ, Thừa Thiên Huế đều vượt quá chỉ tiêu từ 400 m2 đến 1.800 m2…
Nghiêm trọng hơn, kiểm toán còn cho thấy, hầu hết các đơn vị , dự án được kiểm toán đều vi phạm quy chế cũng như Luật Đấu thầu, như: thông thầu, dàn xếp thầu giữa các nhà thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế trái quy định. Có đến 21/29 địa phương báo cáo số nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản về Bộ Tài chính không chính xác (21 tỉnh báo cáo 628 tỷ đồng, Kiểm toán Nhà nước xác nhận là 3.505 tỷ đồng, chênh lệch 2.877 tỷ đồng).
Kiểm toán cũng cho thấy, việc sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng không đúng quy định vẫn diễn ra khá phổ biến, có đến 16/29 địa phương được kiểm toán đã sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng nhưng đến nay chưa thu hồi được với số tiền lên đến 3.216 tỷ đồng. Cá biệt, có một số tỉnh sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và sử dụng chi thường xuyên.
Ngoài ra, kiểm toán cũng phát hiện việc mua sắm các tài sản có giá trị lớn của nhiều địa phương không thực hiện đấu thầu, vẫn tái diễn tình trạng sử dụng tài sản không đúng mục đích và sử dụng ôtô vựợt định mức (Lạng Sơn 37 xe, Bắc Kạn 7 xe, Kiên Giang 3 xe, Bộ Nội vụ 8 xe…).
Doanh nghiệp lại càng sai
Công tác kiểm toán tại các tổng công ty và các tổ chức tài chính, ngân hàng cho thấy, điểm duy nhất mà nhiều các đơn vị “ghi điểm” với Kiểm toán Nhà nước là lợi nhuận trước thuế đạt mức cao, tổng cộng khoảng 7.650 tỷ đồng, trong đó tiêu biểu là Tổng công ty Xăng dầu, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Vinaconex...
Thế nhưng, những sai phạm tại các tập đoàn, tổng công ty lại diễn ra khá phổ biến và có dấu hiệu ngày càng tăng. Cụ thể, báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp phản ánh chưa đúng doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Kết quả kiểm toán đã xác định được tổng doanh thu tăng 984,9 tỷ đồng, giảm 197,6 tỷ đồng (trong đó giảm cấp bù lõ cho Tổng công ty Xăng dầu là 41,455 tỷ đồng); tổng chi phí tăng 845,4 tỷ đồng, giảm 689,4 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế tăng 919,5 tỷ đồng, giảm 283,4 tỷ đồng và các khoản nộp ngân sách của 20 tổng công ty tăng thêm 273,6 tỷ đồng.
Trong khi đó, qua kiểm toán cho thấy, có khá nhiều doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ. Cụ thể có 2/19 đơn vị thua lỗ là Tổng công ty Sông Hồng lỗ 17,1 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn lỗ 40,6 tỷ đồng, trong đó một số đơn vị trực thuộc tổng công ty thua lỗ nghiêm trọng nhưng vẫn hoạt động.
Theo ông Vũ Văn Họa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước), nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ, ngoài nguyên nhân do giá đầu vào tăng cao thì yếu tố đóng vai tro quyết định chính là do công tác quản lý tài chính, tài sản, thu chi của các đơn vị này còn yếu kém cũng như chưa chú trọng đến công tác đối chiếu công nợ, chưa có biện pháp xử lý thu hồi nợ…
Kết quả kiểm toán tại 6 tổ chức tài chính, ngân hàng được cho thấy, hầu hết các đơn vị này đều không phản ánh đúng thu nhập, chi phí trong hoạt động của mình và không đánh giá giá trị tài sản của mình theo quy định (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Công Thương).
Không những thế, việc thu bán tài sản thế chấp và từ nguồn thu khác để xử lý nợ tại các ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số nợ, mà chủ yếu sử dụng nguồn Chính phủ hoặc nguồn xử lý rủi ro của ngân hàng. Có khá nhiều ngân hàng vẫn chưa thanh toán các khoản nợ với Ngân hàng Nhà nước.
Riêng Ngân hàng Phát triển vẫn chưa thanh toán quỹ lương kịp thời cho người lao động, còn tồn đọng 74,8 tỷ đồng, các chỉ tiêu tín dụng đầu tư phát triển do Chính phủ giao chỉ thực hiện được 55,16% kế hoạch.
Theo ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, có khá nhiều sai phạm của các đơn vị được kiểm toán đã được Kiểm toán Nhà nước kiến nghị và khuyến cáo từ trước, song phần lớn họ không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc những kết luận và kiến nghị đó.
Chính vì vậy, theo ông Khái, để tăng cường kỷ luật tài chính tại các đơn vị, Chính phủ cần phải ban hành chỉ thị về quản lý tài chính và tài khóa ngân sách, thực hiện đầy đủ những kiến nghị, kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Báo cáo cho thấy, ngoài một số kết quả đạt được nhất định trong thu, chi ngân sách của các bộ, ngành, địa phương và công tác quản lý tài chính của các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế được kiểm toán, còn lại hầu hết đều “có vấn đề” về lập kế hoạch, thu chi, và quản lý tài chính.
Sai từ Trung ương… tới địa phương
Về thu chi ngân sách, kết quả kiểm toán cho thấy, tại 11/29 tỉnh thành được kiểm toán dự toán thu nội địa (đã loại trừ các khoản thu không ổn định) do Trung ương giao chỉ bằng mức thực hiện của năm 2005. Có hai chỉ tiêu thu không đạt dự toán, trong đó thu phí xăng dầu chỉ đạt 81,8% (giảm 881 tỷ đồng).
Trong khi đó, việc bội chi và chi sai mục đích ngân sách lại xảy ra khá phổ biến tại các địa phương và các bộ ngành. Có 10/29 tỉnh, thành được kiểm toán không phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm và có 8/29 tỉnh thành không phân bổ chi cho giáo dục, khoa học công nghệ thấp hơn chỉ tiêu được giao, có 7/29 địa phương thực hiện không đạt dự toán chi cho đầu tư phát triển.
Đáng chú ý, qua kiểm toán cho thấy, hầu hết các dự án đều bộc lộ sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng, quản lý, nghiệm thu hoặc quyết định đầu tư khi không có nhu cầu sử dụng, vượt định mức hoặc không cần thiết, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước, như Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn có công trình hoàn thành từ năm 2002 đến nay chưa đưa vào sử dụng; trụ sở Viện Khoa học xã hội Việt Nam vượt 420 m2, trụ sử làm việc của các quận huyện thành phố Cần Thơ, Thừa Thiên Huế đều vượt quá chỉ tiêu từ 400 m2 đến 1.800 m2…
Nghiêm trọng hơn, kiểm toán còn cho thấy, hầu hết các đơn vị , dự án được kiểm toán đều vi phạm quy chế cũng như Luật Đấu thầu, như: thông thầu, dàn xếp thầu giữa các nhà thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế trái quy định. Có đến 21/29 địa phương báo cáo số nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản về Bộ Tài chính không chính xác (21 tỉnh báo cáo 628 tỷ đồng, Kiểm toán Nhà nước xác nhận là 3.505 tỷ đồng, chênh lệch 2.877 tỷ đồng).
Kiểm toán cũng cho thấy, việc sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng không đúng quy định vẫn diễn ra khá phổ biến, có đến 16/29 địa phương được kiểm toán đã sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng nhưng đến nay chưa thu hồi được với số tiền lên đến 3.216 tỷ đồng. Cá biệt, có một số tỉnh sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và sử dụng chi thường xuyên.
Ngoài ra, kiểm toán cũng phát hiện việc mua sắm các tài sản có giá trị lớn của nhiều địa phương không thực hiện đấu thầu, vẫn tái diễn tình trạng sử dụng tài sản không đúng mục đích và sử dụng ôtô vựợt định mức (Lạng Sơn 37 xe, Bắc Kạn 7 xe, Kiên Giang 3 xe, Bộ Nội vụ 8 xe…).
Doanh nghiệp lại càng sai
Công tác kiểm toán tại các tổng công ty và các tổ chức tài chính, ngân hàng cho thấy, điểm duy nhất mà nhiều các đơn vị “ghi điểm” với Kiểm toán Nhà nước là lợi nhuận trước thuế đạt mức cao, tổng cộng khoảng 7.650 tỷ đồng, trong đó tiêu biểu là Tổng công ty Xăng dầu, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Vinaconex...
Thế nhưng, những sai phạm tại các tập đoàn, tổng công ty lại diễn ra khá phổ biến và có dấu hiệu ngày càng tăng. Cụ thể, báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp phản ánh chưa đúng doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Kết quả kiểm toán đã xác định được tổng doanh thu tăng 984,9 tỷ đồng, giảm 197,6 tỷ đồng (trong đó giảm cấp bù lõ cho Tổng công ty Xăng dầu là 41,455 tỷ đồng); tổng chi phí tăng 845,4 tỷ đồng, giảm 689,4 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế tăng 919,5 tỷ đồng, giảm 283,4 tỷ đồng và các khoản nộp ngân sách của 20 tổng công ty tăng thêm 273,6 tỷ đồng.
Trong khi đó, qua kiểm toán cho thấy, có khá nhiều doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ. Cụ thể có 2/19 đơn vị thua lỗ là Tổng công ty Sông Hồng lỗ 17,1 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn lỗ 40,6 tỷ đồng, trong đó một số đơn vị trực thuộc tổng công ty thua lỗ nghiêm trọng nhưng vẫn hoạt động.
Theo ông Vũ Văn Họa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước), nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ, ngoài nguyên nhân do giá đầu vào tăng cao thì yếu tố đóng vai tro quyết định chính là do công tác quản lý tài chính, tài sản, thu chi của các đơn vị này còn yếu kém cũng như chưa chú trọng đến công tác đối chiếu công nợ, chưa có biện pháp xử lý thu hồi nợ…
Kết quả kiểm toán tại 6 tổ chức tài chính, ngân hàng được cho thấy, hầu hết các đơn vị này đều không phản ánh đúng thu nhập, chi phí trong hoạt động của mình và không đánh giá giá trị tài sản của mình theo quy định (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Công Thương).
Không những thế, việc thu bán tài sản thế chấp và từ nguồn thu khác để xử lý nợ tại các ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số nợ, mà chủ yếu sử dụng nguồn Chính phủ hoặc nguồn xử lý rủi ro của ngân hàng. Có khá nhiều ngân hàng vẫn chưa thanh toán các khoản nợ với Ngân hàng Nhà nước.
Riêng Ngân hàng Phát triển vẫn chưa thanh toán quỹ lương kịp thời cho người lao động, còn tồn đọng 74,8 tỷ đồng, các chỉ tiêu tín dụng đầu tư phát triển do Chính phủ giao chỉ thực hiện được 55,16% kế hoạch.
Theo ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước, có khá nhiều sai phạm của các đơn vị được kiểm toán đã được Kiểm toán Nhà nước kiến nghị và khuyến cáo từ trước, song phần lớn họ không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc những kết luận và kiến nghị đó.
Chính vì vậy, theo ông Khái, để tăng cường kỷ luật tài chính tại các đơn vị, Chính phủ cần phải ban hành chỉ thị về quản lý tài chính và tài khóa ngân sách, thực hiện đầy đủ những kiến nghị, kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.