Công nghiệp về làng, thanh niên… ra phố
Nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất ở nông thôn đang "dở khóc, dở cười" vì không tuyển nổi lao động
Phải cố gắng lắm, nhiều tỉnh mới kéo được nhà đầu tư về các huyện, xã, thôn, làng của địa phương để xây nhà máy, lập công ty.
Nhưng đến khi lắp đặt công nghệ, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại thì mới “ngã ngửa” ra là tuyển dụng được lao động ở vùng quê thật không đơn giản. Đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, lao động có trình độ, tay nghề cao.
Tháng 8/2008, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình giới thiệu 5 doanh nghiệp tiêu tiểu trong tỉnh để tham gia giải thưởng sao vàng đất Việt 2008. Trong số 5 doanh nghiệp kể trên có hai doanh nghiệp nằm ở vùng nông thôn huyện Tiền Hải, đó là Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình và Công ty Sản xuất Kinh doanh sứ Hảo Cảnh. Đây là hai công ty chuyên sản xuất sứ vệ sinh, gạch ceramic các loại.
Thiếu lao động tại nơi dư thừa lao động
Ông Tô Xuân Cảnh, Giám đốc Công ty Hảo Cảnh cho biết: năm 2003, công ty đầu tư vào huyện Tiền Hải hơn 200 tỷ đồng để xây dựng 4 nhà máy, lắp đặt nhiều dây chuyền hiện đại chuyên sản xuất bồn sứ vệ sinh và gạch ceramic. Năm 2005, nhà máy đi vào hoạt động, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đủ đội ngũ kỹ sư để vận hành. Thiếu kỹ sư giỏi, công ty đã chủ động liên hệ trực tiếp với một số trường đại học ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng để đón sinh viên mới ra trường.
Thế nhưng nói đến về xã, huyện, các kỹ sư, cử nhân lập tức từ chối ngay, mặc dù Công ty sẵn sàng trả lương cao hơn 1 đến 2 triệu, thậm chí cao hơn 5 triệu so với ở thành phố. Ở vùng quê, doanh nghiệp không tìm được kỹ sư, họa sĩ, lao động qua đào tạo đã đành, nhưng để tuyển dụng được công nhân lao động phổ thông cũng chật vật.
Ông Trương Trọng Đạt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình tâm sự: “Đi xuống các xã, các thôn trong huyện để tuyển dụng công nhân, chúng tôi gặp rất nhiều các đơn vị tuyển dụng khác. Trong cạnh tranh nguồn tranh nhân lực đó, những doanh nghiệp ở nông thôn luôn bị thua. Mặc dù chúng tôi trả lương cao như họ, thậm chí cao hơn. Công nhân không thích làm cho các doanh nghiệp ở ngay trong xã mình, chỉ thích lên thành phố, lên tỉnh”.
Lực lượng lao động vừa thiếu, vừa yếu
Hàng chục công ty, doanh nghiệp khác có nhà máy sản xuất nằm ở các vùng nông thôn của huyện Vũ Thư, Đông Hưng (Thái Bình), huyện Nghĩa Hưng, huyện Hải Hậu, Nam Trực (Nam Định) và ở một số huyện của Hà Nam cũng đang chịu cảnh bị thiếu lao động trầm trọng tương tự.
Tình trạng công nhân thiếu ý thức, tác phong công nghiệp thể hiện sự thiếu quan tâm trong tuyên truyền, đào tạo của các cấp chính quyền địa phương. Ông Tô Xuân Cảnh, chia sẻ: “Hầu như các khâu sản xuất bồn sứ vệ sinh, gạch ceramic của công ty là do máy móc. Sản phẩm sai sót, sứt mẻ là rất ít. Thế nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên có những sản phẩm bị khách hàng trả lại mà nguyên nhân ở đây là do người lao động không chuyên tâm, không cẩn thận. Họ thiếu ý thức, tác phong công nghiệp trong quá trình vận chuyển, đóng gói”.
Hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh ở nông thôn vừa thiếu và yếu. Để khắc phục tình trạng này, mỗi đơn vị, doanh nghiệp tại các xã, thôn đang tìm những cách khắc phục riêng, nhưng vẫn là giải quyết tình thế và chắp vá. Chính vì điều này cho nên nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư mở rộng sản xuất, mặc dù thị trường đang rất thiếu các sản phẩm.
Để giải quyết dứt điểm được tình trạng thiếu lao động phổ thông cho các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn đồng thời để kéo được kỹ sư, lao động qua đào tạo về nông thôn là một việc làm khó. Bởi vì ngay tại các khu công nghiệp, các nhà máy, công ty ở thành thị cũng đang bị thiếu lao động. Hơn nữa điều kiện sống ở thành thị hấp dẫn hơn ở nông thôn cho nên người lao động, đặc biệt là thanh niên luôn giữ tâm lý trụ lại ở thành phố hơn là về quê.
Hạn chế trong khâu chuẩn bị, dự báo
Theo đó để giải quyết tình trạng thiếu lao động cho các doanh nghiệp ở các vùng quê không còn con đường nào khác là phải tận dụng chính người đang sinh sống tại địa phương.
Tuy nhiên vấn đề này quả thực là rất khó, vì từ trước đến nay, tại cấp huyện, xã, thôn vấn đề sắp xếp, chuẩn bị nguồn nhân lực cũng như tuyên truyền, đào tạo để người dân, thanh niên làm quen với môi trường công nghiệp, nhà máy đã bị bỏ ngỏ. Sau mỗi vụ thu hoạch, tại nhiều xã, thôn, thanh niên, người dân trong độ tuổi lao động đổ xô ra các thành thị tìm kiếm việc làm, số còn lại phần đa là người già và trẻ em.
Để có lao động, nhiều doanh nghiệp phải cho dây chuyền máy móc chạy không cả tháng để người dân học việc, thực hành. Mất thời gian, tài chính để đào tạo, nhưng khi đã có tay nghề, nhiều lao động lại nhấp nhổm bỏ doanh nghiệp ở địa phương tìm ra thành phố hoặc sang các doanh nghiệp khác.
Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực ở nông thôn dồi dào mà hoá ra thiếu, thanh niên trẻ khoẻ, thông minh nhưng yếu kém về tay nghề, tác phong công nghiệp mà nổi bật nhất vẫn là do khâu hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của các cấp, các ngành chưa toàn diện làm nảy sinh sự xáo trộn thị trường lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng, chưa thể đưa được nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn về nông thôn chính là vì vấn đề nguồn nhân lực ở các vùng quê còn tồn tại nhiều hạn chế.
Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ đánh thức và tập trung thông tin tuyên truyền, mở trường dạy nghề cho khu vực thành thị còn khu vực nông thôn thì bỏ quên, tạo ra một khoảng trống dẫn đến tình trạng trì trệ, chậm chạp.
Ông Phạm Hồng Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Shinec (Vinashin) đồng Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hải Phòng cho biết: “Khó khăn về tài chính, mặt bằng... thì doanh nghiệp vẫn có thể giải quyết nhanh được, nhưng riêng về nguồn nhân lực thì không thể đi “bước tắt” mà đòi hỏi phải được đào tạo, chuẩn bị chu đáo từ trước đó một thời gian dài”.
Rõ ràng để thúc đẩy thu hút đầu tư vào các vùng quê, vùng nông thôn hiệu quả, từng bước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vùng nông nghiệp, nông thôn thì cùng với sự cải cách về cơ chế chính sách, đầu tư, nâng cấp giao thông, cơ sở vật chất, thì khâu chuẩn bị nguồn nhân lực khoẻ về thể chất, giỏi về chuyên môn có ý thức tác phong công nghiệp cũng phải được chuẩn bị thật chu đáo.
Nhưng đến khi lắp đặt công nghệ, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại thì mới “ngã ngửa” ra là tuyển dụng được lao động ở vùng quê thật không đơn giản. Đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, lao động có trình độ, tay nghề cao.
Tháng 8/2008, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình giới thiệu 5 doanh nghiệp tiêu tiểu trong tỉnh để tham gia giải thưởng sao vàng đất Việt 2008. Trong số 5 doanh nghiệp kể trên có hai doanh nghiệp nằm ở vùng nông thôn huyện Tiền Hải, đó là Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình và Công ty Sản xuất Kinh doanh sứ Hảo Cảnh. Đây là hai công ty chuyên sản xuất sứ vệ sinh, gạch ceramic các loại.
Thiếu lao động tại nơi dư thừa lao động
Ông Tô Xuân Cảnh, Giám đốc Công ty Hảo Cảnh cho biết: năm 2003, công ty đầu tư vào huyện Tiền Hải hơn 200 tỷ đồng để xây dựng 4 nhà máy, lắp đặt nhiều dây chuyền hiện đại chuyên sản xuất bồn sứ vệ sinh và gạch ceramic. Năm 2005, nhà máy đi vào hoạt động, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được đủ đội ngũ kỹ sư để vận hành. Thiếu kỹ sư giỏi, công ty đã chủ động liên hệ trực tiếp với một số trường đại học ở Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng để đón sinh viên mới ra trường.
Thế nhưng nói đến về xã, huyện, các kỹ sư, cử nhân lập tức từ chối ngay, mặc dù Công ty sẵn sàng trả lương cao hơn 1 đến 2 triệu, thậm chí cao hơn 5 triệu so với ở thành phố. Ở vùng quê, doanh nghiệp không tìm được kỹ sư, họa sĩ, lao động qua đào tạo đã đành, nhưng để tuyển dụng được công nhân lao động phổ thông cũng chật vật.
Ông Trương Trọng Đạt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Gạch ốp lát Thái Bình tâm sự: “Đi xuống các xã, các thôn trong huyện để tuyển dụng công nhân, chúng tôi gặp rất nhiều các đơn vị tuyển dụng khác. Trong cạnh tranh nguồn tranh nhân lực đó, những doanh nghiệp ở nông thôn luôn bị thua. Mặc dù chúng tôi trả lương cao như họ, thậm chí cao hơn. Công nhân không thích làm cho các doanh nghiệp ở ngay trong xã mình, chỉ thích lên thành phố, lên tỉnh”.
Lực lượng lao động vừa thiếu, vừa yếu
Hàng chục công ty, doanh nghiệp khác có nhà máy sản xuất nằm ở các vùng nông thôn của huyện Vũ Thư, Đông Hưng (Thái Bình), huyện Nghĩa Hưng, huyện Hải Hậu, Nam Trực (Nam Định) và ở một số huyện của Hà Nam cũng đang chịu cảnh bị thiếu lao động trầm trọng tương tự.
Tình trạng công nhân thiếu ý thức, tác phong công nghiệp thể hiện sự thiếu quan tâm trong tuyên truyền, đào tạo của các cấp chính quyền địa phương. Ông Tô Xuân Cảnh, chia sẻ: “Hầu như các khâu sản xuất bồn sứ vệ sinh, gạch ceramic của công ty là do máy móc. Sản phẩm sai sót, sứt mẻ là rất ít. Thế nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên có những sản phẩm bị khách hàng trả lại mà nguyên nhân ở đây là do người lao động không chuyên tâm, không cẩn thận. Họ thiếu ý thức, tác phong công nghiệp trong quá trình vận chuyển, đóng gói”.
Hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh ở nông thôn vừa thiếu và yếu. Để khắc phục tình trạng này, mỗi đơn vị, doanh nghiệp tại các xã, thôn đang tìm những cách khắc phục riêng, nhưng vẫn là giải quyết tình thế và chắp vá. Chính vì điều này cho nên nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư mở rộng sản xuất, mặc dù thị trường đang rất thiếu các sản phẩm.
Để giải quyết dứt điểm được tình trạng thiếu lao động phổ thông cho các doanh nghiệp ở các vùng nông thôn đồng thời để kéo được kỹ sư, lao động qua đào tạo về nông thôn là một việc làm khó. Bởi vì ngay tại các khu công nghiệp, các nhà máy, công ty ở thành thị cũng đang bị thiếu lao động. Hơn nữa điều kiện sống ở thành thị hấp dẫn hơn ở nông thôn cho nên người lao động, đặc biệt là thanh niên luôn giữ tâm lý trụ lại ở thành phố hơn là về quê.
Hạn chế trong khâu chuẩn bị, dự báo
Theo đó để giải quyết tình trạng thiếu lao động cho các doanh nghiệp ở các vùng quê không còn con đường nào khác là phải tận dụng chính người đang sinh sống tại địa phương.
Tuy nhiên vấn đề này quả thực là rất khó, vì từ trước đến nay, tại cấp huyện, xã, thôn vấn đề sắp xếp, chuẩn bị nguồn nhân lực cũng như tuyên truyền, đào tạo để người dân, thanh niên làm quen với môi trường công nghiệp, nhà máy đã bị bỏ ngỏ. Sau mỗi vụ thu hoạch, tại nhiều xã, thôn, thanh niên, người dân trong độ tuổi lao động đổ xô ra các thành thị tìm kiếm việc làm, số còn lại phần đa là người già và trẻ em.
Để có lao động, nhiều doanh nghiệp phải cho dây chuyền máy móc chạy không cả tháng để người dân học việc, thực hành. Mất thời gian, tài chính để đào tạo, nhưng khi đã có tay nghề, nhiều lao động lại nhấp nhổm bỏ doanh nghiệp ở địa phương tìm ra thành phố hoặc sang các doanh nghiệp khác.
Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực ở nông thôn dồi dào mà hoá ra thiếu, thanh niên trẻ khoẻ, thông minh nhưng yếu kém về tay nghề, tác phong công nghiệp mà nổi bật nhất vẫn là do khâu hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của các cấp, các ngành chưa toàn diện làm nảy sinh sự xáo trộn thị trường lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng, chưa thể đưa được nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn về nông thôn chính là vì vấn đề nguồn nhân lực ở các vùng quê còn tồn tại nhiều hạn chế.
Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ đánh thức và tập trung thông tin tuyên truyền, mở trường dạy nghề cho khu vực thành thị còn khu vực nông thôn thì bỏ quên, tạo ra một khoảng trống dẫn đến tình trạng trì trệ, chậm chạp.
Ông Phạm Hồng Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Shinec (Vinashin) đồng Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hải Phòng cho biết: “Khó khăn về tài chính, mặt bằng... thì doanh nghiệp vẫn có thể giải quyết nhanh được, nhưng riêng về nguồn nhân lực thì không thể đi “bước tắt” mà đòi hỏi phải được đào tạo, chuẩn bị chu đáo từ trước đó một thời gian dài”.
Rõ ràng để thúc đẩy thu hút đầu tư vào các vùng quê, vùng nông thôn hiệu quả, từng bước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vùng nông nghiệp, nông thôn thì cùng với sự cải cách về cơ chế chính sách, đầu tư, nâng cấp giao thông, cơ sở vật chất, thì khâu chuẩn bị nguồn nhân lực khoẻ về thể chất, giỏi về chuyên môn có ý thức tác phong công nghiệp cũng phải được chuẩn bị thật chu đáo.