Công nghệ di động: Từ “xúc xích” thành “hamburger”
Ngay ở thời điểm suy thoái này, ngành công nghệ di động lại đang trải qua một sự chuyển mình lớn
Tại Hội nghị Thế giới Di động (Mobile World Congress 2009) - sự kiện thường niên lớn nhất của ngành công nghiệp di động thế giới - vừa tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha, những gì diễn ra trong phòng hội nghị và khu vực triển lãm là rất khác nhau.
Lãnh đạo các hãng di động thế giới tham gia hội nghị không tiếc lời than vãn về tác động của suy thoái kinh tế và đòi hỏi phải có phổ vô tuyến miễn phí để kích thích sự tăng trưởng của ngành. Trong khi đó, tại nơi trưng bày sản phẩm, khách tham quan khó có thể tìm hiểu hết được vô số những mẫu di động thông minh và các dịch vụ mới của lĩnh vực này.
Thời của phần mềm ứng dụng
Trong điều kiện suy thoái hiện nay, sự trái chiều này có lẽ sẽ còn tồn tại thêm một thời gian nữa. Trái với hy vọng, ngành công nghệ di động toàn cầu không thể miễn nhiễm trước khủng hoảng. Năm 2008, doanh số thị trường di động toàn cầu tăng 6%, lên mức 1,2 tỷ máy. Tuy nhiên, năm nay, con số này được dự báo sẽ sụt giảm ít nhất 10%.
Tuy nhiên, cũng chính vào lúc này, ngành công nghệ di động lại đang trải qua một sự chuyển mình lớn, hứa hẹn sẽ giúp tạo ra sự tăng trưởng cao trong những năm tới. Nếu so sánh với ngành công nghệ thông tin, những gì đang diễn ra trong lĩnh vực di động giống như thể chiếc máy tính cá nhân, giao diện đồ họa người dùng, kết nối Internet tốc độ cao và phần mềm mã nguồn mở cùng “cất cánh” một lúc.
Những chiếc máy điện thoại di động thông thường dùng để gọi và nhắn tin rất tốt, nhưng không có những chức năng phức tạp hơn như duyệt web. Việc cài đặt thêm ứng dụng phần mềm mới cho những chiếc điện thoại này cũng là “bất khả thi”.
Tuy nhiên, với những chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất - sản phẩm chiếm khoảng 15% số điện thoại di động được tiêu thụ toàn cầu - đàm thoại và nhắn tin chỉ là hai trong vô số chức năng. Những ứng dụng mới, thường là kết nối với dịch vụ trên Internet, có thể được tải về từ các kho ứng dụng trực tuyến bằng một vài thao tác đơn giản trên màn hình cảm ứng hoặc bàn phím mini. Người sử dụng rất có thể choáng ngợp trước con số ứng dụng di động lên tới hàng ngàn, từ những ứng dụng hữu ích như danh sách việc cần làm (to-do list) và sch điện tử (e-book reader), tới những ứng dụng “lạ hoắc”…
Hầu như ai cũng đã rõ, đi tiên phong trong việc chế tạo những thiết bị thông minh này, cũng như những chương trình chạy trên đó, là một gương mặt “mới toe” trong làng di động - hãng Apple. Tính tới cuối năm ngoái, Apple đã bán được hơn 17 triệu chiếc iPhone. “Gian hàng” trực tuyến các ứng dụng của hãng - App Store - cũng đã nhận được 500 triệu lượt tải ứng dụng của khách hàng kể từ khi ra mắt vào tháng 7/2008.
Nhiều hãng di động khác cũng đang cố gắng đi theo lối đi của Apple. Chẳng hạn, tại Barcelona mới đây, hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft và hãng sản xuất điện thoại di động số một thế giới Nokia cùng tuyên bố ra mắt gian hàng ứng dụng trực tuyến của mình. Hãng Research in Motion (RIM) - hãng sản xuất điện thoại hiệu BlackBerry - và hãng dịch vụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google cũng đã có bước đi tương tự.
Sự phổ biến của hoạt động tải phần mềm ứng dụng về các máy điện thoại thông minh, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của dịch vụ băng thông rộng di động (mobile broadband) đã dẫn tới những dự báo cho rằng tốc độ tăng trưởng của lưu lượng dữ liệu di động thời gian tới sẽ “kinh hoàng”, không kém gì những dự báo được đưa ra trong thời kỳ bùng nổ Internet. Hãng sản xuất thiết bị mạng Nokia Siemens Networks cho rằng, lưu lượng dữ liệu di động sẽ tăng gấp 300 lần trong thời gian từ nay tới năm 2015.
“Chiếc bánh hamburger”
Tuy nhiên, trong cuộc đua, không phải ai cũng là người chiến thắng. Với việc những chiếc điện thoại cầm tay dần dần trở thành những chiếc máy tính mini, ngành công nghệ di động cuối cùng rồi sẽ trải qua sự chuyển biến đã được dự báo từ nhiều năm qua: Từ chỗ là một ngành hợp nhất theo chiều dọc tới chỗ bị chia cắt theo chiều ngang thành những lớp công nghệ khác biệt, như mạng, thiết bị, hệ điều hành và ứng dụng.
Giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hãng viễn thông Ericsson của Thụy Điển Carl-Henric Svanberg đã ví, ngành công nghệ di động vốn là “một chiếc xúc xích dọc” đang trở thành “một chiếc bánh hamburger nhiều lớp”.
Sự chuyển biến này sẽ kéo theo tính kinh tế của ngành công nghệ di động. Theo chuyên gia Ben Wood của hãng nghiên cứu thị trường CCS Insight, từ trước tới nay, các nhà cung cấp dịch vụ mạng vẫn là đối tượng mạnh nhất trong ngành. Những nhà điều hành mạng này sở hữu phổ vô tuyến, xây dựng các mạng di động, duy trì mối quan hệ với khách hàng, và có mức lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, ông Wood cho rằng, trong “trật tự” mới, các hãng này sẽ phải chia sẻ doanh thu và lợi nhuận với các nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ, chẳng hạn như Apple, Google hay Facebook.
Khi Internet lần đầu tiên sử dụng trên điện thoại di động vào cuối những năm 1990, các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã cố “giam giữ” khách thuê bao trong những “khu vườn có tường bao” các loại dịch vụ mà họ kiểm soát. Khi những nỗ lực có tính kìm hãm đối với toàn này thất bại, nhiều người dự báo các nhà điều hanh mạng rốt cục trở thành “những chiếc ống rẻ tiền”, tức là chỉ mang chức năng truyền dẫn tín hiệu chứ chẳng đem lại nhiều giá trị gia tăng gì.
Tuy nhiên, điều này không chắc sẽ xảy ra. Theo chuyên gia John Delaney của hãng nghiên cứu thị trường IDC, các hãng dịch vụ mạng là quá mạnh để có thể bị các đối tượng khác trong ngành đè bẹp. Họ có tài sản mà các doanh nghiệp khác cần, như cơ sở hạ tầng cho việc hỗ trợ khách hàng, cũng như những phương tiện để định vị người sử dụng và nhằm quảng cáo vào đối tượng khách hàng phù hợp.
Trên thực tế, các nhà điều hành mạng đã bắt đầu dùng những ưu thế này của họ để củng cố thêm cho nhiều dịch vụ di động của các doanh nghiệp khác.
Sẽ không có độc quyền?
Nếu như các hãng cung cấp dịch vụ mạng không thể kiểm soát Internet di động, thì các hãng như Apple, Google hay Nokia có thể làm được điều này?
Xét cho cùng, sự lớn mạnh của chiếc máy tính cá nhân đã đưa hai tập đoàn là Microsoft và Intel vào vị trí thống lĩnh thị trường. Với các mức thị phần lần lượng là 90% trên thị trường hệ điều hành và 80% trên thị trường bộ vi xử lý, Microsoft và Intel thu lợi nhuận lớn hơn bất kỳ đối thủ nào cùng lĩnh vực.
Tuy nhiên, ít có khả năng ngành công nghệ di động sẽ đi tới tình trạng gần như độc quyền như vậy.
Một lý do là người ta đã chứng kiến sự độc quyền của Microsoft đối với hệ điều hành máy tính. Để tránh lặp lại sự độc quyền này ở lĩnh vực di động, Google đã phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh, hệ điều hành có tên Android, và đang thúc đẩy việc đưa phần mềm này trở thành một phần mềm mã nguồn mở. Người lãnh đạo bộ phận chế tạo Android của Google, ông Andy Rubin, tuyên bố, Google không muống bị “cản trở bởi một mô hình kinh doanh khác”.
Nokia cũng đã đưa hệ điều hành Symbian dành cho điện thoại thông minh của hãng trở thành phần mềm mã nguồn mở. Bởi thế, cho dù Apple và Microsoft có đang duy trì thế thống lĩnh trong lĩnh vực hệ điều hành điện thoại thông minh, bộ phận này trong “chiếc bánh hamburger” ngành công nghệ di động đang được đa dạng hóa.
Sự thống trị của hãng Intel trong lĩnh vực bộ vi xử lý cũng có vẻ như khó xảy ra trong ngành di động. Mặc dù Intel đang nỗ lực để có một bước tiến sâu hơn vào lĩnh vực di động bằng dòng sản phẩm chip công suất thấp mới nhất có tên Atom, nhiều hãng chip khác cũng đã cung cấp sản phẩm chip tương tự. Phần lớn những sản phẩm này được sản xuất dựa trên thiết kế của một công ty Anh có tên ARM. Với lý do này, ít có khả năng xảy ra sự độc quyền chip điện thoại di động như đã tồn tại trong lĩnh vực máy tính.
Thị trường điện thoại di động đang chín muồi và sự tăng trưởng thời gian tới sẽ phần lớn xuất phát từ các sản phẩm phần mềm và dịch vụ. Hãng Nokia vì thế đã mở kho ứng dụng có tên Ovi nhằm tạo ra một “gian hàng” toàn cầu cho các phần mềm di động. Mặt khác, điện thoại di động là một vật dụng mang tính cá nhân cao hơn nhiều so với máy tính, bởi thế cũng sẽ đem đến một phạm vi sáng tạo rộng lớn hơn nhiều.
Dĩ nhiên, nhiều người có thể đặt câu hỏi, “chiếc hamburger” của ngành di động sẽ lớn tới mức nào?
Hãng nghiên cứu Informa dự báo, doanh thu của các nội dung và dịch vụ dữ liệu của ngành có thể lên tới 240 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2012. Mặc dù phần lớn các ứng dụng trong kho ứng dụng App Store của Apple là miễn phí, khách hàng vẫn ít nhiều phải chi tiền ở đó. Ước tính, 1/6 người sử dụng iPhone ở Mỹ chi hơn 100 USD trong năm qua cho những ứng dụng này. Chưa ai dám chắc, nguồn thu mới mẻ và nhiều hứa hẹn này sẽ bền vững tới đâu.
Tuy nhiên, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghệ di động dường như có lý khi tin tưởng rằng điện thoại thông minh cuối cùng sẽ nổi lên thành một dạng máy tính mới đầy sáng tạo, mạnh mẽ, và đem lại lợi nhuận dồi dào.
(Theo Economist)
Lãnh đạo các hãng di động thế giới tham gia hội nghị không tiếc lời than vãn về tác động của suy thoái kinh tế và đòi hỏi phải có phổ vô tuyến miễn phí để kích thích sự tăng trưởng của ngành. Trong khi đó, tại nơi trưng bày sản phẩm, khách tham quan khó có thể tìm hiểu hết được vô số những mẫu di động thông minh và các dịch vụ mới của lĩnh vực này.
Thời của phần mềm ứng dụng
Trong điều kiện suy thoái hiện nay, sự trái chiều này có lẽ sẽ còn tồn tại thêm một thời gian nữa. Trái với hy vọng, ngành công nghệ di động toàn cầu không thể miễn nhiễm trước khủng hoảng. Năm 2008, doanh số thị trường di động toàn cầu tăng 6%, lên mức 1,2 tỷ máy. Tuy nhiên, năm nay, con số này được dự báo sẽ sụt giảm ít nhất 10%.
Tuy nhiên, cũng chính vào lúc này, ngành công nghệ di động lại đang trải qua một sự chuyển mình lớn, hứa hẹn sẽ giúp tạo ra sự tăng trưởng cao trong những năm tới. Nếu so sánh với ngành công nghệ thông tin, những gì đang diễn ra trong lĩnh vực di động giống như thể chiếc máy tính cá nhân, giao diện đồ họa người dùng, kết nối Internet tốc độ cao và phần mềm mã nguồn mở cùng “cất cánh” một lúc.
Những chiếc máy điện thoại di động thông thường dùng để gọi và nhắn tin rất tốt, nhưng không có những chức năng phức tạp hơn như duyệt web. Việc cài đặt thêm ứng dụng phần mềm mới cho những chiếc điện thoại này cũng là “bất khả thi”.
Tuy nhiên, với những chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất - sản phẩm chiếm khoảng 15% số điện thoại di động được tiêu thụ toàn cầu - đàm thoại và nhắn tin chỉ là hai trong vô số chức năng. Những ứng dụng mới, thường là kết nối với dịch vụ trên Internet, có thể được tải về từ các kho ứng dụng trực tuyến bằng một vài thao tác đơn giản trên màn hình cảm ứng hoặc bàn phím mini. Người sử dụng rất có thể choáng ngợp trước con số ứng dụng di động lên tới hàng ngàn, từ những ứng dụng hữu ích như danh sách việc cần làm (to-do list) và sch điện tử (e-book reader), tới những ứng dụng “lạ hoắc”…
Hầu như ai cũng đã rõ, đi tiên phong trong việc chế tạo những thiết bị thông minh này, cũng như những chương trình chạy trên đó, là một gương mặt “mới toe” trong làng di động - hãng Apple. Tính tới cuối năm ngoái, Apple đã bán được hơn 17 triệu chiếc iPhone. “Gian hàng” trực tuyến các ứng dụng của hãng - App Store - cũng đã nhận được 500 triệu lượt tải ứng dụng của khách hàng kể từ khi ra mắt vào tháng 7/2008.
Nhiều hãng di động khác cũng đang cố gắng đi theo lối đi của Apple. Chẳng hạn, tại Barcelona mới đây, hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft và hãng sản xuất điện thoại di động số một thế giới Nokia cùng tuyên bố ra mắt gian hàng ứng dụng trực tuyến của mình. Hãng Research in Motion (RIM) - hãng sản xuất điện thoại hiệu BlackBerry - và hãng dịch vụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google cũng đã có bước đi tương tự.
Sự phổ biến của hoạt động tải phần mềm ứng dụng về các máy điện thoại thông minh, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của dịch vụ băng thông rộng di động (mobile broadband) đã dẫn tới những dự báo cho rằng tốc độ tăng trưởng của lưu lượng dữ liệu di động thời gian tới sẽ “kinh hoàng”, không kém gì những dự báo được đưa ra trong thời kỳ bùng nổ Internet. Hãng sản xuất thiết bị mạng Nokia Siemens Networks cho rằng, lưu lượng dữ liệu di động sẽ tăng gấp 300 lần trong thời gian từ nay tới năm 2015.
“Chiếc bánh hamburger”
Tuy nhiên, trong cuộc đua, không phải ai cũng là người chiến thắng. Với việc những chiếc điện thoại cầm tay dần dần trở thành những chiếc máy tính mini, ngành công nghệ di động cuối cùng rồi sẽ trải qua sự chuyển biến đã được dự báo từ nhiều năm qua: Từ chỗ là một ngành hợp nhất theo chiều dọc tới chỗ bị chia cắt theo chiều ngang thành những lớp công nghệ khác biệt, như mạng, thiết bị, hệ điều hành và ứng dụng.
Giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hãng viễn thông Ericsson của Thụy Điển Carl-Henric Svanberg đã ví, ngành công nghệ di động vốn là “một chiếc xúc xích dọc” đang trở thành “một chiếc bánh hamburger nhiều lớp”.
Sự chuyển biến này sẽ kéo theo tính kinh tế của ngành công nghệ di động. Theo chuyên gia Ben Wood của hãng nghiên cứu thị trường CCS Insight, từ trước tới nay, các nhà cung cấp dịch vụ mạng vẫn là đối tượng mạnh nhất trong ngành. Những nhà điều hành mạng này sở hữu phổ vô tuyến, xây dựng các mạng di động, duy trì mối quan hệ với khách hàng, và có mức lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, ông Wood cho rằng, trong “trật tự” mới, các hãng này sẽ phải chia sẻ doanh thu và lợi nhuận với các nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ, chẳng hạn như Apple, Google hay Facebook.
Khi Internet lần đầu tiên sử dụng trên điện thoại di động vào cuối những năm 1990, các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã cố “giam giữ” khách thuê bao trong những “khu vườn có tường bao” các loại dịch vụ mà họ kiểm soát. Khi những nỗ lực có tính kìm hãm đối với toàn này thất bại, nhiều người dự báo các nhà điều hanh mạng rốt cục trở thành “những chiếc ống rẻ tiền”, tức là chỉ mang chức năng truyền dẫn tín hiệu chứ chẳng đem lại nhiều giá trị gia tăng gì.
Tuy nhiên, điều này không chắc sẽ xảy ra. Theo chuyên gia John Delaney của hãng nghiên cứu thị trường IDC, các hãng dịch vụ mạng là quá mạnh để có thể bị các đối tượng khác trong ngành đè bẹp. Họ có tài sản mà các doanh nghiệp khác cần, như cơ sở hạ tầng cho việc hỗ trợ khách hàng, cũng như những phương tiện để định vị người sử dụng và nhằm quảng cáo vào đối tượng khách hàng phù hợp.
Trên thực tế, các nhà điều hành mạng đã bắt đầu dùng những ưu thế này của họ để củng cố thêm cho nhiều dịch vụ di động của các doanh nghiệp khác.
Sẽ không có độc quyền?
Nếu như các hãng cung cấp dịch vụ mạng không thể kiểm soát Internet di động, thì các hãng như Apple, Google hay Nokia có thể làm được điều này?
Xét cho cùng, sự lớn mạnh của chiếc máy tính cá nhân đã đưa hai tập đoàn là Microsoft và Intel vào vị trí thống lĩnh thị trường. Với các mức thị phần lần lượng là 90% trên thị trường hệ điều hành và 80% trên thị trường bộ vi xử lý, Microsoft và Intel thu lợi nhuận lớn hơn bất kỳ đối thủ nào cùng lĩnh vực.
Tuy nhiên, ít có khả năng ngành công nghệ di động sẽ đi tới tình trạng gần như độc quyền như vậy.
Một lý do là người ta đã chứng kiến sự độc quyền của Microsoft đối với hệ điều hành máy tính. Để tránh lặp lại sự độc quyền này ở lĩnh vực di động, Google đã phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại thông minh, hệ điều hành có tên Android, và đang thúc đẩy việc đưa phần mềm này trở thành một phần mềm mã nguồn mở. Người lãnh đạo bộ phận chế tạo Android của Google, ông Andy Rubin, tuyên bố, Google không muống bị “cản trở bởi một mô hình kinh doanh khác”.
Nokia cũng đã đưa hệ điều hành Symbian dành cho điện thoại thông minh của hãng trở thành phần mềm mã nguồn mở. Bởi thế, cho dù Apple và Microsoft có đang duy trì thế thống lĩnh trong lĩnh vực hệ điều hành điện thoại thông minh, bộ phận này trong “chiếc bánh hamburger” ngành công nghệ di động đang được đa dạng hóa.
Sự thống trị của hãng Intel trong lĩnh vực bộ vi xử lý cũng có vẻ như khó xảy ra trong ngành di động. Mặc dù Intel đang nỗ lực để có một bước tiến sâu hơn vào lĩnh vực di động bằng dòng sản phẩm chip công suất thấp mới nhất có tên Atom, nhiều hãng chip khác cũng đã cung cấp sản phẩm chip tương tự. Phần lớn những sản phẩm này được sản xuất dựa trên thiết kế của một công ty Anh có tên ARM. Với lý do này, ít có khả năng xảy ra sự độc quyền chip điện thoại di động như đã tồn tại trong lĩnh vực máy tính.
Thị trường điện thoại di động đang chín muồi và sự tăng trưởng thời gian tới sẽ phần lớn xuất phát từ các sản phẩm phần mềm và dịch vụ. Hãng Nokia vì thế đã mở kho ứng dụng có tên Ovi nhằm tạo ra một “gian hàng” toàn cầu cho các phần mềm di động. Mặt khác, điện thoại di động là một vật dụng mang tính cá nhân cao hơn nhiều so với máy tính, bởi thế cũng sẽ đem đến một phạm vi sáng tạo rộng lớn hơn nhiều.
Dĩ nhiên, nhiều người có thể đặt câu hỏi, “chiếc hamburger” của ngành di động sẽ lớn tới mức nào?
Hãng nghiên cứu Informa dự báo, doanh thu của các nội dung và dịch vụ dữ liệu của ngành có thể lên tới 240 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2012. Mặc dù phần lớn các ứng dụng trong kho ứng dụng App Store của Apple là miễn phí, khách hàng vẫn ít nhiều phải chi tiền ở đó. Ước tính, 1/6 người sử dụng iPhone ở Mỹ chi hơn 100 USD trong năm qua cho những ứng dụng này. Chưa ai dám chắc, nguồn thu mới mẻ và nhiều hứa hẹn này sẽ bền vững tới đâu.
Tuy nhiên, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghệ di động dường như có lý khi tin tưởng rằng điện thoại thông minh cuối cùng sẽ nổi lên thành một dạng máy tính mới đầy sáng tạo, mạnh mẽ, và đem lại lợi nhuận dồi dào.
(Theo Economist)