Công nghiệp phần cứng Việt Nam bứt tốc mạnh nhờ Samsung, Intel
Công nghiệp phần cứng, điện tử của Việt Nam đạt trên 23 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái
Chiều 16/9, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Sách Trắng thường niên về công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2013. Đây là lần thứ 5, Sách Trắng được công bố.
Theo Sách Trắng 2013, trong năm 2012, chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IDI), Việt Nam xếp vị trí 81/161 quốc gia, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, với chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI), Việt Nam xếp 84/144 quốc gia, đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á.
Một trong những thông tin đáng chú ý nhất trong Sách Trắng 2013 là sự phát triển của ngành công nghiệp phần cứng. Theo đó, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2012 đạt 25,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 86,3% so với năm 2011.
Sự tăng trưởng mạnh như trên là do việc duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với trên 23 tỷ USD doanh thu, tăng trưởng 103,2% và chiếm tới 90,4% tổng doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung ở Bắc Ninh và nhà máy sản xuất chip bán dẫn của Intel tại Tp.HCM đã góp phần đẩy doanh thu ngành công nghiệp phần cứng tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong khi đó, công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ khiêm tốn tương ứng là 3,1% và 6,0%, trong đó sự tăng trưởng lĩnh vực phần mềm là thấp nhất trong cả 3 lĩnh vực.
Theo Sách Trắng, năm 2012, số thuê bao di động vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy có chững lại với trên 131 triệu thuê bao tăng 3,2% nâng số thuê bao di động/100 dân đạt 148,33. Riêng với số thuê bao 3G năm 2012 đã bị giảm nhẹ do nhà mạng đã tăng cường cắt giảm các thuê bao ảo và số thuê bao 3G trên thực tế vẫn tăng. Số thuê bao cố định vẫn tiếp tục giảm do yếu tố công nghệ chỉ còn gần 10 triệu thuê bao giảm 6%.
Sách Trắng 2013 còn công bố số liệu từ báo của tập đoàn Tholons, trong năm 2011, Việt Nam xếp thứ 8 thế giới về gia công phần mềm. Năm 2012, theo báo cáo của tập đoàn Gartner được Sách Trắng dẫn lại, Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và top 30 thế giới về gia công phần mềm.
Tp.HCM và Hà Nội nằm trong top 100 thành phố hẫn dẫn về gia công phần mềm. Trong đó: Tp.HCM xếp thứ 16 và Hà Nội xếp thứ 23 (2013).
Thống kê từ Sách Trắng 2013 cho thấy xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông đạt 22,92 tỷ USD tăng trên 110,4% so với năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 3,5 triệu USD. Năm 2012, tổng số lao động trong lĩnh vực đạt trên 350.000 lao động, tăng trưởng hơn 50.000 lao động so với năm 2011, chủ yếu đến từ lĩnh vực phần cứng.
Việc công bố Sách Trắng khá muộn so với năm kết thúc báo cáo có thể coi là một trong những “hạn chế” của Sách Trắng. Bởi, những thông tin, con số được đưa ra trong Sách Trắng là tương đối cũ và khá phổ biến, đơn cử như số lượng thuê bao điện thoại di động, thuê bao 3G, các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực…
Ngoài ra, từ những số liệu tổng hợp được, Sách Trắng cũng chưa đưa ra được nhiều kiến nghị, tư vấn cho cơ chế, chính sách để từ đó, các đơn vị bộ ngành, doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở điều chỉnh, thay đổi, thúc đẩy phát triển có trọng tâm, trọng điểm, trên cả phương diện chính sách và hoạt động thực tế, để ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam phát triển vững mạnh và đúng xu hướng.
Theo Sách Trắng 2013, trong năm 2012, chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (IDI), Việt Nam xếp vị trí 81/161 quốc gia, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, với chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI), Việt Nam xếp 84/144 quốc gia, đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á.
Một trong những thông tin đáng chú ý nhất trong Sách Trắng 2013 là sự phát triển của ngành công nghiệp phần cứng. Theo đó, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2012 đạt 25,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 86,3% so với năm 2011.
Sự tăng trưởng mạnh như trên là do việc duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với trên 23 tỷ USD doanh thu, tăng trưởng 103,2% và chiếm tới 90,4% tổng doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung ở Bắc Ninh và nhà máy sản xuất chip bán dẫn của Intel tại Tp.HCM đã góp phần đẩy doanh thu ngành công nghiệp phần cứng tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong khi đó, công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng nhưng tốc độ khiêm tốn tương ứng là 3,1% và 6,0%, trong đó sự tăng trưởng lĩnh vực phần mềm là thấp nhất trong cả 3 lĩnh vực.
Theo Sách Trắng, năm 2012, số thuê bao di động vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy có chững lại với trên 131 triệu thuê bao tăng 3,2% nâng số thuê bao di động/100 dân đạt 148,33. Riêng với số thuê bao 3G năm 2012 đã bị giảm nhẹ do nhà mạng đã tăng cường cắt giảm các thuê bao ảo và số thuê bao 3G trên thực tế vẫn tăng. Số thuê bao cố định vẫn tiếp tục giảm do yếu tố công nghệ chỉ còn gần 10 triệu thuê bao giảm 6%.
Sách Trắng 2013 còn công bố số liệu từ báo của tập đoàn Tholons, trong năm 2011, Việt Nam xếp thứ 8 thế giới về gia công phần mềm. Năm 2012, theo báo cáo của tập đoàn Gartner được Sách Trắng dẫn lại, Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và top 30 thế giới về gia công phần mềm.
Tp.HCM và Hà Nội nằm trong top 100 thành phố hẫn dẫn về gia công phần mềm. Trong đó: Tp.HCM xếp thứ 16 và Hà Nội xếp thứ 23 (2013).
Thống kê từ Sách Trắng 2013 cho thấy xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông đạt 22,92 tỷ USD tăng trên 110,4% so với năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 3,5 triệu USD. Năm 2012, tổng số lao động trong lĩnh vực đạt trên 350.000 lao động, tăng trưởng hơn 50.000 lao động so với năm 2011, chủ yếu đến từ lĩnh vực phần cứng.
Việc công bố Sách Trắng khá muộn so với năm kết thúc báo cáo có thể coi là một trong những “hạn chế” của Sách Trắng. Bởi, những thông tin, con số được đưa ra trong Sách Trắng là tương đối cũ và khá phổ biến, đơn cử như số lượng thuê bao điện thoại di động, thuê bao 3G, các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực…
Ngoài ra, từ những số liệu tổng hợp được, Sách Trắng cũng chưa đưa ra được nhiều kiến nghị, tư vấn cho cơ chế, chính sách để từ đó, các đơn vị bộ ngành, doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở điều chỉnh, thay đổi, thúc đẩy phát triển có trọng tâm, trọng điểm, trên cả phương diện chính sách và hoạt động thực tế, để ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam phát triển vững mạnh và đúng xu hướng.