Công nghiệp dầu khí thế giới “đói” nhân lực
Sự thiếu hụt nhân lực hiện nay trong ngành dầu khí chính là hậu quả của những đợt sa thải lớn trong ngành này
CoconoPhillips đang có những kế hoạch lớn. Với giá dầu tăng cao, hãng dầu lửa vào hàng lớn nhất thế giới này mới đây công bố sẽ tăng ngân sách cho việc thăm dò và sản xuất dầu thêm 8%, lên 11 tỷ USD, để phục vụ các dự án lớn ở khắp nơi trên thế giới, từ Canada, Trung Quốc tới biển Caspi.
Tuy nhiên, có một trở ngại lớn đối với chiến lược này của CoconoPhillips, đó là tình trạng thiếu nhân lực. Phân nửa nhân viên của CoconoPhillips sẽ tới tuổi nghỉ hưu trong vòng 5 năm nữa. Trừ phi CoconoPhillips tìm đủ người để thay thế số nhân viên nghỉ hưu, kế hoạch mở rộng hoạt động của tập đoàn này sẽ tốn kém hơn và thậm chí sẽ không diễn ra đúng như tốc độ dự kiến.
Giám đốc điều hành (CEO) James J. Mulva của CoconoPhillips cho biết, thiếu nhân lực là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với tập đoàn này trong dài hạn.
Mulva không phải là CEO duy nhất trong ngành công nghiệp dầu khí lo lắng về vấn đề này. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới đồng nghĩa với nhu cầu lớn hơn về nhân lực dầu khí ở mọi trình độ, từ công nhân xây dựng, quản lý dự án, kỹ sư dầu khí tới kỹ sư địa chất. Gần như ngành công nghiệp dầu khí đang thiếu nhân lực trầm trọng ở tất cả các lĩnh vực nói trên. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành công nghiệp dầu khí thế giới vẫn sẽ thiếu 10 - 15% lượng nhân lực cần thiết từ nay đến 2010.
Nếu dự báo này là đúng, sự thiếu hụt nhân lực này sẽ khiến các dự án dầu khí lớn bị chậm tiến độ trên diện rộng, dẫn tới thiếu hụt cung dầu, và thậm chí còn khiến giá dầu tăng cao hơn. Một dự án khai thác dầu cực lớn của các tập đoàn ENI, ExxonMobil, Total và Shell phối hợp thực hiện ở mỏ dầu Kashagan tại Kazakhstan mới đây đã “lao đao” vì thiếu nhân lực. Đây là một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới với trữ lượng dự báo lên tới 13 tỷ thùng. Nhưng do thiếu nhân lực, thời hạn hoàn thành dự án đã bị lùi từ năm 2008 tới năm 2010 hoặc 2011.
Sự thiếu hụt nhân lực hiện nay trong ngành dầu khí chính là hậu quả của những đợt sa thải lớn trong ngành này khi giá dầu sụt giảm mạnh trong thời kỳ 1982 đến 2000. Trong giai đoạn này, hơn 500.000 người làm trong ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đã mất việc. Khi đó, nhiều người trẻ tuổi coi việc gia nhập vào lĩnh vực này đồng nghĩa với một sự nghiệp chẳng ra sao. Do đó, số sinh viên đăng ký học vào những ngành học liên quan đến dầu khí giảm 85% trong thời gian từ 1982 đến 2003.
“Chúng ta đã mất hẳn một thế hệ nhân công”, Michael Killalea, Phó chủ tịch Hiệp hội Quốc tế Các nhà thầu khoan dầu, nhận định. Hiện nay, gần 40% các kỹ sư dầu khí của Mỹ đã ở vào độ tuổi trên 50, so với mức chỉ 30% vào năm 1997.
Để thu hút lao động, các công ty dầu lửa đang áp dụng tất cả những biện pháp truyền thống có thể như tăng lương, tăng các chế độ cho người lao động... Theo thống kê của Cục Thống kê Lao động Mỹ, từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2006, lương của kỹ sư dầu khí Mỹ đã tăng thêm 17%, so với mức tăng 9% dành cho các kỹ sư điện và 11% cho kỹ sư xây dựng.
Ngoài ra, các công ty dầu khí còn tìm đến sự trợ giúp của những ngành công nghiệp khác. Mới đây, Hiệp hội Quốc tế Các nhà thầu khoan dầu đã phối hợp với hãng ôtô Ford để tổ chức một hội chợ việc làm ở Ohio.
Một công ty dầu lửa khác của Mỹ là Devon Energy thậm chí vào tận các trường đại học để “săn đầu người”. Với bằng tiến sỹ địa chất học, Erik Kvale đã làm việc 19 năm ở Đại học Indiana, nhưng ông đã bị Devon thuyết phục chuyển sang làm việc cho tập đoàn này. Nhờ đó, mức lương giáo sư đại học 60.000 USD/năm của ông đã tăng gấp rưỡi. Ngoài ra, Devon còn tuyển dụng nhiều kỹ sư làm việc trong các nhà máy giấy ở Canada tới làm việc tại các mỏ dầu đang khai thác của mình.
Sự thiếu hụt nhân lực dầu khí chưa thể được lấp đầy một sớm một chiều, nhưng những nỗ lực của các công ty, đặc biệt là việc tăng lương, đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực. Năm ngoái, ngành dầu khí là một trong những ngành đề nghị mức lương cao nhất cho các sinh viên mới ra trường - 68.000 USD/năm. Nhờ đó, đã có 3.700 sinh viên Mỹ đăng ký theo học ngành dầu khí, một con số cao nhất kể từ năm 1986 đến nay.
(Theo BusinessWeek)
Tuy nhiên, có một trở ngại lớn đối với chiến lược này của CoconoPhillips, đó là tình trạng thiếu nhân lực. Phân nửa nhân viên của CoconoPhillips sẽ tới tuổi nghỉ hưu trong vòng 5 năm nữa. Trừ phi CoconoPhillips tìm đủ người để thay thế số nhân viên nghỉ hưu, kế hoạch mở rộng hoạt động của tập đoàn này sẽ tốn kém hơn và thậm chí sẽ không diễn ra đúng như tốc độ dự kiến.
Giám đốc điều hành (CEO) James J. Mulva của CoconoPhillips cho biết, thiếu nhân lực là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với tập đoàn này trong dài hạn.
Mulva không phải là CEO duy nhất trong ngành công nghiệp dầu khí lo lắng về vấn đề này. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới đồng nghĩa với nhu cầu lớn hơn về nhân lực dầu khí ở mọi trình độ, từ công nhân xây dựng, quản lý dự án, kỹ sư dầu khí tới kỹ sư địa chất. Gần như ngành công nghiệp dầu khí đang thiếu nhân lực trầm trọng ở tất cả các lĩnh vực nói trên. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành công nghiệp dầu khí thế giới vẫn sẽ thiếu 10 - 15% lượng nhân lực cần thiết từ nay đến 2010.
Nếu dự báo này là đúng, sự thiếu hụt nhân lực này sẽ khiến các dự án dầu khí lớn bị chậm tiến độ trên diện rộng, dẫn tới thiếu hụt cung dầu, và thậm chí còn khiến giá dầu tăng cao hơn. Một dự án khai thác dầu cực lớn của các tập đoàn ENI, ExxonMobil, Total và Shell phối hợp thực hiện ở mỏ dầu Kashagan tại Kazakhstan mới đây đã “lao đao” vì thiếu nhân lực. Đây là một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới với trữ lượng dự báo lên tới 13 tỷ thùng. Nhưng do thiếu nhân lực, thời hạn hoàn thành dự án đã bị lùi từ năm 2008 tới năm 2010 hoặc 2011.
Sự thiếu hụt nhân lực hiện nay trong ngành dầu khí chính là hậu quả của những đợt sa thải lớn trong ngành này khi giá dầu sụt giảm mạnh trong thời kỳ 1982 đến 2000. Trong giai đoạn này, hơn 500.000 người làm trong ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đã mất việc. Khi đó, nhiều người trẻ tuổi coi việc gia nhập vào lĩnh vực này đồng nghĩa với một sự nghiệp chẳng ra sao. Do đó, số sinh viên đăng ký học vào những ngành học liên quan đến dầu khí giảm 85% trong thời gian từ 1982 đến 2003.
“Chúng ta đã mất hẳn một thế hệ nhân công”, Michael Killalea, Phó chủ tịch Hiệp hội Quốc tế Các nhà thầu khoan dầu, nhận định. Hiện nay, gần 40% các kỹ sư dầu khí của Mỹ đã ở vào độ tuổi trên 50, so với mức chỉ 30% vào năm 1997.
Để thu hút lao động, các công ty dầu lửa đang áp dụng tất cả những biện pháp truyền thống có thể như tăng lương, tăng các chế độ cho người lao động... Theo thống kê của Cục Thống kê Lao động Mỹ, từ tháng 5/2003 đến tháng 5/2006, lương của kỹ sư dầu khí Mỹ đã tăng thêm 17%, so với mức tăng 9% dành cho các kỹ sư điện và 11% cho kỹ sư xây dựng.
Ngoài ra, các công ty dầu khí còn tìm đến sự trợ giúp của những ngành công nghiệp khác. Mới đây, Hiệp hội Quốc tế Các nhà thầu khoan dầu đã phối hợp với hãng ôtô Ford để tổ chức một hội chợ việc làm ở Ohio.
Một công ty dầu lửa khác của Mỹ là Devon Energy thậm chí vào tận các trường đại học để “săn đầu người”. Với bằng tiến sỹ địa chất học, Erik Kvale đã làm việc 19 năm ở Đại học Indiana, nhưng ông đã bị Devon thuyết phục chuyển sang làm việc cho tập đoàn này. Nhờ đó, mức lương giáo sư đại học 60.000 USD/năm của ông đã tăng gấp rưỡi. Ngoài ra, Devon còn tuyển dụng nhiều kỹ sư làm việc trong các nhà máy giấy ở Canada tới làm việc tại các mỏ dầu đang khai thác của mình.
Sự thiếu hụt nhân lực dầu khí chưa thể được lấp đầy một sớm một chiều, nhưng những nỗ lực của các công ty, đặc biệt là việc tăng lương, đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực. Năm ngoái, ngành dầu khí là một trong những ngành đề nghị mức lương cao nhất cho các sinh viên mới ra trường - 68.000 USD/năm. Nhờ đó, đã có 3.700 sinh viên Mỹ đăng ký theo học ngành dầu khí, một con số cao nhất kể từ năm 1986 đến nay.
(Theo BusinessWeek)