Công bố “sức khỏe” của tập đoàn, tổng công ty
Năm 2007 có 97% tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh có lãi, 3% kinh doanh lỗ
Ngày 10/7, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã họp báo về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Nhiều vấn đề đã được mổ xẻ như hiệu quả kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu... của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà - thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2007 có 97% tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh có lãi, 3% kinh doanh lỗ.
Không bù lỗ cho tập đoàn, tổng công ty
Từ đầu năm đến nay một số doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ do tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn, lạm phát cao, lãi suất ngân hàng cao. Thống kê của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt lợi nhuận trước thuế cao gồm Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn...
Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đầu là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (lỗ 900 tỉ đồng), Tổng công ty Xây dựng miền Trung (lỗ 88,5 tỉ đồng), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (lỗ 83,5 tỉ đồng), Tổng công ty Chè (lỗ 4,8 tỉ đồng).
Một số tổng công ty tuy không lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế đạt rất thấp, gồm Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, Tổng công ty Thiết bị y tế, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng thủy lợi...
Ông Hà khẳng định Nhà nước chỉ bù lỗ cho hoạt động kinh doanh dầu, còn lại các doanh nghiệp phải tự trang trải, thanh toán.
Về hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp, ông Phạm Viết Muôn - Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - giải thích sở dĩ một số doanh nghiệp có hệ số nợ cao là do vốn Nhà nước cấp không có bổ sung, chỉ bổ sung từ phần lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp nên các doanh nghiệp phải đi vay để sản xuất kinh doanh.
Ông Muôn cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng một số doanh nghiệp có hệ số nợ cao để có giải pháp thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Về tổng thể, ông Trần Xuân Hà cho rằng tổng vốn huy động của 76 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 514.465 tỉ đồng, gấp 1,36 lần vốn chủ sở hữu (tính đến hết năm 2007) không phải là hệ số cao, vẫn đảm bảo an toàn về tài chính của doanh nghiệp.
Về kết quả thực hiện thí điểm thuê tổng giám đốc tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ông Muôn cho biết các đơn vị được thí điểm thuê tổng giám đốc gồm Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp ôtô, Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng, Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Tổng công ty Thiết bị điện, Tổng công ty Vận tải đa phương thức.
Tuy nhiên, ông Muôn cho rằng do phải xây dựng đề án, chờ phê duyệt và những vấn đề về quan hệ giữa tổng giám đốc với chủ tịch hội đồng quản trị, với các phó tổng giám đốc... nên chỉ mới có các đơn vị thuê được tổng giám đốc là Tổng công ty Thiết bị điện, Tổng công ty Vận tải đa phương thức, Tổng công ty Công nghiệp ôtô. Các hợp đồng thuê tổng giám đốc đều có tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện ràng buộc...
Ông Muôn cho biết chủ trương của Nhà nước là những đơn vị nào có điều kiện thuê tổng giám đốc thì thực hiện nhưng đến nay chưa có chủ trương này đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam.
Chứng khoán giảm, cổ phần hóa lỡ hẹn
Theo ông Muôn, mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào năm 2010 không còn phù hợp. Đến nay đã có 3.786 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, còn 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Ông Muôn cho rằng mặc dù cổ phần hóa nhưng vẫn bộ máy lãnh đạo cũ nên nhiều doanh nghiệp còn mang dáng dấp doanh nghiệp nhà nước.
Để "kích" các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, sắp tới sẽ áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế và cho phép các cổ đông nước ngoài mua cổ phần ở những doanh nghiệp lớn.
Về tình hình cổ phần hóa từ đầu năm đến nay, do thị trường chứng khoán suy giảm nên việc bán cổ phần lần đầu (IPO) của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó, ông Hà cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu, tăng cường khâu hạch toán kinh doanh, quản trị điều hành các doanh nghiệp. Theo ông Muôn, có thể cổ phần hóa chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần chưa phải qua IPO, lựa chọn cổ đông chiến lược trao đổi bán trực tiếp.
Thậm chí, Nhà nước sẽ chi phối 99%, 1% do cổ đông khác nắm giữ nhưng vẫn có cơ chế khác với doanh nghiệp nhà nước. Cách làm này cho phép quản trị theo công ty cổ phần ở doanh nghiệp nhà nước để hoạt động năng động, hiệu quả hơn.
Còn theo ông Hà, cơ chế cổ phần hóa qui định ba phương thức bán cổ phần là đấu giá, bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận, nhưng qua thực tiễn có thể xem xét phạm vi áp dụng đối với hình thức bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận cho hợp lý hơn.
Kiểm soát đầu tư ra ngoài ngành
Tính đến nay, tổng số tiền mà các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng, bất động sản là 7.370 tỉ đồng.
Cụ thể, có 13 đơn vị đầu tư vào các quĩ chứng khoán, quĩ đầu tư tài chính với 1.061 tỉ đồng (bằng 0,31 vốn chủ sở hữu), 19 đơn vị góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần với tổng đầu tư 4.426 tỉ đồng (bằng 1,3 vốn chủ sở hữu), 13 đơn vị góp vốn thành lập 15 công ty chứng khoán với tổng đầu tư 420 tỉ đồng (bằng 0,12 vốn chủ sở hữu), 18 đơn vị góp vốn đầu tư vào bất động sản với tổng đầu tư 1.463 tỉ đồng (bằng 0,43 vốn chủ sở hữu).
Theo ông Hà, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi nghị định về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp khác, trong đó có đề xuất vấn đề đầu tư ra bên ngoài.
Nguyên tắc là đầu tư phải có hiệu quả, phải dành phần lớn vốn cho các hoạt động kinh doanh chính, còn đối với một số lĩnh vực thì Chính phủ đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không được sử dụng vốn của chủ sở hữu, vốn đầu tư phát triển, vốn xây dựng cơ bản để góp vốn thành lập mua cổ phần vào các quĩ đầu tư chứng khoán, kể cả quĩ đầu tư mạo hiểm...
Nhiều vấn đề đã được mổ xẻ như hiệu quả kinh doanh, đầu tư ngoài ngành, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu... của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà - thành viên Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2007 có 97% tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh có lãi, 3% kinh doanh lỗ.
Không bù lỗ cho tập đoàn, tổng công ty
Từ đầu năm đến nay một số doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ do tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn, lạm phát cao, lãi suất ngân hàng cao. Thống kê của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt lợi nhuận trước thuế cao gồm Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn...
Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đầu là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (lỗ 900 tỉ đồng), Tổng công ty Xây dựng miền Trung (lỗ 88,5 tỉ đồng), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (lỗ 83,5 tỉ đồng), Tổng công ty Chè (lỗ 4,8 tỉ đồng).
Một số tổng công ty tuy không lỗ nhưng lợi nhuận trước thuế đạt rất thấp, gồm Tổng công ty Thủy sản Hạ Long, Tổng công ty Thiết bị y tế, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng thủy lợi...
Ông Hà khẳng định Nhà nước chỉ bù lỗ cho hoạt động kinh doanh dầu, còn lại các doanh nghiệp phải tự trang trải, thanh toán.
Về hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp, ông Phạm Viết Muôn - Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - giải thích sở dĩ một số doanh nghiệp có hệ số nợ cao là do vốn Nhà nước cấp không có bổ sung, chỉ bổ sung từ phần lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp nên các doanh nghiệp phải đi vay để sản xuất kinh doanh.
Ông Muôn cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng một số doanh nghiệp có hệ số nợ cao để có giải pháp thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Về tổng thể, ông Trần Xuân Hà cho rằng tổng vốn huy động của 76 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 514.465 tỉ đồng, gấp 1,36 lần vốn chủ sở hữu (tính đến hết năm 2007) không phải là hệ số cao, vẫn đảm bảo an toàn về tài chính của doanh nghiệp.
Về kết quả thực hiện thí điểm thuê tổng giám đốc tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ông Muôn cho biết các đơn vị được thí điểm thuê tổng giám đốc gồm Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp ôtô, Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng, Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Tổng công ty Thiết bị điện, Tổng công ty Vận tải đa phương thức.
Tuy nhiên, ông Muôn cho rằng do phải xây dựng đề án, chờ phê duyệt và những vấn đề về quan hệ giữa tổng giám đốc với chủ tịch hội đồng quản trị, với các phó tổng giám đốc... nên chỉ mới có các đơn vị thuê được tổng giám đốc là Tổng công ty Thiết bị điện, Tổng công ty Vận tải đa phương thức, Tổng công ty Công nghiệp ôtô. Các hợp đồng thuê tổng giám đốc đều có tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện ràng buộc...
Ông Muôn cho biết chủ trương của Nhà nước là những đơn vị nào có điều kiện thuê tổng giám đốc thì thực hiện nhưng đến nay chưa có chủ trương này đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam.
Chứng khoán giảm, cổ phần hóa lỡ hẹn
Theo ông Muôn, mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào năm 2010 không còn phù hợp. Đến nay đã có 3.786 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, còn 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Ông Muôn cho rằng mặc dù cổ phần hóa nhưng vẫn bộ máy lãnh đạo cũ nên nhiều doanh nghiệp còn mang dáng dấp doanh nghiệp nhà nước.
Để "kích" các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, sắp tới sẽ áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế và cho phép các cổ đông nước ngoài mua cổ phần ở những doanh nghiệp lớn.
Về tình hình cổ phần hóa từ đầu năm đến nay, do thị trường chứng khoán suy giảm nên việc bán cổ phần lần đầu (IPO) của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó, ông Hà cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu, tăng cường khâu hạch toán kinh doanh, quản trị điều hành các doanh nghiệp. Theo ông Muôn, có thể cổ phần hóa chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần chưa phải qua IPO, lựa chọn cổ đông chiến lược trao đổi bán trực tiếp.
Thậm chí, Nhà nước sẽ chi phối 99%, 1% do cổ đông khác nắm giữ nhưng vẫn có cơ chế khác với doanh nghiệp nhà nước. Cách làm này cho phép quản trị theo công ty cổ phần ở doanh nghiệp nhà nước để hoạt động năng động, hiệu quả hơn.
Còn theo ông Hà, cơ chế cổ phần hóa qui định ba phương thức bán cổ phần là đấu giá, bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận, nhưng qua thực tiễn có thể xem xét phạm vi áp dụng đối với hình thức bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận cho hợp lý hơn.
Kiểm soát đầu tư ra ngoài ngành
Tính đến nay, tổng số tiền mà các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào chứng khoán, ngân hàng, bất động sản là 7.370 tỉ đồng.
Cụ thể, có 13 đơn vị đầu tư vào các quĩ chứng khoán, quĩ đầu tư tài chính với 1.061 tỉ đồng (bằng 0,31 vốn chủ sở hữu), 19 đơn vị góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần với tổng đầu tư 4.426 tỉ đồng (bằng 1,3 vốn chủ sở hữu), 13 đơn vị góp vốn thành lập 15 công ty chứng khoán với tổng đầu tư 420 tỉ đồng (bằng 0,12 vốn chủ sở hữu), 18 đơn vị góp vốn đầu tư vào bất động sản với tổng đầu tư 1.463 tỉ đồng (bằng 0,43 vốn chủ sở hữu).
Theo ông Hà, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi nghị định về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước và đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp khác, trong đó có đề xuất vấn đề đầu tư ra bên ngoài.
Nguyên tắc là đầu tư phải có hiệu quả, phải dành phần lớn vốn cho các hoạt động kinh doanh chính, còn đối với một số lĩnh vực thì Chính phủ đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không được sử dụng vốn của chủ sở hữu, vốn đầu tư phát triển, vốn xây dựng cơ bản để góp vốn thành lập mua cổ phần vào các quĩ đầu tư chứng khoán, kể cả quĩ đầu tư mạo hiểm...